Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Thượng Hải, Trung Quốc.
[MINH HUỆ 05-04-2024] Trên bề mặt, để đối phó với nạn phe vé, năm 2011, Bộ Công an và Bộ Đường sắt Trung Quốc khởi xướng hệ thống vé tên thật, yêu cầu tất cả khách đi tàu phải dùng tên thật và xuất trình giấy tờ tùy thân khi mua vé và lên tàu.
Hệ thống vé tên thật này trở thành một công cụ giám sát dữ liệu lớn nhằm theo dõi và nhắm vào các học viên Pháp Luân Công cũng như những nhóm dân chúng tuân thủ luật pháp khác bị coi là kẻ thù của nhà nước. Rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị đánh dấu và bắt giữ ngay sau khi mua vé hay lên tàu. Sau đó, vài người trong đó đã bị kết án tù.
Bài viết này trình bày một số vụ việc như vậy của Sở Công an Đường sắt Thượng Hải (tỉnh Chiết Giang), Phòng Công an Đường sắt Nam Kinh và Phòng Công an Đường sắt Tô Châu (đều ở tỉnh Giang Tô), Phòng Công an Đường sắt Bạng Phụ và Phòng Công an Đường sắt Hợp Phì (đều ở tỉnh An Huy).
Những cơ quan này thường bắt các học viên Pháp Luân Công đi qua địa bàn của họ để khám xét thêm khi các học viên đi qua cửa an ninh ở nhà ga. Tùy theo số lượng tài liệu Pháp Luân Công được tìm thấy trong người hay hành lý, cảnh sát áp dụng nhiều loại hình thức bức hại, bao gồm đột nhập nhà riêng, bắt giữ, tạm giam và kết án.
Những vụ việc sau đây được liệt kê theo các ga tàu nơi bắt giữ hay sách nhiễu các học viên liên quan.
Ga tàu Long Tuyền ở tỉnh Chiết Giang
Ông Từ Vĩnh Thanh, một kỹ sư điện ở Thượng Hải, bị bắt giữ vào ngày 20 tháng 10 năm 2021, khi đi qua cửa an ninh tại Ga tàu Long Tuyền ở tỉnh Chiết Giang. Ông bị kết án bốn năm tù vào ngày 2 tháng 11 năm 2022.
Ga tàu Hồng Kiều, Thượng Hải
Bà Trần Hà Cầm, cư dân Thượng Hải, bị bắt vào ngày 1 tháng 2 năm 2014 và bị tạm giam trong 20 ngày.
Bà Lương Ngọc Anh, 68 tuổi, cư dân thành phố Cương Ô, Khu tự trị Tân Cương, bị bắt vào ngày 17 tháng 4 năm 2015, và được thả sau khoảng một tuần, khi huyết áp bà tăng đến mức nguy hiểm và bắt đầu có các triệu chứng đột quỵ.
Bà Lý Phúc Cúc, cư dân Thượng Hải, bị lục soát hành lý vào ngày 6 tháng 2 năm 2019. Mặc dù cảnh sát để bà lên tàu ngày hôm đó, họ vẫn lục soát lại sau khi bà quay lại Thượng Hải vào ngày 17 tháng 2 năm 2019.
Bà Ưng Ngọc, cư dân Thượng Hải, bị lục soát người và bắt giữ vào ngày 4 tháng 4 năm 2023. Chính quyền đột kích nhà bà và giam giữ bà tại Trại tạm giam Quận Trường Ninh trong một tháng, trước khi cho bà bảo lãnh tại ngoại.
Ông Phùng Hưng Lôi, cư dân Thượng Hải, bị lục soát túi vào ngày 25 tháng 6 năm 2023.
Bà Thẩm Căn Muội, cư dân Thượng Hải, bị bắt vào ngày 9 tháng 8 năm 2023. Đồn Công an Ga Hồng Kiều đột kích nhà bà, tịch thu sách Pháp Luân Công của bà. Họ cũng tịch thu của bà 1.000 Nhân dân tệ.
Ông Vương Vĩnh Hàng bị lục soát hành lý một lần nữa sau khi lên tàu vào giữa tháng 1 năm 2024.
Ga tàu Nam Thượng Hải
Ông Vương Kiến Tân, cư dân Thượng Hải, bị đưa đến một văn phòng sau khi đi qua cửa kiểm soát an ninh ở ga tàu vào ngày 14 tháng 2 năm 2019. Cảnh sát lục soát lại hành lý và kiểm tra điện thoại của ông. Cuối cùng, họ thả ông đi.
Ông Dư Vũ Bình, cư dân thành phố Nghi Xuân, tỉnh Giang Tây, đi thăm người thân ở Thượng Hải vào tháng 10 năm 2021. Sau khi ông đến Ga tàu Nam Thượng Hải, một nhân viên tịch thu tấm bùa Pháp Luân Công trong ví ông.
Ga tàu Nam Tùng Giang ở Thượng Hải
Ông Triệu Hồng Ba, cư dân Thượng Hải, bắt tàu đi thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 2 tháng 3 năm 2021. Cảnh sát đường sắt lục soát túi và kiểm tra điện thoại của ông. Trên chuyến tàu trở về vài ngày sau, ông vẫn bị lục soát trên tàu.
Ông Phùng Hưng Lôi được đề cập bên trên còn bị lục soát ở Ga tàu Nam Tùng Giang vào ngày 15 tháng 8 năm 2023.
Báo cáo liên quan:
Sau 2 năm ngồi tù và mất việc, kỹ sư điện bị kết án thêm 4 năm tù vì kiên định đức tin
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/5/474879.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/8/216500.html
Đăng ngày 16-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.