Bài viết của đệ tử Đại Pháp trẻ ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 02-06-2023] Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ. Còn nhớ năm học lớp ba, vào một buổi sáng cuối tuần nọ, tôi đã ở nhà một mình, và nhìn thấy trong tủ có để cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Tôi biết đây là cuốn sách mẹ tôi hay đọc. Trước đó, tôi cũng từng thấy cuốn sách này ở trong nhà, nhưng tôi chưa bao giờ mở sách ra xem. Có lẽ là cơ duyên chưa tới. Nhưng vào ngày hôm đó, tôi cảm thấy tò mò nên đã mở sách “Chuyển Pháp Luân” ra đọc. Tôi cảm thấy phấn chấn không sao diễn tả được. Trong sách có viết về văn hóa tiền sử, khởi nguyên của nhân loại, diễn biến của tôn giáo, những không gian khác, đức và nghiệp mà chúng ta nhìn không thấy v.v.

Mặc dù khi đó tôi còn nhỏ, nhưng vì chịu ảnh hưởng của sự giáo dục ở trường, nên tôi đã rất mê tín khoa học, vô cùng tin vào thuyết vô thần. Tuy nhiên, ngay cả tin vào thuyết vô thần cỡ nào, thì ở nơi u minh này, tôi biết vẫn có rất nhiều điều mà thuyết vô thần không thể giải thích được, chẳng hạn như trong thể loại sách mà tôi thích đọc như cuốn “Bí ẩn thế giới chưa có lời giải đáp” có ghi chép rất nhiều hiện tượng mà khoa học không thể giải thích. Trong sách giáo khoa và giáo dục ở trường học, họ chỉ biết nói rằng rất nhiều hiện tượng mà khoa học không thể giải thích là “trò bịp bợm”, “sự ngu muội của cổ nhân”, rồi họ thêm vào các lời giải thích miễn cưỡng phụ họa, không có một cuốn sách giáo khoa nào có thể giải thích các vấn đề này từ chính diện. Tuy nhiên, tôi lại có thể tìm thấy lời giải đáp cho tất cả những vấn đề và bí ẩn này trong cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”.

Vào đúng ngày đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi đã nói với mẹ: “Sao mẹ không bảo con đọc sách ‘Chuyển Pháp Luân’ sớm hơn nhỉ?” Mẹ tôi nói: “Trước đây, mẹ nghĩ con còn nhỏ, đọc sách không hiểu.” Lần đó cũng xem như là tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Trước khi tôi lên lớp ba, thành tích học tập của tôi rất bình thường, trên lớp chỉ xếp hạng trung bình. Tuy nhiên, kể từ năm lớp bốn, thành tích học tập của tôi lập tức dẫn đầu lớp. Kể từ đầu năm lớp bốn, cho tới lên cấp hai, cấp ba và đại học, mặc dù tôi không bao giờ đi học thêm ngoài giờ, nhưng thành tích học tập của tôi luôn dẫn đầu trong lớp học và cả năm học. Tôi biết đây là phúc phận nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi tu luyện, tôi phát hiện một số hành vi thường ngày của mình không phù hợp với yêu cầu Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Có một việc để lại cho tôi ấn tượng rất sâu đó là, sau khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi đã mau chóng buông bỏ thói quen nói năng thô tục. “Nói năng thô tục” không chỉ là lời lẽ thô tục chỉ trích nhục mạ người khác. Vì sự biến dị của văn hóa hiện đại, rất nhiều người hễ mở miệng thì nói những lời không có văn hóa, nên một số người không nhận thức được mình đang nói năng thô tục. Thêm vào loại văn hóa thịnh hành trên mạng, rất nhiều thanh niên hễ mở miệng thì quen nói những lời thịnh hành trên mạng, mà đa số đều hàm chứa nội dung không có văn hóa.

Trước năm lớp ba, vì bị ảnh hưởng bởi những thứ này, nên tôi cũng học cách sử dụng một số câu nói không có văn hóa để biểu lộ cảm xúc. Sau khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi đã nhanh chóng nhận ra hành vi này không đúng. Trong sách “Chuyển Pháp Luân” có viết:

“Chúng ta mở miệng nói, đều [cần] chiểu theo tâm tính của người luyện công mà nói, không nói những lộng ngữ thị phi, không nói những lời bất hảo.” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi đã quyết định sửa chữa ngay lập tức. Nhưng tôi phát hiện, mình nói những lời thô tục mà không cần suy nghĩ, giống như câu cửa miệng cứ thế bật ra, vậy tôi làm thế nào để sửa thói xấu này đây? Tôi đã tự yêu cầu bản thân: Kể từ bây giờ, trước khi nói bất kỳ lời nào, mình cân nhắc xem có phải là lời nói không có văn hóa hay không, nếu là lời không có văn hóa thì mình sẽ không nói.

Tôi vốn cho rằng có lẽ đây là một quá trình khá gian nan và tốn nhiều công sức, nhưng khoảng một tuần sau, tôi phát hiện mình đã có thể tự nhiên làm được không nói năng thô tục nữa. Tôi biết đây là uy lực của Đại Pháp. Như vậy, trong khoảng thời gian rất ngắn kể từ khi đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, tôi đã làm được không nói bất kỳ lời thô tục nào, và cũng không nói ngôn ngữ thịnh hành trên mạng. Điều này rất hiếm thấy trong giới trẻ thời nay. Giới trẻ thời nay đều xem nói năng thô tục là một cách chính thường để biểu lộ cảm xúc cá nhân.

Người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp dùng tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn để yêu cầu bản thân. Là học sinh, khảo nghiệm về “Chân” mà tôi thường gặp nhất là vấn đề gian lận thi cử. Trước khi tu luyện, tôi cũng suy nghĩ giống như người khác, cho rằng thi cử có thể gian lận mà không bị phát hiện là một loại “bản sự”. Sau khi tu luyện Đại Pháp, quan niệm của tôi đã xoay chuyển 180 độ, tôi biết người tu luyện cần phải làm được “Chân”. Đây không phải là bị ai ép buộc, hoặc làm cho ai xem, cũng không phải sợ gánh hậu quả mà buộc phải làm như vậy, mà là vì tôi đã minh bạch mục đích chân chính làm người, từ tận đáy lòng làm được “Chân”.

Một lần nọ, trong một buổi thi ở trường đại học, vì là đề thi mở, nên hầu như không có giám thị coi thi, rất nhiều bạn học ở trường thi lấy điện thoại ra để gian lận và truyền nhau đáp án. Tôi ngồi ở trường thi yên tĩnh làm bài, bất kể có bao nhiêu người dùng điện thoại, nhưng tôi hoàn toàn không bị dẫn động, căn bản là không có bất kỳ suy nghĩ gian lận nào. Thật không ngờ, sau khi thi xong, thầy cô đã biết ở trường thi có rất nhiều bạn dùng điện thoại để gian lận, nên thầy cô đã tiến hành kiểm tra để xử lý, cuối cùng là đã có hơn phân nửa học sinh bị xử lý vì gian lận.

Một lần khác, trường đại học yêu cầu đăng ký nhận học bổng. Tôi đã đọc qua yêu cầu để nhận học bổng, trong đó ghi là sinh viên có gia cảnh khó khăn mới được đăng ký học bổng. Tôi đã đối chiếu hoàn cảnh thực tế của mình với yêu cầu của nhà trường. Tôi thấy mình không phù hợp với điều kiện này nên đã không đăng ký. Một khoảng thời gian sau, lớp trưởng đã hỏi tôi: “Tôi thấy bạn chưa đăng ký học bổng trên hệ thống trực tuyến, bạn quên đăng ký rồi à?” Tôi nói: “Tôi đã xem điều kiện đăng ký học bổng, nhưng vì tôi không phù hợp với điều kiện gia cảnh khó khăn, nên tôi đã không đăng ký.” Lớp trưởng ngạc nhiên nói: “Về điều kiện gia cảnh khó khăn, bạn chỉ viết ra là được, vả lại cũng không cần thực sự phù hợp mới tính, chủ yếu là xem thành tích học tập thôi, chỉ cần điểm số đáp ứng yêu cầu là được, các bạn có điểm số trên lớp đủ điều kiện đều đã đăng ký rồi, điểm số của bạn cũng đủ điều kiện mà. Tôi vốn đã báo tên của bạn lên trên rồi, nhưng thầy cô nói bạn chưa đăng ký ở trên hệ thống. Thật là tiếc quá!” Đối với người không tu luyện mà nói, họ có thể cho là tôi “ngốc”. Người thường chỉ cần lấy được học bổng, thì họ cũng không cần để ý nội dung ghi trên đơn đăng ký có hoàn toàn chân thật hay không. Tuy nhiên, người tu luyện Đại Pháp biết rõ không thể làm việc giả dối được.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã biết vui vẻ giúp người. Khi tôi còn học cấp hai, cấp ba và đại học, thành tích trên lớp của tôi luôn rất tốt, bạn học cũng thường hỏi tôi các vấn đề về phương diện học tập, và tôi đều nhẫn nại trả lời cho các bạn. Tôi còn nhớ hồi cấp ba, có bạn học đã nói: “Bạn D (ý chỉ tôi) là người nhiệt tình nhất. Trong những bạn học khác học giỏi trên lớp, không có ai nhẫn nại giải đáp thắc mắc cho các bạn học kém hơn. Chỉ có mỗi bạn D là không bao giờ từ chối. Bạn D luôn giúp đỡ người khác giải đáp mọi thắc mắc.”

Các bạn học đều rất tín nhiệm tôi. Khi lên cấp ba, tôi đã được bầu làm lớp trưởng với số phiếu rất cao.

Khi lên đại học, trước mỗi kỳ thi, rất nhiều bạn học cũng hỏi tôi về những thắc mắc trong bài học, còn có rất nhiều bạn muốn sao chép phần ghi chú của tôi. Tôi luôn kiên nhẫn giải đáp cho các bạn, và không bao giờ từ chối chia sẻ phần ghi chú của mình với các bạn.

Vì lúc bình thường ở trường học, tôi luôn yêu cầu bản thân theo Chân-Thiện-Nhẫn, nên rất nhiều bạn học tín nhiệm tôi, họ đều biết tôi không nói dối. Tôi còn nhớ khi lên trung học, vào một lần nọ, bạn A đã nói chuyện gì đó với bạn B, nhưng bạn B không tin, cho rằng bạn A có lẽ đang nói dối lừa mình. Bạn A bèn nói: “Vậy bạn đi hỏi bạn D (ý chỉ tôi) nhé, bạn ấy cũng biết chuyện này.” Do đó, bạn B đã tới hỏi tôi, tôi đã kể cho bạn B nghe những gì tôi biết. Sau đó, bạn B đã nói với bạn A: “Tôi tin những gì bạn nói, vì tôi biết bạn D (ý chỉ tôi) không bao giờ nói dối.”

Tôi cũng chớp thời cơ để giảng chân tướng Pháp Luân Công bị Trung Cộng vu khống bức hại cho rất nhiều bạn học của mình.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã học cách nhẫn nhịn khi gặp mâu thuẫn. Còn nhớ khi lên trung học, tôi với bạn C đã cùng đảm nhiệm lớp học toán. Chúng tôi đã phụ trách thu bài tập môn toán. Tính cách của bạn C không tốt lắm, bạn thường nổi cáu vì những điều nhỏ nhặt, bạn cũng hay quở trách. Vì công tác thu gom bài tập yêu cầu phân chia việc làm, nên bạn C cũng hay nổi cáu với tôi. Nhưng tôi không bao giờ tranh cãi với bạn ấy, ngay cả bị chỉ trích, tôi cũng không nói lại, tôi thầm nghĩ: “Bạn C làm việc cũng rất gian khổ, mình nên lượng thứ cho bạn một chút.” Một số bạn học ở xung quanh tôi đều không nhịn nổi, một số bạn đã nói với tôi: “Bạn C thấy bạn dễ ăn hiếp nên mới đối đãi với bạn như thế, bạn nên tự tin nói lý lẽ với bạn ấy, chớ sợ bạn ấy.” Nghe xong, tôi chỉ mỉm cười. Từ Đại Pháp, tôi biết người tu luyện nên làm được “Đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu.” (Chuyển Pháp Luân) Về sau, không biết sao mà thái độ của bạn C đối với tôi đã có chuyển biến tốt, bạn ấy không nổi cáu với tôi nữa.

Sau khi tu luyện Đại Pháp, tâm của tôi trở nên thản đãng. Khi còn nhỏ, “tâm nhãn” của tôi khá hẹp hòi. Một biểu hiện của điều này là, nếu tôi thấy các bạn tổ chức “nhóm nhỏ” thì thầm thảo luận việc gì đó ở trường học, thì tôi sẽ không nhịn được, tôi rất muốn biết người khác đang bàn chuyện gì, hễ có việc gì thì tôi rất giỏi hóng chuyện. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã phân tích kỹ càng về hành vi này. Tôi thấy hành vi này gồm có hai loại tâm lý, một là lo sợ người khác nói xấu sau lưng, nên muốn hóng chuyện để xem người khác có đang nói gì về mình hay không. Hai là sợ thiệt thòi, lo ngại người khác âm thầm thảo luận việc gì có chỗ tốt, sợ mình không biết sẽ bị tụt hậu, nên tôi rất thích hóng chuyện.

Sau khi tu luyện, tôi đã nhận ra đây là những tâm lý bất hảo. Ngay cả đối với một người thường không tu luyện mà có tiêu chuẩn đạo đức cao, “thích hóng chuyện” cũng là một thói quen không tốt. Trạng thái đúng đắn nên là giữ tâm thản đãng. Yêu cầu của Pháp đối với người tu luyện sẽ cao hơn so với người thường, do đó tôi không thể dưỡng thành thói quen thích hóng chuyện này. Sau khi tu luyện, tôi đã minh bạch con người gặp việc tốt và việc xấu đều do đức và nghiệp quyết định, chứ không phải hóng chuyện nhiều một chút là việc gì cũng có thể đắc chỗ tốt, vì vậy tôi đã buông bỏ thói quen bất hảo này.

Nhờ tu luyện Đại Pháp, tôi đã thay đổi từ một người rất sợ “thiệt thòi” thành một người không sợ “thiệt thòi”. Trước khi tu luyện Đại Pháp, mặc dù tuổi còn nhỏ, nhưng tôi đã hình thành quan niệm rất sợ chịu thiệt, tôi luôn sợ người khác chiếm tiện nghi về phương diện nào đó, hoặc sợ người khác tính toán với mình, khi ấy tôi là một người so đo từng chút với người khác. Sau khi tu luyện, tôi đã trở thành một người rộng lượng, tấm lòng khoáng đãng.

Còn nhớ hồi học tiểu học, vào một lần nọ, trường học tổ chức cuộc thi toán, mỗi lớp chỉ có vài học sinh được tham dự, trường chỉ cho phép những học sinh có điểm số cao nhất lớp tham gia cuộc thi. Tôi và một số bạn khác có điểm số không chênh lệch nhiều, nhưng thầy cô lại chọn các bạn khác mà không chọn tôi. Khi ấy, tôi cảm thấy mình bị thiệt thòi vì mất tư cách tham dự cuộc thi, trong lòng căm phẫn bất bình, thậm chí tôi còn oán trách thầy cô không cho mình tham gia cuộc thi, oán trách bạn học tranh lấy vị trí của mình. Sau khi tu luyện Đại Pháp, tôi đã lập tức minh bạch đạo lý được và mất, tôi cũng minh bạch được và mất trong đời người, đều là do “đức” và “nghiệp” mà cặp mắt thịt nhìn không thấy quyết định, chứ không phải tranh giành mà có được. Sau khi hiểu ra điều này, tôi đã không còn sợ “chịu thiệt” nữa.

Khi tôi lên trung học và đại học, những bạn có thành tích học giỏi khác vì sợ mất thời gian hoặc sợ người khác sẽ vượt qua mình, nên rất hiếm người kiên nhẫn giải đáp thắc mắc cho các bạn học kém hơn. Nhưng vì tôi đã minh bạch đạo lý được và mất, nên tôi có thể thản nhiên giúp đỡ những bạn khác, mà không nghĩ tới “thiệt thòi”.

Bên trên là thể ngộ về Chân-Thiện-Nhẫn đã cải biến bản thân tôi trong quá trình tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mỗi người tu luyện Đại Pháp chân chính đều sẽ có thay đổi thoát thai hoán cốt, trở thành một người tốt và tốt hơn nữa.

(Bài chia sẻ nhân dịp chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 đăng trên Minh Huệ Net)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/2/【5.13徵文】小學時我打開《轉法輪》-460944.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/3/209709.html

Đăng ngày 12-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share