Bài viết của một phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 20-10-2022]

Tên: Thái Văn Minh (蔡文明)
Giới tính: Nam
Tuổi: 47
Thành phố: Thường Châu
Tỉnh: Giang Tô
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày qua đời: Tháng 10 năm 2023
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Ngày 27 tháng 10 năm 2000
Nơi giam cuối cùng: Nhà tù Tô Châu

Tên: Trấn Tường Anh (镇祥英)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Ngoài 70 tuổi
Thành phố: Thường Châu
Tỉnh: Giang Tô
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày qua đời: Tháng 4 năm 2016
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Khoảng năm 2003
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Cưỡng bức Lao động Nữ Cú Đông

Tên: Thái Kiến Hoa (蔡建华)
Giới tính: Nam
Tuổi: 77
Thành phố: Thường Châu
Tỉnh: Giang Tô
Nghề nghiệp: Không rõ
Ngày qua đời: Tháng 5 năm 2020
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Năm 2018
Nơi giam giữ cuối cùng: Đồn Công an Tây Tân Kiều

Một gia đình 3 người ở thành phố Thường Châu, tỉnh Giang Tô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996. Thông qua tu luyện, những căn bệnh lâu năm của họ đã biến mất và họ đã được tận hưởng một cuộc sống yên bình.

Sau khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, người con trai Thái Văn Minh đã bị kết án 7 năm tù. Anh phải vật lộn với bệnh tim dai dẳng và qua đời ở tuổi 47 vào năm 2013, 6 năm sau khi được trả tự do. Sự gia đi của anh là một nặng giáng xuống mẹ anh, bà Trấn Tường Anh, và bà đã qua đời 3 năm sau đó. Người cha của gia đình là ông Thái Kiến Hoa bị kết án 3 năm tù vào đầu năm 2020. Ông qua đời vào tháng 5 năm 2020 trước khi bắt đầu thụ án. Ông hưởng thọ 77 tuổi.

Cha mẹ và con trai gặp được Pháp Luân Công

Anh Thái Văn Minh bị viêm gan B vào năm 1994 khi mới ngoài 20 tuổi. Điều này dẫn đến thiếu máu bất sản (không tái tạo), một chứng bệnh tựa như ung thư máu và đe doạ tính mạng khi cơ thể ngừng sản xuất các tế bào máu. Anh đã phải bán nhà và tiêu hết số tiền tiết kiệm để tìm cách chữa trị. Cuối cùng, bệnh của anh vẫn không thể cứu chữa. Bác sỹ cho anh xuất viện và nói anh chỉ sống được 3 tháng nữa. Vợ anh đã ly dị anh và cho anh toàn quyền nuôi đứa con trai 5 tuổi của họ.

Tháng 3 năm 1996, anh Thái tu luyện Pháp Luân Công theo lời khuyên của một người bạn và đã hồi phục sức khỏe một cách thần kỳ.

Chứng kiến sự hồi phục của con trai, cha mẹ anh cũng bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Bệnh đục thuỷ tinh thể và đau thắt lưng của cha anh đã biến mất và ông Thái đã thành lập một điểm luyện công tại nhà với hơn 60 người thường xuyên luyện công.

Cái chết của người con trai

Ngày 27 tháng 10 năm 2000, trưởng đồn Hồng Kiến Hưng của Đồn Công an Trấn An Gia Xá đã bắt giữ anh Thái Văn Minh. Cảnh sát đánh đập và đá anh. Tại đồn công an, Hồng nói với anh: “Chúng tôi có thể bắt giữ những người như anh bất cứ khi nào chúng tôi muốn mà không cần tuân theo trình tự luật pháp nào”.

Tối hôm sau, các cảnh sát Hồng, Đái Thế Ny và Lưu Quang Bình cùng Nghiêm Kiến Phát của Phòng 610 thị trấn đã còng tay anh Thái, bịt mắt anh và treo anh lên bằng cổ tay vào một khung cửa. Anh lơ lửng trên không và cảnh sát còn đánh anh bằng thắt lưng và dùi cui.

f3fa41b05adf6ef3c1abc5d1b7dff89b.jpg

Minh hoạ tra tấn: Bị treo lên và bị đánh

Cảnh sát đổ đầy nước vào một cái thùng và nhấn đầu anh vào đó. Họ tra tấn anh đến khi họ hoàn toàn kiệt sức. Trước bình minh, họ lột đồ của anh và bắt anh quỳ gối trên sàn bê tông.

Ngày hôm sau, cảnh sát tiếp tục tra tấn anh Thái như vậy. Kết quả là anh bị mất kiểu soát đại tiểu tiện. Người dân sống gần đồn công an đó có thể nghe được tiếng thét thất thanh đầy đau đớn của anh vào ban đêm.

Trong 4 ngày giam giữ và tra tấn anh Thái, cảnh sát Hồng đã cố gán anh là người cầm đầu tổ chức cho các học viên địa phương đến Bắc Kinh vào đầu tháng 10 để kháng nghị cho Pháp Luân Công, trong khi thực tế là anh đã đi công tác xa nhà theo yêu cầu của đơn vị vào thời gian đó.

Ngày 31 tháng 10, anh Thái bị đưa đến trại tạm giam. Toà án Vũ Tiến đã kết án anh 7 năm tù vào ngày 9 tháng 8 năm 2001 mà không thông báo cho gia đình anh. Anh đã bị tra tấn không ngừng trong Nhà tù Tô Châu.

Sau khi anh Thái được thả vào tháng 10 năm 2007, anh thường bị đau ngực dữ dội, có đợt kéo dài trong nhiều ngày. Anh bắt đầu bị đau toàn thân vào tháng 7 năm 2013 và không thể ngủ vào ban đêm. Anh đã qua đời vào cuối tháng 10 ở tuổi 47.

Cái chết của người mẹ

Bốn tháng sau khi anh Thái bị bắt vào tháng 10 năm 2000, cha mẹ anh, ông Thái Kiến Hoa và bà Trấn bị bắt vào ngày 24 tháng 2 năm 2001 và bị đưa đến một trung tâm tẩy não. Vì họ từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, trưởng đồn Hồng bắt đầu đánh đập họ vào ngày 1 tháng 3. Ông ta cũng ra lệnh cho thuộc cấp gồm Trâu Kinh Long, Vương Hạo Ba và Từ Cường dùng gậy sắt và gậy gỗ đánh đập họ. Cảnh sát đã làm gãy 3 cây gậy gỗ khi đánh đập hai vợ chồng họ vào ngày 5 tháng 3.

Cảnh sát đặc biệt đánh vào chân trái của hai vợ chồng. Sau khi chân họ sưng phồng, cảnh sát ép họ đứng trong nhiều giờ trước khi cho họ đi ngủ. Họ thường xuyên tỉnh giấc vì đau nhức.

Bà Trấn bị đau lưng đến nỗi không thể duỗi thẳng lưng và phải dựa vào tường để bước đi. Sợ bà có thể tử vong trong khi bị giam, cảnh sát đã thả bà vào ngày 13 tháng 4 năm 2001. Bà đã bị nằm liệt giường trong 3 tháng.

Sau khi hồi phục, bà Trấn đã đến Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công và phân phát tài liệu nâng cao nhận thức về cuộc bức hại. Bà bị bắt và kết án 2,5 năm trong Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Cú Đông.

Sự tra tấn trong trại lao động đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bà, tiếp đó là cái chết của con trai vào năm 2013. Bà sớm đổ bệnh và 3 năm sau bà qua đời vào tháng 4 năm 2016.

Cái chết của người cha

Ông Thái Kiến Hoa bị bắt lần đầu vào ngày 18 tháng 7 năm 2000 khi đến Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công. Sau khi ông bị đưa về Thường Châu, trưởng đồn Hồng đã thẩm vấn ông. Cảnh sát cũng lột đồ ông và bắt ông phải quỳ gối. Ông Thái đã từ chối vì ông không làm gì sai khi tu luyện Pháp Luân Công hay lên tiếng cho pháp môn này. Cảnh sát đã tức giận tát vào mặt ông và đánh vào đầu ông. Ông bị còng tay xuyên đêm.

Ngày 24 tháng 7, cảnh sát còng tay ông và treo ông lên bằng cổ tay vào một khung cửa rồi đánh đập ông. Sau khi đánh đập trong suốt buổi sáng, cảnh sát đã thả ông xuống vào buổi trưa. Ông bất tỉnh khoảng 50 phút và Hồng đổ nước lạnh lên người ông nhằm khiến ông tỉnh lại. Khi ông khôi phục ý thức, ông đã bị mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Hồng đe doạ ông và ra lệnh cho ông viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và hứa không đến Bắc Kinh để kháng nghị nữa, nhưng ông từ chối. Vì ông tuổi tác đã cao nên họ đã dừng tra tấn ông và đưa ông đến trại tạm giam để giam giữ 1 tháng.

Năm 2000, ông lại đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện vào đầu tháng 10 năm 2000. Ông bị bắt và bị đưa trở lại Thường Châu vào ngày 8 tháng 10. Cảnh sát đã tra tấn ông, còng tay và làm ông nghẹt thở. Vào buổi tối, họ còn lột đồ của ông và bắt ông quỳ trên nền bê tông.

Sau đó, cảnh sát đưa ông đến một cơ sở giam giữ đặt trong một khách sạn tư nhân. Tại đây ông chỉ được ăn hai bữa một ngày và phải ngủ trên sàn bê tông. Ngày 24 tháng 10, ông bị đưa đến một trại tạm giam và bị giam ở đó một tháng.

Đến tháng 1 năm 2001, ông lại bị bắt và giam trong một khách sạn tư nhân trong Tết Nguyên đán. Ông bị ép phải xem các video lăng mạ Pháp Luân Công.

Chỉ vài ngày sau khi được thả, ông và vợ lại bị bắt vào ngày 23 tháng 2 năm 2001 và bị tra tấn vì không từ bỏ Pháp Luân Công.

Từ năm 2001 đến tháng 10 năm 2003, trong khi vợ ông Thái đang thụ án 2,5 năm lao động và con trai đang thụ án 7 năm tù, cảnh sát luôn bắt ông Thái trong những ngày lễ lớn hoặc những ngày nhạy cảm chính trị và giam ông trong các trung tâm tẩy não.

Năm 2018, ông Thái lại bị bắt vì nói với mọi người về Pháp Luân Công. Ông bị giam tại Đồn Công an Tây Tân Kiều trong 1,5 ngày. Hai tháng sau ông bị bắt một lần nữa khi bị tố giác vì nói với mọi người về Pháp Luân Công trên xe buýt.

Vì lý do sức khoẻ, trại tạm giam từ chối nhận ông và ông đã được bảo lãnh tại ngoại. Một năm sau, khi hết thời hạn bảo lãnh, cảnh sát lại gia hạn bảo lãnh của ông thêm 1 năm nữa.

Năm 2020, toà án đã kết án ông Thái 3 năm tù. Tháng 5 năm đó, ông qua đời trước khi bị đưa vào nhà tù.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/10/20/450960.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/10/22/204419.html

Đăng ngày 01-12-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share