Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp phương Tây
[MINH HUỆ 28-04-2024] Tôi từng là một bé gái rất ích kỷ vì được nuông chiều quá mức. Trong quá trình nuôi dưỡng tôi lớn lên, bố mẹ luôn cố hết sức để thỏa mãn mọi mong muốn của tôi. Tôi thích thú khi được những người xung quanh khen ngợi. Lớn lên dưới chính quyền cộng sản, những đặc trưng của văn hóa đảng như tâm tranh đấu, chỉ trích người khác, cách nghĩ cực đoan,… đã bám rễ sâu trong tâm tôi. Tất cả những điều này đã đặt nền móng để hình thành nên một con người có tính ích kỷ, truy cầu danh lợi.
Năm 2002 đánh dấu bước ngoặt của sinh mệnh của tôi. Năm đó tôi 27 tuổi và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Từ trong cuốn sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã tìm được đáp án cho rất nhiều thắc mắc của mình và biết rằng bản thân muốn tu luyện trong Đại Pháp. Tôi cũng nhận ra rằng để trở thành một người tu luyện chân chính, tôi nhất định phải buông bỏ tự ngã, tham vọng và tình cảm, thế nhưng những điều này nói thì dễ chứ thực tế làm được lại vô cùng khó.
Tôi đã trải qua không ít khảo nghiệm tâm tính trong môi trường gia đình, công tác và xã hội, nhưng không phải lúc nào tôi cũng vượt khảo nghiệm thành công, vì tôi quan niệm rằng làm như vậy sẽ tức là bức ép tôi phải bỏ đi “một phần của bản thân”. Khi học Pháp thấu đáo hơn, tôi nhận ra rằng khi ở trong những tình huống như vậy thì cái cảm giác khó chịu chính là cái tôi ích kỷ kia chứ không phải là tôi chân chính, tất cả những gì mà tôi “mất đi” thật ra cũng chỉ là những thứ xấu mà thôi.
Trong Chuyển Pháp Luân, Sư phụ nhắc đến việc con người đối đãi như thế nào với “cục đá” và “vàng”. Theo tôi hiểu thì cục đá kia cũng giống như cơ hội trong tu luyện, người thường không tu luyện không muốn cục đá ấy, nhưng đối với người tu luyện mà nói, thì chúng mới là vàng thật. Tôi nhận ra là tôi nên coi hết thảy những lời phê bình, những hành vi không thỏa đáng, những tổn thương về tình cảm hay tổn hại về danh dự của bản thân như “cục đá” kia, chúng chính là cơ hội tu luyện quý giá để giúp tôi có thể làm tốt những việc mà tôi nên làm trong tu luyện Chính Pháp.
Tôi để ý thấy là việc tiếp thu lời phê bình từ người mà tôi cho rằng “không xứng” để phê bình tôi lại càng khó khăn hơn. Sau khi hướng nội tìm, tôi nhận ra rằng những điều này có liên quan đến tâm ngạo mạn và tự tôn mà tôi vẫn chưa loại bỏ đi được. Tôi nhận ra mình phải sửa những quan niệm này cho đúng, dù là ai phê bình thì cũng đều phải coi lời phê bình đó là cơ hội để hướng nội và đề cao.
Khi bắt đầu tu luyện, tôi đã tham gia vào rất nhiều hạng mục giảng chân tướng Đại Pháp và cuộc bức hại, nhưng tôi luôn muốn chọn những hạng mục cần sự sáng tạo hoặc những hạng mục thú vị. Khi sự tu luyện của tôi tiến bộ hơn, tôi nhận ra những điều ấy đối với tôi mà nói không còn quan trọng nữa. Điều quan trọng duy nhất là sự ảnh hưởng của nó đến việc cứu độ chúng sinh. Tôi cũng nhận ra là để phối hợp với các đồng tu tốt hơn nữa, tôi cần phải có khả năng buông bỏ những quan niệm và ý định của bản thân.
Mỗi sáng thức giấc, tôi đều tự nhắc nhở bản thân rằng tôi lại được ban thêm một ngày quý báu để hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Khi đối mặt với những khảo nghiệm khó khăn, khi những quan niệm người thường của tôi toan áp đảo lấy tôi, tôi liền nhẩm niệm “Chỉ vi giá nhất hồi” (Chỉ vì lần này thôi) trong Hồng Ngâm 3, sau đó chính niệm của tôi liền trở nên vô cùng mạnh mẽ và tất cả những thứ xấu cũng dần suy yếu đi.
Với tấm lòng biết ơn vô hạn, con xin cảm tạ Sư phụ tôn kính đã ban cho con cơ hội để được trở thành đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ lịch sử này!
(Bài viết được chọn lọc để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới trên Minghui.org)
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/28/475650.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/2/216839.html
Đăng ngày 06-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.