Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Trung Quốc Dại lục
[MINH HUỆ 02-06-2023] Năm 1998, tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi dạy dỗ con trai theo những lý giải của mình đối với Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhân dịp Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24, tôi chia sẻ một số câu chuyện trong quá trình tu luyện của mẹ con tôi, để bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới Sư tôn từ bi hồng đại và chứng thực sự mỹ hảo của Đại Pháp.
Để Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn bén rễ trong tâm của con
Khi tôi đắc Pháp tu luyện, con trai tôi chỉ mới ba tuổi. Hễ có thời gian thì tôi sẽ dạy cháu học thuộc “Hồng Ngâm”. Tôi thường đọc sách “Chuyển Pháp Luân” và “Luận ngữ”. Một ngày nọ, đột nhiên tôi phát hiện con trai tôi cũng thuộc “Luận ngữ”, tôi cảm thấy rất kinh ngạc. Về sau tôi để ý thấy, con trai từ nhỏ đã đắm mình trong ánh quang của Đại Pháp, cháu hiếm khi quấy khóc, cháu rất trầm tĩnh và lý tính.
Khi con trai lên mẫu giáo, một hôm, cô giáo đã tìm tôi nói chuyện: “Con chị bị một bạn khác cắn rách cổ tay.” Tôi liền tới xem, thấy trên cổ tay của con trai có dấu răng rất sâu và chảy máu. Cô giáo rất sợ, và đã phàn nàn với tôi: “Chị phải dạy con, để con có ý thức bảo vệ bản thân. Bạn học kia cắn con chị, mà con chị vẫn bất động. Thầy cô đã cầm tay cháu, dạy cháu đánh lại bạn kia, nhưng cháu không đánh, chị dạy con thế nào vậy?!” Tôi nói: “Đều là con nít cả, không sao đâu cô.” Cô giáo đã nói phụ huynh của bạn học kia tới xin lỗi tôi. Tôi nói: “Không sao, anh chị không cần xin lỗi.” Tuy nhiên, họ vẫn nói lời xin lỗi tôi.
Sau khi tu luyện, tôi luôn cảm thấy vui vẻ, cuộc sống đơn giản, dạy dỗ con cái cũng nhẹ nhàng. Con trai học tri thức là việc của cô giáo, tôi không bao giờ hỏi han việc này. Tôi không cần kiểm tra bài vở của con. Con trai tôi cũng tự học thuộc bài. Sau khi đón con đi học về buổi trưa, tôi chỉ hướng dẫn con học thuộc “Tinh Tấn Yếu Chỉ”. Tôi còn nhớ tôi đã nói cháu học thuộc kinh văn “Phật tính và ma tính”.
Khi con trai lên lớp ba, vào một buổi trưa nọ, con trai tôi đang chơi, còn tôi đang bận rộn công việc, đột nhiên tôi nghe con trai la lớn: “Mẹ ơi, tới giờ rồi, mau phát chính niệm thôi!” Tôi nói: “Mẹ biết rồi.” Khi vừa ngoảnh đầu lại nhìn, tôi thấy con trai bị chảy máu cam, nhưng cháu không sợ hãi, mà chỉ nói: “Thứ này đang bức hại con.” Tôi nói: “Phải rồi, con nhắc mẹ phát chính niệm tiêu diệt tà ác, tà ác không chịu, nó đang bức hại con đó.” Tôi lập tức phát chính niệm trừ sạch tà ác, và con trai tôi đã ngừng chảy máu cam.
Một lần nọ, chồng tôi tới trường đón con, nhìn thấy một học sinh khá cao ngồi ở phía trước con trai, che khuất tầm nhìn của cháu. Sau khi về nhà, chồng tôi đã nổi giận với tôi, anh bắt tôi đi tìm cô giáo để đổi chỗ cho con. Tôi bèn hỏi con trai: “Mẹ đi tìm cô giáo đổi chỗ cho con có được không?” Con trai tôi nói: “Không cần đâu mẹ. Mẹ không biết à, các bà mẹ bây giờ đều mong muốn con của họ ngồi gần thầy cô. Mẹ không cần tìm cô giáo, nếu mẹ tìm cô thì sẽ làm khó cô đấy. Con nói cho mẹ biết, con cái của họ mà không học tốt, thì dù có bám theo thầy cô cũng vô dụng. Ngày xưa, con nhà nghèo không có tiền đi học, phải đứng ngoài cửa sổ nghe lỏm giảng bài, vậy mà vẫn học giỏi. Dù con đứng ngoài cửa sổ nghe giảng bài, thì con vẫn có thể học giỏi, huống chi là con đang ngồi trong phòng học nhỉ?” Sau khi nghe con nói xong, tôi cảm thấy rất vui, và đã từ bỏ ý định đi tìm cô giáo.
Một lần nọ, con trai tan học về nhà, nhìn thấy bà nội đang khóc, con trai đã hỏi tôi: “Mẹ ơi, sao mẹ lại khiến bà nội đau lòng khóc lóc như vậy?” Tôi nói: “Có chuyện mà con không hiểu. Chuyện là, chúng ta đã mua căn nhà của cô con, để cho con ở đây đi học tiểu học. Chúng ta đã trả tiền cho cô con, nhưng bây giờ cô không muốn giao nhà cho chúng ta; bác con cũng mượn chúng ta 50 nghìn Nhân dân tệ nhưng không trả, bác cũng không muốn thừa nhận đã mượn tiền. Mẹ kể chuyện này cho bà nội nghe, bà không quản được, cho nên bà mới khóc.” Con trai tôi bèn nói: “Mẹ kể chuyện này cho bà nội nghe làm chi? Chuyện này đâu có liên quan tới bà nội, mẹ khiến bà nội đau lòng làm chi? Con học được từ trong sách là phải biết an ủi người già, liệu mẹ có muốn con khiến mẹ đau lòng hay không?”
Con trai tôi lại nói: “Về căn nhà của cô, con học xong tiểu học thì mẹ trả lại cho cô nhé, con không muốn vì chuyện nhà cửa mà cô cháu không còn thân thiết với nhau.” Tôi nói: “Căn nhà này tương lai có thể sẽ là của con!” Con trai tôi nói: “Nếu như vậy, thì con không cần, mẹ hãy trả lại cho cô đi.” Sau khi nghe con nói xong, tôi đã buông bỏ tâm chấp trước này, cũng không nhắc tới chuyện nhà cửa gì nữa. Hai năm sau, cô cháu đã nói sẽ chuyển quyền sở hữu căn nhà này cho chúng tôi. Các bạn học của con trai tôi đều nói: “Bạn quá thiện lương, sau này ra ngoài xã hội sẽ bị người ta ăn hiếp, bạn phải làm sao?” Con trai tôi nói: “Mình tin rằng người thiện lương sẽ không bị ăn hiếp.”
Khi con trai lên cấp hai, cháu đã có thể chủ động đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, cháu cũng thích đọc “Tuần báo Minh Huệ”. Tôi không bao giờ ghi danh các lớp học cũng như mua các loại đề thi để con làm, nhưng thành tích học tập của con rất tốt, cô giáo đã cho cháu làm cán sự lớp chuyên về học tập. Tuy nhiên, một hôm cô giáo đã tìm tôi nói chuyện: “Con trai của chị quá thành thật, dù cho sau này cháu đạt được những thành tựu khoa học, thì cháu cũng bị người khác giành mất, chị phải dạy dỗ con mình.” Tôi nói: “Không sao đâu cô, con cái thành thật và thiện lương một chút mới tốt.” Mặc dù tôi đã giảng chân tướng Pháp Luân Công cho cô giáo, nhưng cô đã không tiếp thu cho lắm. Cô không để con trai tôi làm cán sự lớp nữa. Đôi khi, cô còn gọi con trai tôi đi lau bảng và bắt cháu đứng ở bên ngoài.
Sau khi về nhà, con trai đã hỏi tôi: “Mẹ ơi, mẹ và cô giáo đã xảy ra chuyện gì à?” Tôi trả lời: “Không có chuyện gì, chỉ là mẹ giảng chân tướng cho cô giáo.” Con trai nói: “Con biết rồi, không sao đâu, con cũng vui vẻ đi lau bảng.” Một đoạn thời gian sau, con trai đi học về, mừng rỡ nói với tôi: “Mẹ ơi, hôm nay cô giáo không gọi con lau bảng nữa, nhưng con cảm thấy có chút không quen!” Khi ấy, tôi đã bật cười.
Vì tu luyện Đại Pháp, nên trong tâm của tôi và con trai không bao giờ có khái niệm về bệnh. Khi con trai đi học ở trường cấp ba trọng điểm, một ngày nọ, sau khi tan học về nhà, tôi thấy cháu đi cúi người và tay ôm trước ngực. Tôi bèn hỏi: “Con có sao không?” Cháu trả lời: “Con thấy đau ngực.” Tôi nói: “Cha con kêu chúng ta tới nhà hàng ăn cơm, vậy con đừng đi, mẹ sẽ đi một mình, sẵn tiện mẹ mang đồ ăn về cho con.”
Sau khi về nhà, tôi thấy con trai đang nằm trên giường, cháu nói với tôi: “Con mới đọc sách Chuyển Pháp Luân một chút. Mẹ nghe thử xem, ngực con có tiếng nước chảy này.” Tôi nghe thử, liền nghe thấy tiếng nước chảy. Tôi nói: “Con sẽ không sao, con dậy ăn cơm nhé, ăn xong rồi đi học.” Sau khi ăn cơm xong, cháu đã tới trường. Sau khi tan học về nhà, cháu nói ngực đã hết đau. Vì tôi và con trai đều tín Sư tín Pháp, nên không để tâm việc đó, nhờ vậy cũng không có chuyện gì xảy ra.
Khi con trai sắp thi đại học, tôi đã bị Trung Cộng bắt cóc vào trung tâm tẩy não để bức hại, chồng tôi không chăm con, nên con phải tự mình giặt quần áo và mua cơm ăn. Con trai đã gọi điện trò chuyện với tôi: “Mẹ không cần lo lắng cho con. Vào thứ Bảy này, trường học tổ chức đi leo núi, nên con sẽ tới thăm mẹ vào Chủ Nhật, mẹ nhất định phải kiên định.” Vào Chủ Nhật, con trai đã cùng dì của cháu tới thăm tôi. Con trai tôi lúc nào cũng tươi cười. Nhân viên ở trung tâm tẩy não muốn con trai khuyên tôi [từ bỏ tu luyện], và cháu đã nói với cô ấy rằng: “Vậy cô hãy để cháu tâm sự riêng với mẹ nhé.”
Con trai đã mang tới một chiếc máy tính bảng (bên trong lưu trữ đầy đủ sách Đại Pháp), cháu đã gói vào một tấm vải rồi đưa cho tôi, cháu nói với tôi: “Mẹ ơi, mẹ tuyệt đối không được ‘chuyển hóa’, ‘chuyển hóa’ sẽ là vết nhơ. Mẹ phải phát chính niệm thật nhiều, đừng chỉ biết ngủ thôi, mẹ phải học Pháp và luyện công thật nhiều. Mẹ không cần lo lắng cho con, điểm thi của con cao hơn mọi khi 30 điểm. Bài diễn văn của con cũng rất tốt, thầy cô và các bạn học đều vỗ tay liên tục 2 phút rưỡi, mọi người còn truyền nhau đọc và sao chép bài diễn văn của con, cho nên mẹ cứ yên tâm nhé.” Sau đó, nhân viên ở trung tâm tẩy não đã nói với tôi: “Con trai của chị thật giỏi.”
Sau khi tôi được thả về, hàng xóm đã nói chuyện với tôi: “Con trai của chị đóng tiền học phí, cháu đã mượn tôi 600 Nhân dân tệ. Tôi đã hỏi con chị: ‘Mẹ cháu đi đâu rồi?’ Con chị mỉm cười nói với tôi: ‘Mẹ cháu tu luyện Pháp Luân Công nên bị bắt giữ rồi.’ Tôi đã từng hỏi chồng chị là chị đâu rồi? Nhưng chồng chị trả lời: ‘Vợ tôi đã về nhà mẹ đẻ.’” Nghe xong, cả hai chúng tôi đều bật cười. Hàng xóm nói tiếp: “Con trai của chị thật giỏi, tôi rất thích cháu.”
Sau khi con trai thi xong đại học, có đồng tu kêu cháu sang Mỹ du học. Tôi cũng muốn để con sang đó, nhưng cháu không chịu đi. Còn có đồng tu khuyên con trai của tôi: “Nước Mỹ tốt mà, giống như thiên đường vậy.” Trên đường về nhà, con trai đã nói với tôi: “Nước Mỹ giống như thiên đường, liệu con vẫn có thể tu luyện được không mẹ? Thiên đường cũng không có khổ mà chịu. Mặc dù Trung Quốc không tốt, nhưng con là người Trung Quốc, con sẽ kiến lập đất nước Trung Quốc vậy.”
Khi con trai làm nghiên cứu sinh, tôi vẫn muốn để cháu rời khỏi Trung Quốc, để cháu trải nghiệm cuộc sống ở một quốc gia dân chủ. Tuy nhiên, con trai đã nói: “Mẹ muốn con đi du học để làm gì ạ? Sau khi đi rồi, con có thể trở về Trung Quốc nữa không? Nếu mẹ lo lắng con ở Trung Quốc, hình thái ý thức của ĐCSTQ sẽ ảnh hưởng tới con, thì con nói cho mẹ biết, hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản đã xâm nhập toàn bộ [thế giới] nhân loại, không có nơi nào là miền tịnh thổ cả. Hơn nữa, văn hóa ở Mỹ ma tính còn mạnh mẽ hơn. Nếu ý chí của con không kiên cường, thì càng dễ ô nhiễm hơn. Mẹ không cần lo lắng cho con, chúng ta có Đại Pháp.”
Vận dụng Pháp lý Chân-Thiện-Nhẫn để dạy con làm việc
Sau khi con trai đi làm, tôi đã dạy con làm việc không cần suy xét tới vấn đề lợi ích, đặc tính vũ trụ đang ước chế tất cả mọi thứ. Khi con trai mới nhận công việc ở một văn phòng luật sư tương đối lớn, ngày đầu tiên đi làm, cấp trên đã giao cho cháu rất nhiều vụ án và không có người hướng dẫn cháu làm thế nào.
Con trai tôi đã rất lo lắng. Vào hôm sau, cháu đi cùng một luật sư tới địa phương khác để thụ lý vụ án, giữa đường luật sư đó đã nói chuyện với con trai tôi: “Mối quan hệ giữa cấp trên ở bộ phận của cậu và lãnh đạo cấp cao hơn rất căng thẳng, mâu thuẫn với luật sư cấp dưới cũng nổi trội. Các luật sư ở bộ phận của cậu đã lần lượt thôi việc, lãnh đạo cấp cao hơn đã chuẩn bị sa thải cấp trên ở bộ phận của các cậu. Xung quanh có rất nhiều văn phòng luật sư, cậu hãy mau tìm một văn phòng luật sư khác, nhanh chóng rời khỏi chỗ này đi nhé.” Sau khi nghe xong, con trai tôi đã động tâm.
Sau khi nghe chuyện này, tôi đã nói với con: “Con làm việc ở văn phòng luật sư này, con đã ký hợp đồng [với người ta]. Nếu người ta không sa thải con, thì con không thể thôi việc. Làm người cần thành tín, biết cảm ân. Người khác nói gì và làm gì đều không liên quan tới con. Nếu không có người hướng dẫn công việc, thì con tự tìm tòi pháp luật để học. Nếu khối lượng công việc nhiều, thì con cố gắng hết sức làm được bao nhiêu hay bấy nhiêu.” Sau khi con trai tôi buông tâm chấp trước, chưa tới vài ngày sau, cấp trên đã sắp xếp cho cháu tới một bộ phận khác để làm việc, cháu đã rất hài lòng và cũng được cấp trên coi trọng.
Chưa tới nửa năm, một lãnh đạo ở bộ phận phù hợp với chuyên môn của con trai tôi hơn muốn cháu sang đó làm, và cháu đã đồng ý. Tuy nhiên, lãnh đạo ở bộ phận bên này không đồng ý cho cháu chuyển đi, nên đã giao cho cháu rất nhiều công việc. Tuy nhiên, con trai tôi vẫn muốn sang bên kia làm. Lãnh đạo ở bộ phận mới đã thảo luận với lãnh đạo bên này để lấy nhân viên, nhưng lãnh đạo bên này không chấp nhận. Vì vậy, lãnh đạo ở hai bên đã nảy sinh mâu thuẫn. Tôi đã nói chuyện với con trai: “Con phải hiểu rằng, cấp trên giữ con là coi trọng con, là vì lợi ích của tập thể; con muốn đi khỏi là vì tiền đồ cá nhân. Chúng ta làm người tu luyện, trước tiên phải nghĩ cho lợi ích của người khác.” Sau khi nghe tôi nói, con trai đã nói chuyện với lãnh đạo bên này là cháu không chuyển đi nữa.
Mười mấy ngày sau, sắp tới kỳ nghỉ phép năm, lãnh đạo ở bộ phận bên này nói với con trai tôi: “Bây giờ cậu làm thủ tục bàn giao công việc đi.” Vị lãnh đạo ở bộ phận mới lại nói: “Sau Tết, cậu lại tới [làm việc nhé].” Con trai tôi biết là hai bên không muốn trả lương cho kỳ nghỉ phép năm. Tôi đã nói với con trai: “Con không cần để tâm, mẹ sẽ trả con tiền lương cho kỳ nghỉ phép năm.” Con trai tôi không tranh luận cũng không hỏi han gì, cháu đã buông tâm, trở về nhà thong thả ăn Tết. Thật bất ngờ, đầu năm đi làm, lãnh đạo ở hai bên đã tự trả tiền lương cho con trai tôi.
Con trai tôi đã thể ngộ được Pháp lý buông bỏ thì mới đắc được, bất thất bất đắc. Kể từ đó, con trai tôi đã bắt đầu bước trên con đường tu luyện chân chính, cháu không chỉ học Pháp, mà còn làm đủ ba việc.
3. “Gia đình của chúng tôi đắm mình trong ánh quang của Pháp Luân Đại Pháp”
Khi dịch bệnh virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán) bùng phát, chồng tôi đã liên tục đi công tác ở nhiều nơi. Một lần nọ, người đồng nghiệp đi cùng anh bị “dương tính” và bị cách ly ở khách sạn. Sau khi hỏi ý kiến của các bên, ban phòng chống dịch bệnh đã đồng ý cho họ thuê xe về nhà, mặc dù hai người đã ngồi xe ít nhất 15 tiếng đồng hồ, nhưng chồng tôi không bị nhiễm virus.
Cuối năm ngoái, con trai tôi làm việc ở nhà, tôi dẫn con trai về quê chăm sóc cha mẹ của tôi, kết quả là cha mẹ tôi đều bị nhiễm virus, xét nghiệm dương tính. Cha tôi có triệu chứng nhẹ, ngủ một buổi sáng là khỏe. Mẹ tôi có triệu chứng hơi nặng, tôi chăm sóc bà nên bà hồi phục rất nhanh, mẹ tôi đã khỏe lại trong vòng hai ngày. Cha mẹ tôi đều không cần uống thuốc. Họ cũng thường xuyên niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Mặc dù tôi và con trai chăm sóc cho hai ông bà trong bảy ngày, nhưng chúng tôi không bị nhiễm virus.
Gia đình của anh trai, em trai và em gái của tôi cũng đều tin vào Đại Pháp, họ cũng niệm chín chữ chân ngôn. Triệu chứng của họ rất nhẹ, chỉ vài ngày là khỏi. Họ nói có lẽ gia đình của họ đều nhờ ánh quang của tôi. Tôi bèn nói: “Gia đình của chúng ta đắm mình trong ánh quang của Pháp Luân Đại Pháp.”
Dì tôi có triệu chứng rất nặng, tôi đã nói dì niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”. Dì đã hồi phục thần kỳ trong một đêm. Sáng hôm sau, dì gọi điện cho tôi: “Dì đã niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo’, dì đã khỏe lại chỉ trong một đêm. Sáng nay, dì đã hô lớn ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo’ ở ngoài sân. Sau đó, dì ra ngoài phố, dì lại hô lớn: ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo!’” Nghe dì nói xong, tôi cảm thấy rất vui, chúng sinh đã thực sự thức tỉnh rồi. Đệ tử khấu đầu cảm tạ ơn cứu độ từ bi của Sư tôn!
(Bài chia sẻ nhân dịp chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 đăng trên Minh Huệ Net)
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/2/【5.13徵文】同化真善忍-母子共成長-460952.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/4/209721.html
Đăng ngày 12-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.