Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-06-2023] Bố mẹ ly hôn từ khi tôi còn nhỏ, nhà nội không muốn tôi vì tôi là con gái nên họ đã giao tôi cho nhà ngoại và bà ngoại đã nuôi nấng tôi nên người. Trong ký ức của tôi, bà ngoại là người thân duy nhất. Sau khi tôi đắc Pháp và tu luyện, một người dì tốt bụng đã đón tôi đến sống ở nhà dì trong ba, bốn năm.

Điều kiện kinh tế của gia đình chồng tôi khá tốt, bố mẹ chồng đều có lương hưu và chồng tôi công tác trong cơ quan nhà nước. Thế nhưng bởi gia đình anh ấy hiểu sai về Đại Pháp nên cực lực phản đối chuyện của hai chúng tôi. Chồng tôi đã nhìn trúng tôi nên dù bố mẹ anh ấy có giới thiệu cho anh ấy nhiều đối tượng đi chăng nữa thì anh ấy vẫn đều không để mắt tới họ. Cuối cùng, không còn cách nào khác, bố mẹ anh ấy đành phải đồng ý để chúng tôi đến với nhau.

Sau khi kết hôn tôi mới hay chồng tôi là người quý rượu như mạng sống. Anh ấy ngày ngày đi ra ngoài uống rượu đến tận đêm khuya mới về nhà và chúng tôi thường xuyên cãi vã vì chuyện này. Mỗi đêm khuya sau khi uống rượu trở về, anh ấy đứng dưới lầu gọi tôi xuống đón, nếu tôi không xuống thì anh ấy liền ném điện thoại và nổi giận đùng đùng. Do uống rượu quá nhiều nên chồng tôi thường xuyên vấp ngã, mình mẩy đầy thương tích, dây thần kinh cổ bị tổn thương, toàn thân tê bì nhức mỏi, phần tim cũng có vấn đề.

Anh ấy đi khắp nơi cầu thầy tìm thuốc, châm cứu nhiều ngày mà bệnh tình cũng không khỏi. Anh ấy nằm trên giường cả một tuần trời, không ăn uống gì được. Anh ấy không thể đi làm và phải xin nghỉ phép một năm để ở nhà dưỡng bệnh. Cuối cùng, bác sỹ ở vùng khác sau khi thăm khám nói rằng chứng rung nhĩ (rối loạn nhịp tim) của anh ấy rất nghiêm trọng, cần phải phẫu thuật ngay lập tức và bác sỹ đã lên lịch phẫu thuật cho anh ấy vào ngày hôm sau. Chồng tôi rất sợ mổ xẻ, vì vậy, tôi bèn nói với anh ấy: “Trong công ty của em có một số người cũng từng làm phẫu thuật vì căn bệnh này, nhưng đều bị di chứng về sau. Tốt hơn là chúng ta đừng phẫu thuật, hãy về nhà học Pháp và luyện công”. Chồng tôi đồng ý và chúng tôi liền ngừng điều trị và trở về nhà.

Ban đầu tôi đọc Pháp cho anh ấy nghe, vài ngày sau thì anh ấy bắt đầu luyện công. Lúc luyện đến [động tác] “Kim Cang bài sơn” thì nghe thấy một tiếng “răng rắc”, lồng ngực như muốn nổ tung và tim anh không cảm thấy bị tắc nghẽn nữa. Có lần anh ấy mơ thấy Sư phụ vẽ cho anh một bức tranh nói về việc Sư phụ tịnh hóa thân thể cho anh ấy từng lớp từng lớp, những thứ dơ bẩn được lọc qua ba lớp rồi đổ vào một cái chậu. Lúc chồng tôi kể cho tôi nghe về giấc mơ thì tôi đang làm bữa sáng. Chồng tôi nói muốn cho tôi xem những bức tranh do Sư phụ vẽ, nhưng lúc ấy tôi không bảo anh ấy cho tôi xem những bức tranh đó vì đang vội nấu ăn để đưa con đi học. Bây giờ nghĩ lại, tôi thấy thật hối tiếc!

Kể từ hôm đó trở đi, thân thể chồng tôi bắt đầu toát ra mùi khó ngửi. Trong mười ngày, cứ hai đến ba phút là anh lại xì hơi một lần. Mùi hôi thối nồng nặc trong không khí, điều này xảy ra ngay cả khi đang ngủ vào ban đêm. Sau khi khí được đẩy ra ngoài, cơ thể anh ấy được lưu thông, cực kỳ thoải mái. Dần dần, anh bỏ rượu, nhưng vẫn chưa cai được thuốc lá. Sau khi các đồng tu mà anh ấy gặp đều bảo anh ấy hãy bỏ thuốc, anh ấy cũng hạ quyết tâm và cầu xin Sư phụ giúp đỡ. Hiện tại anh cũng đã bỏ hút thuốc rồi.

Đến nay chồng tôi tu luyện Đại Pháp được ba năm và tâm tính của anh ấy được đề cao nhanh chóng. Anh ấy học Pháp không tích cực lắm nhưng rất chăm chỉ luyện công. Có lúc anh ấy cảm thấy khó chịu trong người. Cách đây hai năm, anh ấy hỏi tôi: “Anh đã đắc Pháp rồi, tại sao đôi lúc vẫn cảm thấy trong người khó chịu?” Nghe vậy tâm tôi cảm thấy bất ổn. Đến đêm tôi nằm mơ gặp Sư phụ và tôi hỏi Sư phụ: “Thưa Sư phụ, chồng con đã tu luyện Pháp Luân Công hơn một năm rồi, tại sao sức khỏe của anh ấy vẫn chưa hoàn toàn bình phục?” Sư phụ từ bi nhưng có phần nghiêm túc nói với tôi: “Chồng con mới luyện công được mấy ngày, chưa phải chịu chút khổ nào mà đã muốn tốt sao!” Tôi ngộ ra rằng trong tu luyện không có tăng công một cách nhẹ nhàng thoải mái, tiêu nghiệp thì phải chịu thống khổ. Tôi bảo chồng đó là hảo sự, chỉ cần đề cao tâm tính thì sẽ vượt qua được ngay: “Sư phụ đã quản anh, vì vậy anh hãy khẩn trương chăm chỉ học Pháp, đề cao tâm tính đi nhé”. Kể từ đó, chồng tôi tu luyện tâm tính như một người luyện công và yêu cầu bản thân một cách nghiêm khắc.

Chồng tôi đã thay đổi rất nhiều, mọi người đều nói anh ấy đã trở thành một người khác. Dưới đây tôi xin kể ra một vài ví dụ.

1. Biết nghĩ cho người khác

Một lần, khi anh ấy đi tới trung tâm thương mại để mua dưa lưới cho bà ngoại, hai nhân viên phục vụ đã bất cẩn làm rơi trái dưa xuống đất khiến nó bị dập và chảy nước, họ sợ bị thiệt nên xin chồng tôi hãy mau mang nó đi. Chồng tôi đem dưa về nhà mà không nói một lời. Tôi thấy thế bèn hỏi: “Sao anh mua quả dưa hỏng mà không trả lại?” Anh ấy nói: “Anh có thể không lấy, nhưng anh nghĩ họ không cố làm bể nó. Nếu anh không lấy thì họ cũng không bán được quả dưa đó. Nếu quản lý biết thì sẽ bắt họ phải bồi thường tiền, những người tu luyện chúng ta không thể chỉ nghĩ cho bản thân”.

Một hôm, chồng tôi nhìn thấy nhiều xe đạp bị đổ ở trong nhà để xe nên vội vàng chạy đến dựng từng chiếc lên và sắp xếp chúng lại một cách ngay ngắn. Lãnh đạo của anh ấy ở tầng trên đã vô tình nhìn thấy và gọi anh đến ấy tới biểu dương, nói sẽ khen thưởng anh ấy trước cuộc họp. Sau khi biết chuyện anh ấy liền lập tức từ chối và nói: “Chút chuyện nhỏ này không cần phải để cho người khác biết”, rồi hỏi lại lãnh đạo: “Làm sao anh biết việc đó là do tôi làm?” Vị lãnh đạo nói: “Ngoài anh ra thì còn ai có thể làm việc đó chứ?”

Thỉnh thoảng lãnh đạo thường uống rượu vào buổi tối rồi gọi chồng tôi đến chở về, lần nào cũng sau mười giờ đêm. Tôi nói: “Đã muộn thế này rồi mà vẫn còn bắt anh đi xe riêng đến đón, dầu cũng do anh bỏ tiền túi ra đổ, cứ chiều theo thói hư tật xấu của ông ấy mãi”. Chồng tôi nói: “Chúng ta là người tu luyện mà. Chẳng phải đây cũng là để chúng ta tu sao. Chúng ta cần đối xử tốt với tất cả mọi người, không oán không hận”.

Một ngày nọ, có một ông lão đến cửa hàng của một đồng tu để xin tiền (xin ăn), chồng tôi nhìn thấy và đưa cho ông ấy 20 nhân dân tệ. Anh nói rằng trong ký ức của anh, ông ấy đã cứu mạng anh trong cơn lũ khi còn nhỏ. Việc anh cho tiền ông ấy cũng là để báo đáp ơn huệ.

Công ty thực hiện chế độ giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc, chồng tôi được phân công lau dọn văn phòng. Một công nhân lớn tuổi được phân dọn dẹp nhà vệ sinh. Chồng tôi cảm thấy mình là người tu luyện không ngại làm việc vệ sinh những nơi bẩn như vậy, nên chủ động đổi việc với người nhân viên lớn tuổi. Lãnh đạo biết chuyện đã phê bình anh, nhưng anh không giải thích mà vẫn tiếp tục làm vậy. Khi hướng nội, anh ngộ ra cần phải để tùy kỳ tự nhiên, không thể muốn gì làm nấy. Lãnh đạo cũng có ý định của lãnh đạo, phục tùng sự sắp xếp của cấp trên cũng phù hợp với một tầng lý của người thường.

Có một nhân viên thường gây lộn với mọi người trong đơn vị, ai anh ta cũng dám bắt nạt, ai cũng thấy chướng mắt. Chỉ riêng chồng tôi là anh ta chưa từng động đến và chồng tôi cũng không có cái nhìn tiêu cực về người nhân viên này. Tôi nói: “Anh ta không phải là người tốt, nhưng tại sao anh ta không gây sự với anh?” Chồng tôi nói: “Ai cũng có mặt tốt, anh chỉ nhìn vào mặt tốt, không nhìn vào mặt xấu của người ta, cần tốt với tất cả mọi người, không nên có tâm phân biệt người này người kia.”

Một ngày nọ, một công nhân to tiếng với chồng tôi trong khuôn viên nhà máy: “Chính anh và người yêu của tôi đã đâm xe vào nhau, lại còn đòi chúng tôi 800 nhân dân tệ”. Chồng tôi nói: “Không có chuyện đó, tôi làm chuyện đó hồi nào chứ?” Người kia nói: “Đó không phải là xe của anh, cũng có thể anh đã mượn xe của người khác“. Đột nhiên có chuyện oan uổng này, mấy ai có thể chịu đựng được! Thế nhưng điều đầu tiên chồng tôi nghĩ đến là: Mình là người tu luyện, đây là để khảo nghiệm tâm tính của mình, mình không thể chấp nhặt so đo với họ, mà phải cảm ơn cô ấy! Anh ấy nói: “Mâu thuẫn phát sinh đột ngột này có thể là quan đề cao tâm tính mà Sư phụ đã an bài cho anh, để anh đề cao tâm tính. Anh phải thản nhiên đối đãi và không thể oán hận người ta.”

2. Hiếu đạo

Chồng tôi là một người con hiếu thảo, anh ấy rất hiếu thuận với cả bố mẹ và bà ngoại của tôi, chỉ cần các cụ thích ăn món gì thì dù đắt đến mấy anh cũng mua. Năm nào anh cũng làm vậy và cũng không so bì gì với anh trai của mình. Anh ấy thường bảo: “Hiếu là hành vi của mỗi người, người ta bất hiếu [nhưng] chúng ta nên phải có hiếu. ‘Bách thiện hiếu vi tiên’ (trăm điều thiện thì hiếu đứng đầu), đối với bậc trưởng bối của mình thì không nên tính toán, [hơn nữa] chúng ta lại là những người luyện công tu thiện”.

Chồng tôi không chỉ hiếu thảo trong việc mua đồ, mà còn chú ý đến ngữ điệu khi nói chuyện. Nhiều lúc tôi hay to tiếng với người lớn tuổi khiến họ không vui. Nếu ở nhà có việc gấp, chỉ cần một cuộc điện thoại, dù là ngày hay đêm thì anh ấy đều lập tức lái xe về nhà để giải quyết.

Có lần, bố chồng tôi gọi điện nói cục sạc điện thoại của ông bị hỏng, anh lập tức mua bộ sạc mới và chạy xe hơn 80km trong đêm để mang về nhà. Mẹ chồng tôi có tiền và muốn ăn hải sâm, anh cả thường không thoải mái và càm ràm rằng món này quá đắt. Chồng tôi nói với mẹ: “Mẹ muốn ăn gì thì cứ mua, giữ tiền để làm gì đâu. Mẹ đừng bận tâm các con nói gì, chỉ cần thân thể khỏe mạnh, chúng con không phải thấp thỏm lo lắng, thì đó là phúc của chúng con rồi, tiền bạc dư thừa có khi lại sinh phiền toái.”

Chồng tôi quan tâm đến bà ngoại tôi từng ly từng tý, anh ấy thường nói: “Vì em là do một tay bà ngoại nuôi nấng, giờ bà tuổi tác đã cao, chúng ta càng phải hiếu thuận với bà”. Anh ấy thường đưa bà đi ăn tối ở nhà hàng. Có lần chúng tôi đến nhà hàng ăn tối, một người đàn ông ngồi ở bàn bên cạnh thấy cách mà chồng tôi đối xử ân cần với bà liền cảm động nói: “Bà đã lớn tuổi như vậy rồi (93 tuổi) mà cháu ngoại của bà không hề ghét bỏ, vẫn đưa bà đến đây, thật đáng ngưỡng mộ. Nếu những thanh niên thời nay đều được như anh thì tốt. Cháu cũng biếu bà 200 nhân dân tệ nhé”.

Bà ngoại vẫn luôn sống cùng nhà với tôi, giúp chúng tôi trông con và nấu ăn cho chúng tôi. Chồng tôi không bao giờ kén chọn thức ăn, bà nấu gì thì ăn nấy. Bà ngoại khen: “Cháu ngoan hơn cháu gái của bà nữa, nó thường hay làm bà giận, cháu thì không”. Bà ngoại có năm người con, nhà ở quê hư hỏng nhưng không ai có ý tu sửa. Sau khi chồng tôi biết, anh ấy chủ động đứng ra sửa nhà cho bà. Sau khi sửa xong, năm người con của bà cũng tình nguyện đóng góp, chồng tôi cũng góp một phần, giải quyết mối lo nghĩ cho bà. Mỗi năm vào sinh nhật của bà, chồng tôi đều bỏ tiền làm tiệc ở nhà hàng, mời tất cả người thân và bạn bè đến chung vui, đồng thời đặt những món ăn mà bà yêu thích. Bà ngoại có thể ăn hết 8 con cá và cua, năm nào bà cũng mua nhiều dù giá rất đắt. Một bữa bà có thể ăn hết 18 con cá, hoặc có khi 12 con cua (chỉ ăn phần thịt cua chứ không ăn càng).

Bà ngoại tôi đã khuất núi được hai năm. Trước lúc bà lâm chung, chồng tôi hỏi bà muốn ăn gì và bà nói muốn ăn ruột lừa. Chồng tôi vội vã đến tất cả cửa hàng bán thịt để liên hệ với những người mổ lừa, bảo họ nếu có ai mổ lừa thì hãy thông báo cho anh càng sớm càng tốt. Sau đó, anh thực sự mua được ruột lừa. Đồ mua được rồi, nhưng bà ngoại yếu quá không ăn nổi. Sau khi bà tôi qua đời, chồng tôi lo mọi chi phí hỏa táng và tang lễ cho bà. Chồng tôi rất chân thành đối đãi tốt với các bậc trưởng bối.

3. Nhận thức rõ chính tà, bước đi theo chính đạo

Vì trước đây chồng tôi có nhiều bạn nhậu, quen biết rất nhiều người, đủ hạng người. Sau khi tu luyện, một số người không biết anh đã thay đổi, dân anh chị trong giới xã hội đen muốn để anh làm thủ lĩnh của họ với mức thu nhập hàng năm là 800.000 nhân dân tệ, nhưng anh cự tuyệt ngay tại chỗ. Anh ấy nói: “Cha mẹ tôi sinh được hai người con trai và cả một đời vất vả. Tôi không thể phạm sai lầm để khiến cha mẹ tôi đau lòng được. Hiện tôi đã tu chính Pháp, đã cải tà quy chính rồi, các anh cũng tự thu xếp ổn thỏa cho bản thân mình đi.”

Đại Pháp đã cải biến chồng tôi. Các thành viên trong gia đình, họ hàng, bạn bè và đồng nghiệp của chúng tôi đều nói chồng tôi như biến thành một người khác, ai nấy đều vô cùng kinh ngạc. Từ tận đáy lòng, con xin cảm tạ Sư tôn từ bi vĩ đại. Sư tôn đã ở bên chúng con từ đời này sang đời khác, quản chúng con và bảo hộ chúng con. Cảm tạ Sư tôn từ bi vĩ đại! Cảm tạ các đồng tu!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/6/23/462090.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/23/210439.html

Đăng ngày 02-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share