Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Thái Lan
[MINH HUỆ 28-12-2023] Ngày 24 tháng 12 năm 2023, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thái Lan tập trung tại Công viên Lumphini ở Bangkok để chụp ảnh nhóm và kính chúc Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập môn tu luyện, một năm mới vui vẻ.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Thái Lan luyện công tập thể tại Công viên Lumphini ở Bangkok hôm 24 tháng 12 năm 2023
Các học viên kính chúc Sư phụ Lý một năm mới vui vẻ
Từ khi Pháp Luân Đại Pháp, còn được gọi là Pháp Luân Công, được giới thiệu ra công chúng, nhiều người trên khắp thế giới đã bước vào tu luyện, và ở Thái Lan các học viên đến từ mọi tầng lớp của xã hội. Họ dần hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, và trải nghiệm được sự cải biến về sức khỏe và đạo đức thông qua việc tu luyện Đại Pháp.
Ông Trần, đến từ Trung Quốc, hồi tưởng quá trình bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ nhiều năm trước. Ông nhớ lại: “Tôi mắc bệnh viêm gan B và phải nhập viện nhiều lần. Nhiều người nói với tôi rằng căn bệnh này là vô phương cứu chữa, khiến tôi cảm thấy tuyệt vọng. Tôi mới hơn 30 tuổi, và con tôi còn nhỏ, nên tôi thường xuyên bị trầm cảm.”
Vào thời điểm đó, mẹ của ông Trần đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, và nhiều người ở Trung Quốc đã biết đến tác dụng chữa bệnh và giữ sức khỏe của Pháp Luân Công.
Ông chia sẻ: “Mẹ tôi đã giới thiệu Pháp Luân Công cho tôi. Tôi đã học về chủ nghĩa vô thần và thuyết tiến hóa từ khi còn học tiểu học. Tôi bị ảnh hưởng bởi nền giáo dục vô thần của ĐCSTQ nên không tin vào việc tu luyện… Dù tôi không tin, nhưng căn bệnh này khiến tôi đau khổ. Ở Trung Quốc có câu tục ngữ: ‘Có bệnh vái tứ phương’.”
Cuối cùng, ông cũng bắt đầu tu luyện Đại Pháp. Ông cho hay: “Mục đích ban đầu của tôi là chữa bệnh. Không ngờ sau khi tu luyện được một tháng, cơ thể tôi thay đổi rất nhiều. Tôi đã bình phục và được xuất viện. Tôi đã có thể làm việc. Sau này ngộ tính của tôi được đề cao, tôi nghiêm túc tuân theo các yêu cầu của Đại Pháp, và thân thể tôi trở nên vô bệnh.”
Sau khi tu luyện Đại Pháp, ông Trần dần dần loại bỏ những thói quen xấu của mình, như chơi mạt chược, hút thuốc, uống rượu và cãi nhau với người khác.
Ông chia sẻ: “[Người ta phải] trở thành một người tốt chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, và trước tiên là một người tốt trong xã hội. Khi đó mới có thể cảm nhận sâu sắc về sự phục hồi thể chất, tinh thần và đạo đức.“
Gia đình ông đã chứng kiến sự thay đổi lớn lao của ông, nên vợ và con gái ông cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công.
Học tiếng Trung Quốc để học Đại Pháp
Học viên Lingjie đến từ Thái Lan chia sẻ về quá trình bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vào cuối tháng 5 năm 1996, một người bạn của bà Lingjie hồi phục vấn đề ở tay sau khi luyện các bài công pháp, nên đã giới thiệu môn tu luyện này cho bà. Bà Lingjie cũng theo học, nhưng không hiểu tiếng Trung. Sau khi gặp được Sư phụ Lý, bà rất vui. Bà hỏi: “Con không tốt cả tiếng Anh và tiếng Trung. Vậy con nên học gì?” Sư phụ Lý bảo bà hãy học tiếng Trung Quốc, vì sẽ hữu ích trong tương lai.
Bà Lingjie đã nỗ lực để học tiếng Trung. Bà cho biết: “Lúc đầu, tôi mở từ điển, và chầm chậm nghe băng giảng Pháp của Sư phụ, học từng chữ tiếng Trung. Bây giờ, tôi có thể hiểu được lời gảng của Sư phụ.” Bà Lingjie cũng thuê một giáo viên người Trung Quốc để đọc Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung, và sau đó bà có thể tự đọc cuốn sách.
Theo trang Minghui.org, phiên bản tiếng Thái Lan đầu tiên của cuốn Chuyển Pháp Luân được xuất bản vào năm 1998. Vì vậy, vào năm 1996, nếu người Thái Lan không hiểu tiếng Trung muốn học Đại Pháp thì trước tiên họ phải nỗ lực học tiếng Trung Quốc.
Sư phụ Lý giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp tại Thái Lan lần đầu tiên vào năm 1996, sau đó Ngài lại đến thăm Thái Lan. Bà nhớ lại: “Sư phụ Lý đã đưa chúng tôi đến điểm luyện công tại Công viên Lumphini ở Bangkok. Kể từ đó, chúng tôi đến đây để luyện công vào buổi sáng. Tôi rất vui khi được gặp Sư phụ.”
Bà nhớ lại cảm giác bối rối và không thể chấp nhận sự thật khi biết Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu bức hại các học viên Pháp Luân Công vào năm 1999. Bà chia sẻ: “Tôi đã rất buồn. Tôi không hiểu tại sao đảng ấy lại đối xử với Pháp Luân Công như thế.”
Bà cho biết các học viên Pháp Luân Công Trung Quốc phải chịu đựng rất nhiều sự bất công, và một số học viên trốn sang Thái Lan phải chịu đựng nỗi đau xa cách người thân trong một thời gian dài. Bà coi họ như bạn bè và người thân, cố gắng hết sức để giúp đỡ họ. Bà kêu gọi người dân từ mọi tầng lớp xã hội phối hợp để chấm dứt cuộc bức hại.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/28/469925.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/12/30/213666.html
Đăng ngày 31-12-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.