Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Phần Lan

[MINH HUỆ 27-01-2024] Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết chọn ngày 27 tháng 1 hàng năm là “Ngày tưởng niệm các nạn diệt chủng quốc tế” (International Holocaust Remembrance Day) để tưởng nhớ các nạn nhân trong nạn diệt chủng Holocaust, còn được gọi là “Ngày Quốc tế Tưởng nhớ các Nạn nhân trong nạn diệt chủng Holocaust”. Trên bình diện quốc tế, ngày kỷ niệm cũng là ngày chống lại tư tưởng bài ngoại nói chung và tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc bức hại xảy ra vào những thời điểm khác nhau trên khắp thế giới.

Thứ Bảy, ngày 20 tháng 1 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) đã tổ chức sự kiện “Ngày tưởng nhớ các nạn nhân trong cuộc bức hại” trên quảng trường gần Trung tâm mua sắm Kamppi ở trung tâm thủ đô Helsinki, Phần Lan. Các học viên kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp và nạn thu hoạch nội tạng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nhắm vào các học viên còn sống, đồng thời kêu gọi mọi người lưu tâm đến những học viên Pháp Luân Công đang bị ĐCSTQ bức hại.

Ngày 25 tháng 1, các học viên đã tổ chức kháng nghị ôn hòa trước Đại sứ quán Trung Quốc, kêu gọi chấm dứt cuộc bức Pháp Luân Đại Pháp hại suốt 24 năm qua.

906ca856916c8c48c47995a132b52d7d.jpg

Các học viên tổ chức kháng nghị trước Đại sứ quán Trung Quốc hôm 25 tháng 1 năm 2024.

cb122ba2f2a988213762be98ffefe364.jpg

Các học viên tổ chức “Ngày tưởng nhớ các nạn nhân trong cuộc bức hại” hôm 20 tháng 1.

Vào ngày diễn ra sự kiện hôm thứ Bảy, ngày 20 tháng 1, nhiệt độ ngoài trời xuống đến -20o C, các học viên đã trưng chân dung của một số học viên bị bức hại đến chết, thắp nến tưởng niệm và dựng áp phích kêu gọi chấm dứt nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của nhiều người qua đường, khiến họ tới thẳng bàn để ký đơn thỉnh nguyện, một số giơ ngón tay cái lên để thể hiện sự tán đồng những nỗ lực của các học viên.

29d1e3051933d4f9b731b0d3cb74e6b4.jpg

4ff008bd3d5c5cd806adb696a76e00fe.jpg

Mọi người ký đơn thỉnh nguyện kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

Cô Henna bày tỏ: “Tôi thường không dễ ký cái gì, nhưng câu chuyện của các bạn đã khiến tôi vô cùng cảm động.”

Anh Luke là kỹ sư, còn anh John là nhà quản lý, cả hai anh đều từ Vương quốc Anh đến thăm Phần Lan. Anh Luke chia sẻ: “Mặc dù trước đây, tôi chưa từng biết đến Pháp Luân Công, nhưng tôi biết ĐCSTQ không ngừng bức hại người dân Trung Quốc, gồm cả người Hồng Kông và người Hồi giáo. Tôi nghe nói các trại lao động do ĐCSTQ lập ra được sử dụng để bức hại không chỉ các học viên Pháp Luân Công mà cả những người khác. Hãy tiếp tục giữ vững đức tin của các bạn.”

Một người dân Helsinki cho biết: “Hôm nay có sự kiện tranh cử của ứng cử viên tổng thống gần trung tâm mua sắm. Các bạn nên nói với họ về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và nói với họ rằng [ĐCSTQ] sử dụng bộ máy nhà nước để thu hoạch nội tạng từ người còn sống.”

Một người đàn ông sống gần Đại sứ quán Trung Quốc cho biết ông đã ký đơn thỉnh nguyện để bày tỏ sự ủng hộ đối với những nỗ lực của các học viên nhằm chấm dứt cuộc bức hại. Ông nói: “Tôi biết điều này. Ngày nào tôi cũng thấy các bạn ngồi tọa thiền ở đó.”

Sau khi ký đơn thỉnh nguyện, em Ilona, học sinh trung học, nói với các học viên rằng giáo viên lớp tôn giáo của em đã nói với các em rằng Pháp Luân Công ở Trung Quốc không được tự do luyện tập và đang bị bức hại tàn bạo.

Một người phụ nữ chia sẻ: “Tôi là thành viên của Tổ chức Ân xá Quốc tế và đã biết về Pháp Luân Công. Mọi người đều nên có quyền tự do tín ngưỡng, tự do học tập và tập luyện, cũng như tự do ngôn luận. Các bạn đang làm điều đúng đắn.“

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/27/471412.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/28/214481.html

Đăng ngày 29-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share