Bài viết của Quang Tinh, đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại Lục

[MINH HUỆ 01-06-2023] Tôi 70 tuổi, ai gặp cũng đều nói: “Trông bác còn chưa đến 60 tuổi, càng sống càng trẻ ra.” Tôi biết, đây là vì tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 1999, đến nay đã 24 năm. Là Sư phụ từ bi đã cứu tôi. Cảm ân Sư tôn, cảm ân Pháp Luân Đại Pháp!

Nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24, với lòng biết ơn vô hạn đối với Sư tôn, tôi xin viết ra những ân trạch mà Pháp Luân Đại Pháp đã ban cho tôi và cả gia đình tôi.

1. Số mệnh khốn khổ của tôi

Tôi sinh ra ở nông thôn vào những năm 1950, lúc đó điều kiện sống không tốt. Năm 13 tuổi, mẹ tôi qua đời vì bệnh, và tôi trở thành một đứa trẻ không có mẹ. Một lần, tôi có mâu thuẫn với một bạn nhỏ, tôi nghe mẹ bạn ấy nói: “Con đừng như nó, một đứa trẻ không có mẹ.” Nghe thấy lời này, trong tâm tôi đặc biệt khó chịu, nước mắt không thể ngừng rơi, tôi càng nhớ mẹ hơn, và có cảm giác bi quan chán đời. Một hôm, bố tôi làm việc xong về nhà ăn cơm, tôi nhìn thấy bố mệt và mồ hôi đổ đầy trên đầu, tôi mềm lòng và nghĩ – bố thật đáng thương, nếu mình chết rồi, bố phải làm sao? Ai sẽ nấu cơm cho bố? Từ đó, tôi chia sẻ việc nhà nhiều hơn và giảm bớt gánh nặng cho bố.

Khi trưởng thành, vì để có cuộc sống tốt hơn, tôi nỗ lực làm việc, ra sức kiếm tiền. Thấy làm vận tải kiếm được nhiều tiền, tôi thi bằng lái xe, mua một chiếc xe tải lớn và bắt đầu kinh doanh vận tải hơn 10 năm. Tôi thức khuya dậy sớm, bôn ba cả ngày lẫn đêm, tích tụ (mệt mỏi) năm dài tháng rộng khiến thân thể như một mớ hỗn độn, bệnh tật quấn thân: Đau nửa đầu, đau dạ dày, viêm thận, bệnh tim mạch vành, mất ngủ, ho, đi lại mỏi chân, và té ngã khi xuống cầu thang.

Tôi thường xuyên ho, và không thể ngủ vào buổi tối. Mỗi tối vừa nằm xuống thì bị ho phải ngồi dậy, một đêm không biết phải ngồi dậy biết bao nhiêu lần. Tôi không thể nằm xuống, vì vậy tôi dùng chăn bông lót lưng để ngồi. Tôi bị đủ các bệnh dày vò khổ sở không chịu nổi, cả ngày uống rất nhiều thuốc, không những không thấy chuyển biến tốt mà bệnh tình càng nặng hơn. Năm đó tôi mới 45 tuổi, không biết bản thân đã lặng lẽ rơi biết bao nhiêu giọt nước mắt khi nhìn hai con nhỏ cắp sách đến trường.

Chồng thấy bệnh tôi ngày càng nặng, quyết định bán xe tải và nhà để tôi trị bệnh. Tôi nói với chồng trong nước mắt: “Có thể bán xe tải. Nếu bán nhà, thì anh và các con ở đâu? Hơn nữa bệnh của em không nhất định có thể trị được, chẳng phải là mất cả người lẫn tiền sao. Nếu có một ngày em qua đời, anh giữ số tiền bán xe để lo cho hai con đi học. Đợi đến khi hai con đều học hành xong và lập gia đình, anh cũng tìm một người bạn đời, cùng anh đi hết quãng đường còn lại, vậy em cũng không còn lo lắng gì nữa.”

2. Tôi đã tìm thấy Sư phụ

Tôi nghĩ nếu mình có thể sống một ngày, thì phải cố gắng một ngày. Dù tôi không thể lái xe tải, nhưng tôi sẽ làm việc khác, tôi lại mở một cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, sức khỏe tôi không tốt, ngay cả việc đứng quầy bán hàng cũng không duy trì được. Một ngày năm 1999, tôi điện thoại cho cháu gái, nhờ cháu đến giúp tôi bán hàng, cháu gái lập tức đến ngay.

Cháu gái tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, khi cháu đến mang theo sách Đại Pháp. Cháu còn mang cả thu âm giảng Pháp của Sư phụ, và mở ở cửa hàng. Tôi cứ nghe, cứ nghe, cảm thấy Sư phụ giảng rất hay. Tôi đã bôn ba khắp nơi, vào Nam ra Bắc, sao chưa bao giờ nghe qua nhỉ? Khi đó cảm thấy bản thân đã có chút tinh thần.

Tôi hỏi cháu gái: “Trong máy giảng gì vậy?”

Cháu nói: “Là giảng Pháp của Sư phụ.”

Tôi hỏi: “Cháu từng bị liệt, là luyện công này mà khỏi phải không?”

Cháu nói: “Đúng rồi!”

Tôi lại hỏi: “Dì nghe thì có thể khỏi bệnh không?”

Cháu nói: “Ai nghe đều được, ai nghe cũng tốt. Dì phải thực sự lắng nghe, bệnh của dì sẽ khỏi.”

Tôi nói: “Sư phụ Pháp Luân Công giảng rất hay, dì cũng nghe.”

Cháu nói: “Dì ơi, ngày mai dì không cần làm bất cứ việc gì đâu, cháu sẽ mở lại từ đầu cho dì nghe nhé, được không?”

Tôi nói: “Được.”

Lúc đó, tôi ho cả ngày lẫn đêm, cả đêm không ngủ được. Khi tôi nghe thu âm giảng Pháp của Sư phụ đến ngày thứ tư, buổi tối ngủ không ho chút nào, cả đêm ngủ ngon, tôi đã không có một giấc ngủ trọn vẹn trong nhiều tháng. Sau khi nghe xong thu âm giảng Pháp của Sư phụ, tôi trở nên có tinh thần hơn. Sau một tháng, bệnh của tôi đã khỏi hoàn toàn. Trong giảng Pháp, Sư phụ giảng về đủ mọi trạng thái, và những điều này cơ bản đều xuất hiện trên thân thể tôi. Tất cả mọi câu hỏi, ý nghĩa nhân sinh, vấn đề không được giải đáp, toàn bộ đều được trả lời. Tôi lập tức thỉnh Pháp tượng của Sư phụ và tất cả sách Đại Pháp.

Tôi bỏ đi những thứ thờ cúng trước đây. Vào đêm trước khi bỏ đi, tôi có một giấc mơ, tôi mơ thấy một con vật lạ, trông giống con mèo nhưng không phải mèo, đuôi dài chạy từ trong phòng ra quanh nhà, cuối cùng chui vào hố bếp và biến mất. Tôi biết đó là phụ thể, là Sư phụ đã thanh lý cho tôi.

Sau khi có được sách Đại Pháp quý báu, tôi đọc mỗi ngày, Pháp lý của Pháp Luân Đại Pháp đã khải ngộ ngộ tính của tôi, gột rửa tâm linh của tôi, và những điều kỳ diệu của Đại Pháp không ngừng triển hiện trên thân tôi. Vừa bắt đầu luyện công, Pháp Luân đã xoay chuyển trên thân tôi, tôi biết đây là Sư phụ đang điều chỉnh thân thể cho tôi. Từ đó, tôi từ một người bệnh khắp thân trở thành một người khỏe mạnh, cởi mở, nét mặt tươi cười.

3. Mọi người đều nói tôi đã thay đổi

Nhà chồng có bốn anh em trai, chồng tôi là út. Từ khi chồng còn nhỏ, bố đã qua đời, mẹ chăm sóc các anh em. Khi trưởng thành, chồng tôi trở thành quân nhân. Trong thời gian chồng tôi nhập ngũ, gia đình phân chia tài sản. Khi đó có ba căn nhà và các tài sản khác, đã chia cho chồng tôi một nửa căn nhà tranh và các tài sản khác. Khi chúng tôi đính hôn, gia đình chồng nói rằng ngôi nhà này được chia cho ông ấy, và chúng tôi sẽ sống ở đây khi kết hôn. Người anh thứ ba chăm sóc mẹ chồng, và phần tài sản của mẹ chồng được chia cho người anh thứ ba.

Khi chồng tôi giải ngũ và về nhà kết hôn, căn nhà được chia cho chồng tôi đã bị anh Ba cho thuê, tiền cho thuê cũng thuộc về anh Ba. Anh chị Ba không cho chúng tôi ở trong nhà của mình, chúng tôi đành phải ra ngoài thuê nhà ở. Theo lý mà nói, tiền cho thuê nên thuộc về chúng tôi, nhưng anh Ba không đưa. Mẹ chồng đã già, nên cũng không nói được (anh Ba). Năm sau, chúng tôi chuẩn bị dọn về ở nhà của mình, không cần lấy lại tiền cho thuê nhà, nhưng nói thế nào anh Ba cũng không chịu giao. Ruộng đất ở quê 30 năm không thay đổi, phần được chia cho chồng tôi cũng bị anh Ba chiếm hữu, không cho chúng tôi trồng trọt. Lúc đó không có ai bán rau, vì vậy không mua rau được, và chúng tôi ngay cả rau cũng không có ăn. Bà con họ hàng trong làng không thể khoanh tay đứng nhìn, nên đã chủ động đem rau đến cho chúng tôi.

Khi tôi tức giận liền oán trách chồng: “Đã xuất ngũ hai năm, đất của mình cũng không cho trồng, nhà cũng không cho ở, giống như ăn xin vậy, chúng ta luôn phải ăn rau của nhà người khác. Anh của mình ức hiếp người khác như vậy, không nói đạo lý, mình hãy đến gặp anh ấy. Không giao thì tìm người nói chuyện.”

Chồng tôi bất lực, bèn đến gặp chú. Chú là chủ trì lúc phân chia nhà thời điểm đó. Sau khi chú nghe xong rất tức giận, liền dẫn chồng tôi đến nhà anh Ba đòi tài sản. Nhưng anh chị Ba không đưa, chị Ba còn mắng người. Chồng tôi không muốn tổn thương hòa khí giữa anh em, nên đành thuyết phục tôi: “Chúng ta không cần.” Tôi vốn là người được lý thì không nhường người, sau khi nghe thì rất tức giận. Thời gian lâu, tôi đã sinh ra hận thù với anh Ba và chị Ba. Bề ngoài tôi không nói gì, nhưng trong tâm rất hận họ, vì thể diện và thanh danh, đành nhẫn chịu đựng.

Một lần, tôi và chồng đi đến nhà anh Ba thăm mẹ chồng. Chồng tôi nói với anh Ba: “Năm nay em sẽ trồng ít rau ở nửa mảnh vườn nhỏ này, nếu không cứ mãi ăn rau của nhà người khác.”

Anh Ba lập tức quay mặt lại và nói: “Em chỉ biết nghe lời vợ, bảo em làm gì thì em làm nấy. Cô ta mà nói nữa thì em đánh cô ta đi.”

Tôi nói: “Dựa vào đâu mà đánh tôi? Tôi không có nói.”

Anh Ba nói: “Còn dám nói bướng.” Rồi dùng ngón tay chỉ chồng tôi nói: “Em có phải là đàn ông không? Em đánh cô ta đi.” Sau đó còn nói những lời khó nghe. Tôi vừa nghe liền phát hỏa.

Tôi nói: “Anh ấy không đánh tôi, vậy anh đánh tôi ư.” Nói rồi, tôi thuận tay cầm một cây gậy, lao thẳng đến đánh anh ấy, và miệng thì mắng: “Xem anh còn hung hãn nữa không, hôm nay tôi đánh chết anh… Hôm nay, tôi không chịu đựng anh chị nữa, phải đánh con người này.”

Một lần, chị Ba nói rau nhà chị ấy bị mất, nói tôi lấy, bảo chú đến nhà tôi tìm và kiểm tra. Tôi vừa nghe liền phát hỏa: Hai người thay phiên nhau ức hiếp và làm nhục người khác. Lúc này chị Ba cũng đến, tôi không cần giải thích liền kéo chị ấy ra đánh, bứt tóc và đánh bầm mặt chị ấy, người chú và chủ nhà phải kéo chúng tôi ra. Như vậy, mối hận thù lại tiến thêm một bước.

Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Sư phụ muốn chúng ta chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, và tốt hơn nữa. Gặp chuyện thì hướng nội tìm, tu bản thân, thiện đãi người khác, khoan dung người khác, dùng tâm từ bi đối đãi mọi người. Tôi vâng lời Sư phụ, luôn luôn dùng Đại Pháp để tu bản thân. Trong mối quan hệ từ đó về sau, tôi không ghi nhớ thù hận trước đây, khi nhà anh Ba có chuyện, tôi chủ động giúp đỡ. Con gái của họ thi đại học, và nhờ con gái tôi hướng dẫn làm bài tập, tôi đã chủ động mời cháu đến nhà và đối xử tốt với cháu. Khi về còn cho cháu tiền.

Gia đình anh Ba muốn xây nhà mới, sợ tôi không cho anh ấy nền nhà đã chiếm dụng của chúng tôi, nên tìm người nói hộ, muốn đưa tôi ít tiền, để tôi bán nền nhà cho anh ấy. Tôi mỉm cười nói với người đến nói hộ: “Đã nhiều năm như vậy, chúng tôi căn bản không cần. Chỉ là khi đó cảm thấy bức bối nên tranh nhau khẩu khí. Chúng tôi thực sự không cần, giao cho họ vậy. Bảo họ cứ yên tâm xây nhà.”

Anh Ba chần chừ không dám động công xây cất, sợ sau này tôi gây rắc rối. Tôi bèn đến nhà nói với họ rằng: Chúng ta là người một nhà, muốn xây thì cứ xây, giao cho anh chị, cũng không cần tiền.”

Điều này nằm ngoài mong đợi của họ. Tôi nói: “Vì tôi đã tu luyện Pháp Luân Công, Sư phụ yêu cầu chúng tôi khi gặp chuyện phải biết nghĩ cho người khác, tu thành người tốt vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã.”

Tôi dùng từ bi thiện niệm tu xuất trong Đại Pháp để đối đãi với mọi người và mọi việc xung quanh. Hàng xóm và dân làng đều muốn tiếp xúc qua lại với tôi, họ nói rằng cảm thấy rất thoải mái khi nói chuyện và làm việc với tôi. Tôi nói: “Tôi là người tu luyện Pháp Luân Công, là Sư phụ Đại Pháp dạy tôi đối với ai cũng tốt.” Thời gian lâu, cho dù là hàng xóm hay dân làng, những người biết tôi đều nói tôi đã thay đổi. Chính Pháp Luân Đại Pháp đã thay đổi tôi.

4. Đại Pháp ban phúc cho nhà tôi

Ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân và Trung Cộng cấu kết với nhau bức hại Pháp Luân Đại Pháp. Vì để chứng thực Đại Pháp tốt, tôi đã đến chính quyền tỉnh để thỉnh nguyện, và đi Bắc Kinh để nói lời công đạo cho Pháp Luân Công, rồi tôi bị bắt cóc, bị tạm giam phi pháp. Sau khi trở về, nhân viên chính quyền càng liên tục quấy nhiễu. Bạn bè người thân khuyên tôi đừng luyện nữa, và nói: “Chưa tính bản thân chị gặp nguy hiểm, mà còn liên lụy tiền đồ con cái.” Họ nghị luận rất nhiều và nhìn tôi với ánh mắt kỳ thị.

Cũng có người nói với tôi rằng: “Hỏi chị luyện hay không luyện, chị chỉ cần nói không luyện.”

Tôi nói: “Công pháp này tốt như vậy, sao có thể không luyện?! Tôi là người sắp chết, nhờ luyện Pháp Luân Công mà khỏe mạnh. Nếu tôi không luyện Pháp Luân Công, mạng của tôi đã mất từ lâu. Tôi có Sư phụ bảo hộ, sẽ không có bất cứ chuyện gì xảy ra, con cái cũng không bị ảnh hưởng. Các con tôi chỉ có thể thụ ích trong Đại Pháp, vì chúng đều ủng hộ tôi tu luyện, Sư phụ Đại Pháp sẽ bảo hộ chúng.”

Lúc đó con gái tôi đang học cao học, rồi học tiếp lên tiến sỹ. Khi ấy, trường yêu cầu phải vào Đảng, nếu không sẽ không được cấp bằng tiến sỹ. Con gái hỏi tôi phải làm sao? Tôi nói: “Dẫu thế nào cũng không thể vào Đảng.” Từ lâu con gái đã làm tam thoái (thoái xuất khỏi tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng), cháu vốn cũng không đồng ý vào Đảng. Kết quả cuối cùng chẳng có gì, con gái tôi không hề bị ảnh hưởng gì, đã hoàn thành thuận lợi chương trình học tiến sỹ và tìm được một công việc lý tưởng.

Con trai làm việc trong cơ quan, chẳng những không bị ảnh hưởng gì, mà còn từng bước thăng tiến, đồng nghiệp vừa ngưỡng mộ vừa đố kỵ. Một lần, tôi nói với con trai: “Con trai, con thật giỏi, lại thăng chức.”

Cháu nói: Chẳng phải mẹ nói ‘một người luyện công, cả gia đình được lợi ích sao?’ (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Tôi nói: “Đúng vậy, đây là Sư phụ giảng, vì vậy con cũng được lợi ích, chúng ta cảm tạ Sư phụ nhé!”

Khi cháu nội trai vừa sinh, tôi vừa ẵm cháu vừa niệm: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Cháu nhìn tôi với đôi mắt mở to và không khóc. Khi cháu biết nói, tôi dạy cháu niệm chín chữ chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo”, cháu liền học theo. Đôi khi cháu còn học cách phát chính niệm của tôi, hai chân nhỏ song bàn, tay nhỏ lập chưởng phát chính niệm. Nhìn thấy tôi dâng hương và hợp thập, cháu cũng hợp thập trước Sư phụ.

Một lần, cháu nhỏ sốt cao 40 độ, lúc đó tôi không có nhà. Con trai điện thoại cho tôi, nói rằng bệnh viện huyện không thể điều trị, con trai sợ chậm trễ nên muốn đến bệnh viện lớn ở tỉnh để khám cho cháu. Giọng con trai run run.

Tôi an ủi con trai: “Đừng sợ, cháu nhỏ sẽ không sao.”

Con trai nói: “Trẻ nhỏ của gia đình khác bị ban đỏ, nhập viện phải tốn 50.000 đến 60.000 Nhân dân tệ mới chữa khỏi. Mẹ ơi, chúng con không có nhiều tiền như vậy, mẹ mau giúp con chuẩn bị tiền nhé.”

Tôi vừa đồng ý, vừa thỉnh cầu Sư phụ cứu cháu nhỏ. Kết quả là đến bệnh viện tỉnh khám, bác sỹ nói: “Cháu không sao, không cần nhập viện, về nhà tiêm tĩnh mạch là khỏi.” Quả nhiên, cháu trai về nhà tiêm tĩnh mạch liền khỏe lại.

5. ‘Lần này đã gặp được Pháp Luân Công thật rồi’

Sáng 26 tháng Chạp Âm lịch năm 2007, tôi đến nhà con trai trông cháu. Vừa đi ra đường, thì nhìn thấy một chiếc ví to bên đường, tôi lấy chân đá vào, chiếc ví bung ra, thoạt nhìn là chứng minh thư, tôi cầm lên xem thì thấy có rất nhiều tiền trong đó. Lúc đó xung quanh không có một ai, tôi muốn đứng đó đợi chủ nhân chiếc ví, nhưng lại gấp đi chăm cháu, vì nếu tôi đến muộn, con trai và con dâu cũng đi làm muộn, tôi đành mang theo chiếc ví đến nhà con trai. Vừa đi vừa nghĩ, ai đánh mất nhỉ? Sắp Tết rồi, mất nhiều tiền như vậy, chẳng phải lo lắng phát hỏa sao? Liệu có thể ăn Tết vui vẻ không? Mình phải trả lại cho người ta càng sớm càng tốt.

Sau khi vào nhà con trai, tôi mở ví ra thì thấy có năm chứng minh nhân thư, Nhân dân tệ, đô la Mỹ, tiền Nhật, tiền Hàn Quốc, đô la Canada, ngoài ra còn có biên lai cho vay 30.000 Nhân dân tệ và các hóa đơn khác nhau, tổng cộng khoảng 40.000 Nhân dân tệ. Tôi hỏi con trai xem có thông tin liên lạc nào không, nhưng con trai tìm trong ví mà không thấy.

Tôi lo lắng nói: “Giờ phải làm sao?”

Con trai nói: “Mẹ đừng lo lắng, con có cách. Ở đây có chứng minh thư, con đến đồn cảnh sát tra một chút sẽ tìm thấy.”

Người nhà cũng nói: “Sắp Tết rồi, mau mau trả lại cho người ta. Xảy ra chuyện này, cả nhà họ sẽ không thể ăn Tết vui vẻ.”

Nghe người nhà nói những lời này, trong tâm tôi đặc biệt vui. Tôi tu Đại Pháp, người thân cũng có thể chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, gặp chuyện cũng biết nghĩ cho người khác.

Hôm sau, chồng tôi từ bên ngoài về nói: “Tôi giúp mình tìm được rồi, quảng cáo mất đồ dán trên tường, có số điện thoại, tôi đã ghi lại cho mình.” Tôi lấy số điện thoại, rồi lại đến chỗ quảng cáo để kiểm tra lại một lần nữa, trên đó viết rằng: “Tôi bị mất một chiếc ví ở đây, nếu ai có hảo tâm nhặt được, xin vui lòng gửi lại chứng minh thư, xin cảm ơn và hậu tạ.”

Sau khi xác minh, tôi đến điện thoại công cộng để gọi cho chủ sở hữu, và người trả lời điện thoại là một phụ nữ với giọng nói khàn khàn.

Tôi nói: “Tôi nhặt được ví của chị.”

Cô ấy nói: “Làm thế nào tôi có thể cảm ơn chị! Tôi đã không ăn gì trong hai ngày, cũng không thể ăn cơm, không thể ngủ vì đau răng. Chị vui lòng trả lại chứng minh thư là được, không cần trả lại tiền, khoản đó là hậu tạ.”

Tôi nói: “Tôi cần kiểm tra những thứ bên trong ví của chị.”

Cô ấy nói đúng tất cả, và rằng cô ấy làm việc cho một công ty bảo hiểm nhân thọ. Tôi an ủi cô ấy: “Đừng nóng, là đồ của chị, tôi sẽ trả lại đầy đủ cho chị.”

Cô ấy lại nói: “Chỉ cần trả lại chứng minh thư là được, tiền đó là hậu tạ.”

Tôi nói: “Nếu tôi muốn tiền, tôi đã không điện thoại cho chị.”

Tôi hẹn cô ấy thời gian gặp mặt để trả lại tiền.

Tôi và một đồng tu đã mang ví đến gặp cô ấy, cô ấy đi cùng với ba đồng nghiệp. Sau khi gặp mặt, tôi nói với các cô ấy rằng mình là người luyện Pháp Luân Công. Sau đó tôi và đồng tu giảng chân tướng Đại Pháp cho họ, nói với họ rằng, người luyện Pháp Luân Công đều chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, Pháp Luân Công dạy con người hướng thiện, gặp chuyện gì đầu tiên nghĩ cho người khác. Người tu luyện Pháp Luân Công chân chính có thể nhặt được tiền và trả lại cho chủ nhân ban đầu, đây là Sư phụ Đại Pháp đã dạy chúng tôi làm như vậy.

Tôi trả lại ví cho cô ấy, cô ấy xúc động nắm tay tôi, rơi nước mắt và lấy hết tiền trong ví ra hậu tạ cho tôi. Tôi nói: “Nếu tôi muốn tiền của chị, tôi đã không điện thoại cho chị, và chúng ta cũng không thể gặp nhau hôm nay.”

Các cô ấy đều nói: “Lần này tôi thực sự không tin những gì nói trên ti vi. Nếu không đích thân trải nghiệm, không tận mắt thấy, thì vẫn bị lừa bởi những lời dối trá trên ti vi, lần này đã gặp được Pháp Luân Công thật rồi.”

Các cô ấy đều tự nguyện thoái xuất khỏi tổ chức Đảng, Đoàn, Đội của Trung Cộng, và nói: “Chúng tôi làm thế nào mới có thể cảm ơn chị?”

Tôi nói: “Nếu muốn cảm ơn, hãy cảm ơn Sư phụ Đại Pháp nhé.”

Các cô ấy nói: “Xin cảm ơn Sư phụ Đại Pháp!”

Họ đều ra về với những giọt nước mắt biết ơn. Tôi nhìn theo bóng dáng của họ, thực sự mừng cho họ đã được đắc cứu.

(Bài viết được chọn đăng nhân ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24 trên Minh Huệ Net)

(Phụ trách biên tập: Y Văn)

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Nếu đăng lại cho mục đích thương mại, vui lòng trao đổi với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/1/【5.13徵文】吃虧讓人-大法賜福-460940.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/6/2/209694.html

Đăng ngày 03-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

 

Share