Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 31-05-2023] Bố chồng tôi kết hôn năm 17 tuổi và lên chức bố ở tuổi 20, nên dù tuổi của bố chồng chưa cao nhưng gia đình chúng tôi đã có bốn thế hệ dưới một mái nhà. Nhờ sự bao dung của bố chồng, mọi người đều có thể sống chung với nhau. Tuy nhiên, mối quan hệ gia đình cũng diễn ra phức tạp hơn nhiều so với gia đình ba thế hệ thông thường.

Bà nội, mẹ chồng và tôi

Tôi không biết giữa mẹ chồng và bà nội có ân oán gì, chỉ thấy mẹ chồng đối xử không tốt với bà nội. Chẳng hạn như bố chồng nhận thầu công trình, nên điều kiện kinh tế gia đình cũng được coi là tương đối tốt. Bình thường muốn ăn gì, thì mẹ chồng sẽ đi mua. Nhưng tôi nhận thấy khi bà nội ở đây, mẹ chồng không những không nấu ăn mà (cả nhà) còn thường ăn đồ thừa, điều này rất khác với “hiếu thuận” mà mẹ tôi dạy khi tôi còn nhỏ. Tôi thấy rất khó hiểu hành vi của mẹ chồng, tôi nhìn bà không thuận mắt, thậm chí coi thường bà.

Sau này tôi và chồng cùng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, biết rằng giữa người và người đều có quan hệ nhân duyên, không ai có thể thay đổi ai. Nhưng là một người tu luyện, chúng ta có thể chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-nhẫn mà khuyến thiện.

Một lần, mẹ chồng và bố chồng xảy ra tranh luận về việc phụng dưỡng ông bà nội. Mẹ chồng đỏ mặt, bới móc chuyện cũ, kể lể đủ thứ lỗi lầm của bà nội, rồi yêu cầu bố chồng đưa ông bà nội về quê. Ban đầu bố chồng còn nói đạo lý với mẹ chồng, cuối cùng thực sự nói không được nữa, bèn buông một câu: “Cho dù hôm nay một mình ra ngoài thuê nhà, cũng sẽ không bỏ mặc bố mẹ!”

Lúc đó hai vợ chồng chúng tôi và hai vợ chồng anh hai đều có mặt ở đó. Mẹ chồng thấy nói không được bố chồng, vừa khóc vừa chuyển hướng sang chúng tôi, và nói: “Các con xem, bố không cần chúng ta, trong mắt ông ấy chỉ có ba người thôi.” Mọi người đưa mắt nhìn nhau, nhất thời không biết làm sao.

Đợi đến khi mẹ chồng đi ra ngoài, tôi nhẹ nhàng đi theo sau bà, thủ thỉ với bà: “Mẹ đừng tức giận, cho dù ông bà nội thế nào, bố cũng có chỗ khó xử. Mẹ xem, hai con trai của mẹ đều đứng ở đó, bố kiên trì như vậy, chẳng phải cũng đang làm gương cho các con trai của mình hay sao? Mẹ tranh luận như vậy, mẹ có nghĩ liệu chúng con sẽ đối xử với mẹ như thế nào trong tương lai không?” Mẹ chồng thoạt nghĩ, cũng đúng! Lập tức không tranh luận nữa, cứ làm những gì nên làm, coi như không có chuyện gì xảy ra.

Còn có lần khác, mẹ chồng và bà nội có mâu thuẫn, mẹ chồng nói bố chồng bênh vực bà nội, rất tức giận, muốn tôi phân tích đúng sai. Tôi vẫn dùng cách loại suy hỏi bà: “Mẹ à, nếu con và mẹ có mâu thuẫn, mẹ hy vọng con trai mẹ thiên vị con hay thiên vị mẹ? Nếu chúng ta có mâu thuẫn, ai phớt lờ ai cũng không sao, chẳng phải người ở giữa bị bức bối là con trai mẹ sao? Mẹ nói xem có phải vậy không? Thực chất khi mẹ vừa ra ngoài, bà nội còn an ủi bố, nói rằng mẹ chỉ là tính nóng nảy không tốt, nói vài câu rồi thôi, không phải là người xấu, bảo bố chồng đừng nóng giận.” Mẹ chồng vừa nghe điều này liền hết giận.

Từ đó, mẹ chồng cảm thấy tôi là bạn tri tâm của bà, khi bà và bố chồng có mâu thuẫn, bà thích gặp tôi thổ lộ hết. Về sau bố chồng cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp với vợ chồng chúng tôi.

Năm đó cận Tết, mẹ chồng và bố chồng lại xảy ra mâu thuẫn vì ông bà nội, mẹ chồng lại nổi nóng, buổi tối khăng khăng không về nhà, muốn ly thân với bố chồng. Lần này, tôi không chỉ khuyên mẹ chồng, cũng khuyên cả bố chồng. Tôi nói, Sư phụ đã giảng: “tại các hoàn cảnh đều đối xử tốt với người khác, lấy Thiện đãi người, huống là thân nhân chư vị.” (Bài giảng thứ sáuChuyển Pháp Luân)

Bố chồng nghe theo lời giảng của Sư phụ, lập tức không tức giận nữa. Bố chồng vui vẻ hòa nhã an ủi mẹ chồng: “Đừng giận, mau về nhà nhé.”

Sau đó, mẹ chồng cảm thán nói: Lấy nhau hơn 20 năm, đây là lần đầu tiên sau khi cãi nhau mà ông chủ động bày tỏ xin lỗi bà, lần đầu tiên bà cảm thấy mình nhận được sự tôn trọng của ông.

Điều này có được là nhờ Pháp Luân Đại Pháp đã thiện hóa bố chồng, là Đại Pháp đã ban cho mẹ chồng, chứ không phải thông qua 20 năm cãi vã, đối chọi lẫn nhau mà có được. Chính trải nghiệm cá nhân này đã tiếp tục mối nhân duyên của bà với Đại Pháp trong hơn 20 năm Trung Cộng bức hại đẫm máu Pháp Luân Công.

Bố mẹ chồng, anh chị chồng và chúng tôi

Khi tôi học cấp 3, anh chồng, chị dâu, chồng và tôi từng là bạn học. Tôi và chị dâu học đại học cùng thành phố, từ khi quen biết nhau chúng tôi luôn tâm đầu ý hợp như chị em.

Chị dâu là người địa phương, cả nhà chị đều là lãnh đạo các ban ngành ở địa phương. Chị dâu học rất xuất sắc và được nhận vào trường đại học mà không cần thi tuyển, còn anh chồng học đại học tư thục tốn kém, nên mẹ chồng rất coi trọng chị dâu, đối với chị ấy cũng rất tốt. Tôi thường mua đồ cho chị ấy khi đi mua sắm, và chị dâu cũng rất vui vẻ.

Tôi luôn lấy tiêu chuẩn của người tu luyện Pháp Luân Công để yêu cầu bản thân, mặc dù điều kiện kinh tế nhà mẹ chồng khá tốt, nhưng tôi chưa bao giờ chủ động đòi hỏi bất cứ thứ gì, hơn nữa cũng cố gắng hết sức để mẹ chồng không tốn kém vì tôi, vậy nên chúng tôi không có xung đột lợi ích và chúng tôi sống rất hòa thuận mỗi ngày.

Sau khi Trung Cộng bắt đầu bức hại Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999, bầu không khí vui vẻ hòa thuận trong nhà chúng tôi đã bị phá hủy. Chị dâu là giảng viên chính trị của trường đại học, trước những lời tuyên truyền dối trá phô thiên cái địa của các phương tiện truyền thông Trung Cộng nhằm bôi nhọ Pháp Luân Công, dưới áp lực cao của chính sách tà ác của Trung Cộng liên quan đến Pháp Luân Công, chị ấy đã ra sức phản đối vợ chồng tôi tu luyện Pháp Luân Công.

Chị dâu nhìn thấy chúng tôi đọc sách Đại Pháp thì nổi cơn tam bành, thậm chí khi chồng tôi bị bắt cóc đến lớp tẩy não, chị ấy còn khiển trách bố chồng, cho rằng ông dạy bảo không hiệu quả. Lúc đó, chúng tôi còn chưa biết giảng chân tướng, chỉ biết lặng lẽ kiên trì tín ngưỡng của mình.

Chị dâu phải lên thành phố lớn để học bồi dưỡng trong thời gian cho con bú, và để con ở nhà, chúng tôi giúp chăm sóc cháu mà không có bất kỳ lời phàn nàn nào, bố chồng cũng hỗ trợ tài chính cho chị ấy, vì vậy chị dâu cũng không quản việc chúng tôi luyện Pháp Luân Công nữa. Khi tôi và chồng cùng bị bắt cóc đến trại cải tạo lao động để bức hại, chị dâu còn đi đến đó thăm chúng tôi, nhưng trại cải tạo lao động không cho gặp. Sau khi quay về, chị dâu ngồi bệt xuống đất khóc lớn: “Thói đời gì vậy, vừa đau lòng vừa tức giận, sẽ không đến đó nữa!”

Trong thời gian này, bố chồng qua đời trong một vụ tai nạn ô tô. Vì vậy, mẹ chồng và con của chúng tôi đều sống với chị dâu. Lúc ở trong trại cải tạo lao động, từng có cảnh sát hỏi tôi rằng: “Anh chồng và chị dâu giúp cô chăm con, tương lai cô báo đáp họ thế nào?” Tôi không trả lời, nhưng trong tâm tôi nghĩ: Mình (cố gắng) tu tốt trong Đại Pháp, tất cả đều có Sư phụ quản.

Sau khi tôi và chồng trở về từ trại cải tạo lao động, anh chồng và chị dâu nghĩ rằng chúng tôi là những người bị xã hội đào thải, sẽ sống một cuộc đời vô ích, nhưng chúng tôi đã nhanh chóng hòa nhập với xã hội, sử dụng trí huệ tu xuất trong Đại Pháp để hoàn thành xuất sắc công việc của mình, hơn nữa không nhờ người nhà giúp đỡ. Điều này khiến anh chị chồng và họ hàng đều nhận thấy được uy đức phi thường của Pháp Luân Đại Pháp.

Sau này, anh chồng và chị dâu đã bán nhà của mẹ chồng và mua một căn nhà phúc lợi ở đơn vị, giấy tờ nhà đất đứng tên chính họ. Anh chị chồng vốn nghĩ rằng chúng tôi sẽ tức giận, nhưng không ngờ rằng chúng tôi không hề có ý kiến. Anh chị chồng cảm thấy áy náy nên để chúng tôi dọn về ở chung, cũng coi như đi cùng mẹ chồng.

Lúc đầu, chúng tôi coi như ở thuê, trả tiền thuê hàng tháng cho họ, và nói rõ: Chúng em là người tu Đại Pháp, Sư phụ dạy chúng em không thể chiếm lợi của người khác. Nhưng họ chỉ thu có hai tháng tiền thuê, sau đó dẫu nói sao cũng không nhận (tiền), nói rằng nhà vốn của mẹ chồng, theo lý cũng có một phần của chúng tôi. Và gia đình vẫn sống hòa thuận với nhau.

Mẹ chồng vẫn thường buồn vì chúng tôi không có nhà mới. Mỗi lần như vậy, tôi đều an ủi mẹ chồng: “Mẹ đừng buồn, đợi đến một ngày kết thúc bức hại, ngôi nhà của chúng con sẽ là tốt nhất. Mẹ đừng quên, cửa trước và trước cửa tủ từng có hoa Ưu Đàm nở!” Mỗi lần như vậy, mẹ chồng đều rất trịnh trọng gật đầu.

Lời kết

Trên con đường tu luyện Pháp Luân Đại Pháp hơn 20 năm, Pháp Luân Đại Pháp đã mang đến cho chúng tôi sự tường hòa và mỹ hảo, tất cả nỗi đau và khổ nạn đều do Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công mà ra. Về điều này, mẹ chồng cũng có thể hội sâu sắc, vì bà luôn sống cùng chúng tôi. Dùng lời của bà mà nói, ấy là: “Mẹ không phải người mù, mẹ đều thấy tất cả những việc các con làm, và mẹ ngưỡng mộ từ tận đáy lòng.”

Mặc dù Trung Cộng vẫn tiếp tục bức hại Pháp Luân Đại Pháp, Tết năm nay, mẹ chồng chân thành thổ lộ với chúng tôi: “Bất kể người khác như thế nào, từ giờ trở đi mẹ luôn một lòng một dạ tin tưởng Sư phụ Đại Pháp.”

(Bài viết được chọn đăng nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 trên Minh Huệ Net)

(Phụ trách biên tập: Tề Hân Vũ)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/31/【5.13徵文】四世同堂-和睦相處-460161.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/3/209713.html

Đăng ngày 12-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share