Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Sydney

[MINH HUỆ 25-09-2022] Ngày 18 tháng 9 năm 2022, Trường Minh Huệ tại Sydney, Úc đã tổ chức Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội cho các học viên nhỏ tuổi. 11 học viên đã đọc bài chia sẻ trải nghiệm tu luyện của mình.

7e2c18b9ca2ea1d735025c93c303bc97.jpg

Trường Minh Huệ tại Sydney tổ chức Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội cho học viên vào ngày 18 tháng 9 năm 2022.

03f7d845570eaedf6acdbca657018503.jpg

530e7b1be38eb0b5cc6dd07b1bcd49b2.jpg

008a1ed95fe6123d9f7eeef2cc4a4571.jpg

98551f8cb620c69c253c880c1b75ff53.jpg

b1dd43c65aa2b3142120527c84137f4f.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp nhỏ tuổi chia sẻ trải nghiệm tu luyện.

Trong buổi giao lưu, các học viên Đại Pháp nhỏ tuổi nói về những thách thức mà các em phải đối mặt trong cuộc sống và học tập hàng ngày như thiếu kiên nhẫn khi làm việc, lười luyện đàn piano, ngại làm việc nhà, nghiện trò chơi điện tử, không thể dậy sớm, xung đột với anh chị em v.v…

Các em chia sẻ cách bản thân đã tuân theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn để vượt qua những chấp trước này và bày tỏ hy vọng sẽ trưởng thành hơn và tu luyện thành thục hơn trong Pháp Luân Đại Pháp.

Luôn nhắc nhở bản thân là một học viên Pháp Luân Đại Pháp

Em Mạnh Thượng Ân, ​9 tuổi, còn được gọi là You You, đang học lớp trung cấp tại trường Minh Huệ. Cô bé đã kiên trì luyện công và đọc Pháp vào buổi sáng trong 18 tháng qua.

Trong bài chia sẻ của mình, em cho biết em thức dậy vào 6:30 sáng, khi đó cha mẹ em đã đi làm và em ở nhà một mình. Thấy chuông báo thức reo, em sẽ ngồi dậy và đi thay quần áo. Vào mùa đông thời tiết buổi sáng rất lạnh. Nhiều hôm em không muốn rời khỏi giường để được nằm trong chăn ấm thêm một chút. Nhưng em nhắc nhở bản thân rằng em nên kiên trì luyện công và học Pháp vào buổi sáng. Ngoài ra, các bạn khác cũng đang đợi em. Nghĩ vậy, em lập tức bật dậy, thay quần áo và đọc Chuyển Pháp Luân cùng các bạn khác.

Thông qua việc học Pháp, You You nhận ra em phải là một người tốt hơn nữa để có thể theo Sư phụ trở về thiên quốc.

Có lần, em và bạn cùng lớp nghịch đồ của cô mà không xin phép. Cô giáo tức giận và hỏi ai đã động vào đồ của cô. You You đã đứng lên nhận lỗi. Nhưng bạn cùng lớp của em lại không chịu nhận và thậm chí còn bảo rằng mình không làm. Cô giáo yêu cầu You You sắp xếp mọi thứ trở về vị trí của nó. Lúc đầu, You You cảm thấy phẫn nộ và cho rằng thật bất công khi mình em bị phạt. Khi em nhắc nhở bản thân rằng mình đang tu Chân, em đã buông bỏ được tâm oán hận.

Lần khác, một bạn nam trong lớp mắng You You nhưng em không đáp lại. Về nhà, You You hỏi mẹ, “Tại sao bạn ấy lại mắng con hả mẹ?” Mẹ em trả lời: “Bạn ấy đang giúp con tu Thiện đấy.” Em liền nói với bạn kia, “Cậu đừng mắng tớ, điều đó không tốt đâu.” Từ đó, cậu bạn ấy không còn trách mắng em nữa.

You You cho biết em sẽ vâng lời Sư phụ tu luyện đến cùng!

Phóng hạ tâm lười biếng

Em Hà Thiên Hạo, 12 tuổi, chia sẻ về quá trình em tu bỏ tâm lười biếng của mình.

Thiên Hạo cho biết vì lười biếng mà em đã gặp nhiều rắc rối trong học tập và cuộc sống hàng ngày. Em không rửa bát sau bữa ăn, vứt quần áo khắp nơi, không thích tập đàn, ngại làm bài tập về nhà và không muốn làm bất cứ việc nhà nào. Em chỉ muốn chơi. Những thói quen xấu này đã ảnh hưởng đến mọi việc của em. Trước đây, bài vở ở trường của em rất chỉnh chu nhưng sau đó trở nên cẩu thả. Em không tích cực trong học tập và thiếu kính trọng thầy cô, bố mẹ.

Thông qua việc học Pháp mỗi sáng và nói chuyện với cha mẹ, những người cũng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, em nhận ra nguyên nhân của mọi vấn đề là do em ôm giữ tâm lười biếng. Em biết chỉ cần em muốn phóng hạ nó, Sư phụ sẽ giúp em.

Vì vậy, em bắt đầu cải thiện tính cách của mình. Em phát hiện ra trước kia vì lười biếng nên điều đầu tiên em làm sau giờ học là lên mạng chat với bạn bè, đọc những thứ ngoài lề rồi làm bài tập, cuối cùng em mới luyện piano nên thường còn rất ít thời gian. Khi quyết định thay đổi, điều đầu tiên em làm khi đi học về là luyện đàn, sau đó làm bài tập rồi đến những việc cần làm khác. Sau đó, em phát hiện ra kỹ năng chơi piano của mình đã được cải thiện rất nhiều.

Đồng thời, em cũng chú ý giữ phòng gọn gàng sạch sẽ, chấn chỉnh thái độ học tập và dần khắc phục tính lười biếng. Theo đó, nhiều thứ đã biến đổi theo hướng tích cực.

Thiên Hạo nói, Con xin cảm tạ Sư phụ!

Dậy sớm để học Pháp và luyện công

Em Lý Ái Đức, 9 tuổi, chia sẻ về hành trình tu luyện của mình. Mỗi sáng, em thức dậy lúc 6:30 để học Pháp cùng các học viên khác của trường Minh Huệ. Các em đọc một bài thơ lần lượt trong Hồng Ngâm 1 đến Hồng Ngâm 4 và sau đó đọc Chuyển Pháp Luân. 7 giờ các em bắt đầu luyện công và Ái Đức đi học lúc 7 giờ 30 sau khi luyện công xong. Em đã kiên trì như vậy được hơn một năm.

Nhờ học Pháp và luyện công buổi sáng, em đã thu hoạch được rất nhiều. Em đã trừ bỏ được tâm lười biếng, tâm lãng phí thời gian, tâm hiển thị, tâm tranh đấu và cả tâm bất kính với Sư phụ và Đại Pháp.

Có một khoảng thời gian, Ái Đức rất thích bắt lỗi người khác. Bất cứ khi nào em nghe thấy You You đọc sai trong khi học Pháp hoặc cô bé không đọc khi đến lượt mình, em sẽ giận dữ quát bạn. Mẹ em bảo em rằng hành vi đó là không thiện. Em nhận ra mình đã sai và xin lỗi You You.

Lúc đầu, em không thể tập trung khi đọc sách Chuyển Pháp Luân. Em luôn nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính trong khi học Pháp. Tuy mẹ em đã nhắc nhở nhiều lần nhưng em không bỏ được tật xấu của mình. Gần đây, em đã có một chút tiến bộ. Em dùng ngón tay chỉ vào từng chữ khi đọc sách vì em nhận ra rằng mình đã không kính Sư kính Pháp.

Ở trường tiểu học, Ái Đức thường có xung đột và tranh cãi với các bạn cùng lớp. Về sau, em ghi nhớ mình là một đệ tử Đại Pháp và chủ động đến gần bạn đã làm em khó chịu, “Chúng mình làm bạn nhé?” Bạn ấy đồng ý và hai em bắt tay nhau.

Ái Đức vui vẻ thức dậy vào buổi sáng để học Pháp và rất biết ơn khi có thể đọc cùng các học viên nhỏ tuổi khác. Em cảm ơn Sư phụ từ bi đã giúp em thành thục dần trong tu luyện.

Nhắc nhở bản thân không tranh đấu với người khác

Trong bài chia sẻ của mình, Hoàng Tâm Du, 10 tuổi, cho biết em luôn tranh cãi với mấy người bạn thân nhất của mình ở trường về những chuyện nhỏ nhặt. Sau đó, em nhắc nhở bản thân, “Mình là một học viên Đại Pháp. Mình không nên tranh đấu với người thường”. Do vậy, dù bạn cùng lớp có làm gì sai, em sẽ không mách bạn. Thay vào đó, em giảng giải cho bạn của mình. Em cảm thấy nhẹ nhõm khi buông bỏ được những chấp trước và có thể hòa đồng hơn với mọi người.

Em cũng nói rằng đôi khi thấy bạn khác có gì tốt, em cảm thấy ghen tị. Khi đó, em tự nhắc nhở bản thân, “Học viên Đại Pháp không được có tâm tật đố.” Em cũng nhận thấy em đã trở nên ít chấp trước vào truy cầu mọi thứ và cảm thấy bình tĩnh hơn. Khi thông đọc Chuyển Pháp Luân, Tâm Du thường có những hiểu biết mới và cố gắng không tranh đấu với các bạn. Hiện tại, em cố gắng đọc Chuyển Pháp Luân với em gái mỗi ngày và hy vọng mình có thể tu luyện tốt hơn.

Phấn đấu trở thành một học viên tinh tấn

Tạ Thiên Thụy, 9 tuổi, đang đọc Chuyển Pháp Luân lần thứ 6. Em đọc Pháp cùng mẹ sau khi phát chính niệm vào buổi tối. Nếu mẹ em không có nhà, em sẽ đọc với bà qua điện thoại. Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho em và giờ em đã biết nhiều chữ hơn trước. Em cũng mắc ít lỗi hơn khi đọc và hiểu rõ hơn về các Pháp lý.

Học kỳ trước, Thiên Thụy bị ngã mạnh xuống nền xi-măng khi đang chơi với em gái. Vết thương của em rất đau nhưng em lập tức tự trấn an mình, “Không sao, không sao”. Quả thực, em liền cảm thấy không đau lắm.

Thiên Thụy cho biết em nhận ra mình vẫn còn nhiều chấp trước như chểnh mảng luyện công và tranh giành với em gái vì những thứ vặt vãnh, khiến em bị tổn nhiều đức. Em hy vọng sẽ đề cao tâm tính và là một học viên tinh tấn.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả.Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/9/25/450051.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/9/27/204036.html

Đăng ngày 29-09-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share