Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Nội Mông Cổ, Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-08-2022]
Tên: Bộ Quốc Cần (步国芹)
Giới tính: Nữ
Tuổi: Ngoài 60 tuổi
Thành phố: Xích Phong
Tỉnh: Nội Mông Cổ
Nghề nghiệp: Nữ doanh nhân
Ngày mất: Không rõ
Ngày xảy ra vụ bắt giữ cuối cùng: Tháng 5 năm 2000
Nơi giam giữ cuối cùng: Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát
Bà Bộ Quốc Cần, một nữ doanh nhân ở thành phố Xích Phong, Nội Mông Cổ, từng mắc nhiều căn bệnh và có một cuộc sống vô cùng khó khăn trong nhiều năm. Tuy nhiên, mọi bệnh tật của bà ấy đã sớm biến mất sau khi bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả tâm lẫn thân cổ xưa, vào năm 1997.
Chiểu theo những lời giảng của Pháp Luân Công, bà Bộ cũng không còn oán giận chồng mình vì thói ham mê đánh bạc và ngoại tình của ông, cố gắng quan tâm đến ông ấy nhiều hơn. Bà có một cậu con trai bị não úng thủy bẩm sinh không thể đi lại dù đã 10 tuổi. Mỗi lần học Pháp, bà thường ngồi bên cạnh đọc to để con trai cùng nghe, và dần dần, cậu ấy đã bình phục và có thể tự đi xuống cầu thang. Sự vui sướng của bà không sao biểu đạt. Bà cảm tạ Sư phụ đã cứu mạng con trai bà.
Tuy nhiên, cuộc sống hạnh phúc của bà Bộ đã đột ngột bị phá vỡ khi chính quyền cộng sản Trung Quốc phát động chiến dịch tiêu diệt Pháp Luân Công ở Trung Quốc vào tháng 7 năm 1999, chỉ bởi sự phổ biến chưa từng có của pháp môn. Bà Bộ đã bị bắt và bị tra tấn khủng khiếp trong hai lần thụ án lao động cưỡng bức vì kiên định đức tin của mình. Lo sợ bị liên lụy, chồng bà đã ép bà phải ký vào bản thỏa thuận ly hôn và chiếm đoạt toàn bộ tài sản của họ, bao gồm cả căn nhà và tiền tiết kiệm của bà.
Sau khi được thả, bà Bộ phải vật lộn với sức khỏe kém và cuối cùng đã qua đời (chưa rõ ngày mất) ở tuổi ngoài 60.
Dưới đây là sơ lược về những bức hại mà bà Bộ đã trải qua.
Bị bắt vì kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công
Bà Bộ và một học viên khác là bà Trạch Thúy Hà đã đi đến Bắc Kinh để kháng nghị cho quyền tu luyện Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999. Các nhân viên chính quyền không cho bà vào văn phòng kháng nghị của quốc vụ viện và gọi cảnh sát đến. Cảnh sát đã bắt và giam hai bà trong Trại tạm giam Tây Thành.
Lính canh bắt bà Bộ ngồi xổm ở trong nhà vệ sinh và sai tù nhân khác dội nước lạnh lên người bà. Nếu bà hét lên để phản đối, tù nhân sẽ dội thêm nước lên người bà. Sau màn tra tấn “tắm” mở màn này, tù nhân tiếp tục dùng giày để đánh bà, khiến thân thể bà đầy rẫy vết bầm tím.
Lính canh còn ép bà Bộ phải đọc thuộc nội quy Trại tạm giam. Khi bà lập luận rằng bà không phạm pháp và không phải là tội phạm, nên bà không cần phải học nội quy, lính canh đã bắt bà phải đứng hoặc ngồi xổm xuyên đêm. Mười ba ngày sau, bà Bộ và bà Trạch bị đưa trở về Xích Phong.
Ngay khi hai bà bị đưa vào trại tạm giam Nguyên Bảo Sơn, hàng chục phóng viên đã tới để chụp hình hai bà và các cảnh sát áp giải họ, và hỏi bà lý do họ đến Bắc Kinh. Hai bà nói với các phóng viên rằng cuộc bức hại này là phi pháp và tuyên truyền vu khống Pháp Luân Công trên truyền hình đều là bịa đặt. Một cảnh sát đã quát lớn và ra lệnh cho hai bà ngừng nói. Anh ta dọa sẽ đánh hai bà nếu vẫn tiếp tục, nhưng hai bà không ngừng lại vì máy quay vẫn đang ghi hình. Sau khi phóng viên rời đi, lính canh của trại tạm giam đã bắt hai bà đứng trong một hành lang không có máy sưởi đến tận nửa đêm, dù hôm đó là một ngày mùa đông giá rét.
Một hôm, một lính canh phát hiện bà Bộ và bà Trạch đang luyện công (luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công) nên đã đưa hai bà đến văn phòng làm việc của phó giám đốc trại. Ông ta đã đánh đập họ. Khi các học viên cáo buộc ông ta vi phạm nội quy trại tạm giam, ông ta nói rằng đối với các học viên thì trại có nhiều ngoại lệ: “Nếu các bà chết thì sẽ được coi là tự sát. Đối với chúng tôi thì các bà chỉ như một con gà con mà thôi, và chúng tôi có thể làm bất cứ điều gì chúng tôi muốn”.
Ngày hôm sau, lính canh xích chân và còng tay các học viên luồn ra sau chân. Họ gọi đây là hình thức tra tấn “khoét xích”. Với tư thế này, các bà không thể ngồi thẳng lưng cũng không thể nằm xuống hay đứng lên. Bị còng tay xích chân như vậy suốt nhiều ngày khiến hai bà đau đớn không xiết. Hai bà đã tuyệt thực cho đến khi cuộc tra tấn kết thúc. Hai tháng sau, mỗi ngày hai bà đều phải quỳ gối và ngồi xổm trong thời gian dài.
Tra tấn trong trại tạm giam Bình Trang
Mười ba ngày sau, vào tháng 5 năm 2000, cả bà Bộ và bà Trạch đều bị chuyển tới trại tạm giam Bình Trang. Sáu học viên khác cũng bị giam ở đó, gồm bà Lưu Hiểu Hân, bà Tân Tú Anh, bà Trương Tú Cần, bà Vương Tú Phương, bà Lý Thúy Lan và bà Trương Ngọc Linh.
Vì các học viên từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, lính canh đã cấm họ ngủ và phạt “đi vịt”. Với phương thức tra tấn này, các học viên bị cưỡng chế ngồi xổm với đôi chân trần, hai tay để ra sau lưng, trong khi phải vác 30kg bột ngô. Sau đó, các học viên phải bước đi trong tư thế này trên nền cát suốt cả buổi sáng trong những ngày hè nóng nực. Một học viên khác là bà Bộ Quốc Cần, vì không thể ngồi xổm nên đã phải bò lết đi trong khi cõng bột ngô trên lưng khiến đầu gối bị cào rách, be bét máu.
Vào lúc các học viên trở lại sau khi kết thúc “đi vịt”, lính canh bắt họ ngồi ngâm mình trong nước lạnh trong khi các tù nhân dội nhiều xô nước lạnh lên người họ. Thậm chí những nữ học viên đang trong kỳ kinh nguyệt cũng bị đối xử vô nhân đạo như vậy.
Sau cuộc tra tấn, nếu các học viên vẫn kiên định không bị chuyển hóa, lính canh sẽ ra lệnh cho họ phải nhảy thật nhanh với chân nhấc lên cao. Nếu họ nhảy chậm, lính canh sẽ dùng một ống nhựa có đường kính 4 cm để quất vào người họ. Nếu thấy họ vẫn có thể nhảy sau một thời gian tra tấn, lính canh ép họ tiếp tục nhảy dưới cái nắng như thiêu đốt và đổ hết nước uống của họ đi. Các học viên bị cưỡng chế nhảy trong hơn một tiếng đồng hồ.
Sau đó, các học viên bị cưỡng chế “nhảy cóc”. Họ bị ép ngồi xổm cùng nhau và người ngồi sau nắm hai vành tai của người ngồi trước. Họ bị ép nhảy cóc liên tục mà không được bỏ tai ra. Tai của một số học viên đã bị rách và chảy máu.
Trong một hình thức tra tấn khác, lính canh ép học viên nhảy lò cò bằng một chân vào trong những vòng tròn trong khi hai tay vẫn phải nắm tai của người kia.
Có lần, lính canh dùng tưới nước cho cây trong vườn phun vào các học viên khiến họ bị ngạt thở.
Một buổi tối nọ, một lính canh tuyên bố cho phép các học viên ngủ và yêu cầu họ phải nằm sấp trên giường sau khi đã cấm ngủ họ trong nhiều ngày. Sau đó, họ lệnh cho tù nhân đổ nước lên người các học viên. Vì những chiếc giường được nối liền kề với nhau nên quần áo và đồ dùng hàng ngày của mọi người ở dưới giường đều bị ướt sũng.
Lính canh nói rằng nếu các học viên từ bỏ Pháp Luân Công thì họ sẽ dừng tra tấn. Vì các học viên từ chối thỏa hiệp, lính canh đã lột đồ của họ và dùng thắt lưng da cứng quất vào lưng họ. Họ gọi hình thức tra tấn này là “mở da”. Giám đốc trại tạm giam Trương Hải Thanh vừa quất các học viên vừa hét lên: “Nếu tối nay tôi không chế ngự và khiến các vị phục tùng, thì tôi không làm cái chức giám đốc trại này nữa. Tôi sẽ cho các vị nếm mùi bạo chính của giai cấp vô sản. Tôi sẽ đánh các vị nát thành từng mảnh hoặc thậm chí đánh chết các vị!”
Các học viên bị quất mạnh đến nỗi một số nhanh chóng ngất đi và nằm rạp ra đất. Lính canh đá vào đầu họ để kiểm tra xem họ còn sống hay không. Sau 3 tiếng tra tấn, các học viên cố gắng lết từng bước về xà lim vào lúc 2:00 sáng. Một tù nhân nói với họ: “Chúng tôi tưởng rằng các vị đã chết. Tiếng quất giống như tiếng pháo nổ. Chúng tôi đều sợ đến phát khóc”.
Lính canh còng tay hai học viên vào với nhau, khiến họ không thể nằm thẳng xuống để ngủ hay cởi quần áo ướt ra.
Sáng hôm sau, một lính canh đưa các học viên đến văn phòng của giám đốc Trương. Sau khi biết họ đã từng đi tới Bắc Kinh để kháng nghị cho Pháp Luân Công, ông ta đã đá họ bằng đế giày cứng của mình. Trương đá vào đầu bà Lưu như đá một trái banh và còn giẫm lên đầu bà rồi di chân lên mặt bà. Ngay khi bà tỉnh dậy, một lính canh liền sốc điện bà bằng dùi cui điện.
Sau hai tháng ở trong trại tạm giam, bà Bộ bị kết án 1 năm lao động cưỡng bức và bị đưa tới trại tạm giam Thành phố Xích Phong. Lính canh đánh đập và chửi rủa bà vì bà từ chối học thuộc nội quy trại tạm giam. Bà đã tuyệt thực để phản kháng.
Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Đồ Mục Cát
Bà Bộ bị chuyển đến Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát vào tháng 8 năm 2000, sau hai tuần nhốt trong trại giam giam. Bà và 14 học viên khác bị giam trong một căn phòng lớn. Bởi họ luyện công vào đêm đầu tiên ở đó, lính canh đã xông vào và đánh đập họ. Lính canh Vũ Hồng Hà đã dùng giày tát vào mặt họ, đồng thời lớn tiếng chửi mắng họ. Một số học viên đã bị đánh đến chảy máu mũi và những người khác bị bầm tím khắp người.
Các học viên bị bắt phải ngồi xổm (squat) qua đêm. Vào ban ngày, các học viên phải tham gia các phiên tẩy não.
Sau ba tháng tra tấn đầu tiên, chỉ có 6 học viên, trong đó có bà Bộ, không từ bỏ Pháp Luân Công. Sau đó lính canh bắt họ phải đứng cả ngày dưới cái nắng như thiêu đốt. Lính canh chỉ dừng đợt tra tấn này khi các học viên tuyệt thực để phản đối.
Sau đó các học viên bị phân đến khu 2 của trại lao động, ở đó họ phải thu hoạch những trái bắp bị chôn vùi trong tuyết. Mùa đông ở Nội Mông Cổ nhiệt độ luôn ở dưới mức đóng băng và khi gió thổi vào mặt, người ta sẽ có cảm giác như bị dao cứa vào. Nếu găng tay ướt, chúng sẽ đông cứng ngay lập tức. Công việc thường kéo dài cả ngày nên các học viên luôn phải ăn bữa trưa ở trên cánh đồng và trở về trại vào buổi tối.
Trước đây, bà Bộ chưa từng phải lao động nặng nhọc, nên sự cưỡng bức làm công việc đồng áng cường độ cao này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bà. Với hai tay bị đau, nên mỗi sáng dậy hoặc mặc quần áo với bà mà nói đều rất gian nan.
Tinh thần và thân thể bị tàn phá và tổn hại nặng nề, hàm oan qua đời
Sau khi được thả vào tháng 5 năm 2001, bà Bộ đối mặt với tình cảnh thê thảm: bà đã mất tất cả mọi thứ do cuộc ly hôn. Bà phải ở nhờ nhà chị gái một thời gian, sau đó chuyển ra ngoài vì không muốn tạo thêm gánh nặng cho chị gái. Bà ở trong một ngôi nhà hoang và không có thiết bị sưởi ấm vào mùa đông.
Sau này khi con gái bà Bộ sinh con, bà đã đến ở với họ để tiện chăm sóc cháu gái. Do không ngừng nỗ lực nâng cao nhận thức về cuộc đàn áp, bà lại bắt một lần nữa và lại bị lĩnh án lao động cưỡng bức ở trong Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Tư. Tại đây, bà cũng bị tra tấn, tẩy não và chửi rủa. Các tù nhân giám sát bà suốt ngày đêm.
Sau khi được trả tự do, bà Bộ không chống chọi những thương tích do sự tra tấn và đày đọa tinh thần khi ở trong trại lao động, cuối cùng bà đã hàm oan qua đời.
Bà Bộ không chịu nổi vết thương do hành hạ và sự dày vò tinh thần, cuối cùng đã qua đời.
Bài liên quan:
Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/8/18/447808.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/7/203157.html
Đăng ngày 29-10-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.