Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Melbourne

[MINH HUỆ 22-02-2024] Trong dịp Tết Cổ truyền 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp được mời tham dự hai lễ hội mừng Tết cổ truyền tại Melbourne. Một sự kiện diễn ra vào ngày 17 và 18 tháng 2 năm 2024 tại Footscray ở ngoại ô Melbourne, là trung tâm cộng đồng người Việt ở bang Victoria, với hàng nghìn người tham dự. Một sự kiện nữa được tổ chức vào ngày 4 tháng 2 tại Richmond, một vùng ngoại ô ở phía Đông Melbourne. Cả hai địa danh này đều giới thiệu những nét đặc trưng về văn hóa và ẩm thực truyền thống của Việt Nam.

Thời tiết ấm áp, nắng ráo suốt thời gian diễn ra sự kiện ở Công viên Footscray, và quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp đã thu hút được nhiều sự chú ý. Nhiều người dừng chân xem các học viên trình diễn các bài công pháp và thưởng thức màn biểu diễn trống lưng cũng như màn múa nón của các học viên Việt Nam.

be91852bd14f2313033741b852ab6ae5.jpg

3de026011af4ed35feb5aaf982d456da.jpg

Các học viên hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp tại lễ hội mừng Tết Cổ truyền của người Việt ngày 17 và 18 tháng 2 ở Công viên Footscray, Melbourne

ef6c6cc5b8b621c70c62a4410e3bd136.jpg

Biểu diễn trống lưng tại Công viên Footscray

751a0915add0430ffa1862ea79c6d5a8.jpg

Biểu diễn trống lưng tại Richmond ngày 4 tháng 2

6916b147693a437d05b276d7467f58cc.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp biểu diễn múa nón Việt Nam tại lễ hội ở Richmond

Người dẫn chương trình: Pháp Luân Đại Pháp giúp mọi người trở thành những công dân tốt hơn

Ông Nguyễn Tân, người được nhận huân chương Úc (OAM), dẫn chương trình tại sự kiện ở Công viên Footscray. Trước đây, ông đã nghe nói đến Pháp Luân Đại Pháp và chú ý đến cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Ông nói thật không thể tưởng tượng nổi vì sao các học viên lại bị giam giữ và tra tấn ở Trung Quốc chỉ vì có đức tin, thậm chí còn bị giết để lấy nội tạng. Ông cho biết cả thế giới cần lên án những tội ác này và cảnh giác chủ nghĩa cộng sản đang xâm nhập vào xã hội phương Tây.

368e2acf351135431291f833c8d4b633.jpg

Ông Nguyễn Tân, người dẫn chương trình, cho biết ông thích nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn

Ông Tân tán đồng Chân-Thiện-Nhẫn vì ông cho rằng giá trị này giúp con người trở thành những công dân tốt hơn, song tiếc thay, các học viên ở Trung Quốc lại đang bị bức hại. Ông rất vui khi thấy Pháp Luân Đại Pháp được đón nhận nồng nhiệt tại các nước phương Tây, trong đó có Úc.

Phó thị trưởng cảm ơn sự đóng góp của các học viên

Trong trang phục truyền thống và nón lá, các học viên Việt Nam biểu diễn tiết mục múa mang tên “Nhịp điệu vui nhộn”. Đây là điệu múa thể hiện vẻ đẹp duyên dáng của phụ nữ Việt, vốn rất quen thuộc với người Việt.

Bà Trương Kim Thiên, nguyên Phó Thị trưởng Hội đồng Thành phố Brimbank, cũng là điều phối viên của Hội Phụ nữ Việt-Úc. Bà thấy hạnh phúc khi các học viên Pháp Luân Đại Pháp biểu diễn điệu múa truyền thống trong lễ hội ở Richmond. Bà khen ngợi các hoc viên đã giới thiệu nét đẹp truyền thống, mang đến màu sắc tươi sáng cùng chiếc nón lá, và nhận xét màn biểu diễn mang lại sắc màu rất đặc biệt cho sự kiện.

75dae86651228af2a276701c145dad15.jpg

Các học viên chụp ảnh với bà Trương Kim Thiên (thứ ba từ trái sang), nguyên Phó Thị trưởng Hội đồng Thành phố Brimbank

Bà Thiên cũng cảm ơn các học viên đã hướng dẫn miễn phí cho mọi người tập các bài công pháp Pháp Luân Đại Pháp trong nhiều năm qua. Bà cho biết, bà đã gặp nhiều học viên ở nhiều công viên khắp bang Victoria và nói tu luyện Pháp Luân Đại Pháp không chỉ cải thiện sức khỏe mà còn giúp mọi người trở nên kiên nhẫn, bình an bằng cách tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn—đó là lý do tại sao bà xem Pháp Luân Đại Pháp là đóng góp to lớn cho xã hội.

Phỏng vấn với truyền thông

Trong cuộc phỏng vấn ngày 18 tháng 2 với Đài Truyền hình Đặc biệt (SBS), một cơ quan truyền thông chính thống ở Úc, bà Phạm Mai đã chia sẻ về điều khiến bà bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

52808f519cbd08d2db167c2158d11751.jpg

Bà Phạm Mai (thứ hai từ phải sang) trả lời phỏng vấn của Đài Truyền hình Đặc biệt (SBS)

Bà Mai là chủ sở hữu một phòng khám. Là một học viên Pháp Luân Đại Pháp, bà áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào cuộc sống hàng ngày cũng như công việc của mình, và đạt được kết quả tốt đẹp. Bà hy vọng sẽ có nhiều người hơn nữa tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp và gặt hái được những lợi ích giống như bà, từ đó làm cộng đồng càng phong phú hơn.

Qua các bệnh nhân đến phòng khám, bà Phạm biết nhiều người mong muốn có một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc nhưng không sao đạt được. Từ khi luyện các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp và áp dụng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn vào giao tiếp với nhân viên và gia đình, bà đã gặp nhiều phúc lành trong cuộc sống. Bà hy vọng những người khác cũng có thể thụ ích từ Pháp Luân Đại Pháp và có một cuộc sống hạnh phúc.

Mong muốn học Pháp Luân Đại Pháp

Ông Brian, 62 tuổi, một kỹ thuật viên cơ khí đã nghỉ hưu, thích thiền định và cho biết ông bị thu hút ngay khi thấy quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp.

c6a5bf8c5103f889572e2ff431d408ca.jpg

Ông Brian cho biết ông muốn học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Ông Brian cho hay, ông đã nhiều lần thấy điểm luyện công tập thể của Pháp Luân Đại Pháp ở Melbourne. Ông cũng đã xem tin tức về việc các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc ôn hòa như thế nào. Ông hy vọng một ngày nào đó, các học viên ở Trung Quốc sẽ được tự do thực hành tín ngưỡng của mình.

Ông nói: “Tôi rất muốn học Pháp Luân Đại Pháp”. “Nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn thật tuyệt vời.”

Thu hoạch nội tạng là tội ác

Nhiều người qua đường dừng lại và chụp hình các học viên trình diễn các bài công pháp. Một số người trò chuyện với các học viên và cho biết họ thấy buồn khi nghe nói về cuộc bức hại ở Trung Quốc.

Ông Lê Văn Ngọc cho biết, ông đã biết đến Pháp Luân Đại Pháp qua các video trực tuyến. Ông khen ngợi điệu múa Việt Nam do các học viên biểu diễn. Ông nói việc ĐCSTQ ngược đãi, tra tấn, thậm chí lấy nội tạng của các học viên là sai trái. Ông gọi đó là “tội ác” và ký đơn kiến nghị kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt thảm kịch ở Trung Quốc.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/2/22/473511.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/23/215977.html

Đăng ngày 26-02-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share