Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 21-05-2022] Tôi là một đệ tử Đại Pháp trẻ tuổi, hiện đang học đại học năm thứ nhất. Tôi may mắn bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp từ năm 2018. Tôi muốn chia sẻ với mọi người về một số tâm đắc trong tu luyện.

1. Đắc Pháp

Một ngày năm 2018, tôi cùng mẹ tản bộ bên bờ sông, nhìn thấy một nhóm người đang luyện Pháp Luân Công. Vì hiếu kỳ nên chúng tôi dừng lại xem một lúc. Một học viên đã tặng chúng tôi một bông sen nhỏ được làm thủ công và một tờ giới thiệu về Pháp Luân Công (còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp).

Trước kia mẹ tôi đã từng biết về Pháp Luân Công, cũng như việc nhiều người được thụ ích sau khi tu luyện. Về nhà, bà đã tìm hiểu nhiều tài liệu hơn, sau đó liền muốn tu luyện. Ban đầu tôi cũng không định tu luyện, bởi vì tôi cảm thấy bản thân còn trẻ, nghĩ rằng đợi sau này mới bắt đầu.

Cho đến một ngày, khi tôi đang xem một đoạn video Sư phụ dạy công tại Trung Quốc, nhìn thấy khuôn mặt từ bi của Sư phụ, sâu thẳm trong tâm tôi dâng trào sự cảm động không diễn tả thành lời, trước đây tôi chưa bao giờ có loại cảm xúc này. Tôi nói với mẹ: “Sư phụ tuyệt đối không phải người thường!” Từ đó, tôi bắt đầu cùng mẹ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

2. Cải biến thân tâm

Từ khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp tới nay, tình trạng sức khỏe của tôi cải thiện rõ rệt. Tôi từng bị viêm mũi dị ứng và viêm phế quản cấp tính, điều này khiến tôi phải chịu nhiều phiền phức. Bởi vì dù chỉ một chút mùi vị lạ hoặc gặp gió lạnh cũng dễ dàng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của tôi, khiến tôi không thể thở bình thường. Tôi phải thường xuyên đi bệnh viện, hầu như mỗi ngày đều phải uống thuốc.

Từ khi bắt đầu tu luyện, mọi bệnh tật của tôi đều biến mất một cách thần kỳ, cuối cùng tôi đã không cần uống thuốc nữa. Thân thể của tôi trở nên nhẹ nhàng hơn, khỏe mạnh hơn, tràn đầy sức sống. Trước đây khi làm việc nhà tôi rất nhanh mệt, hiện giờ có thể giúp mẹ làm việc từ sáng tới tối cũng không thấy mệt mỏi.

Khi mới tiếp xúc với Đại Pháp, tôi nghe một đồng tu nói: “Chuyển Pháp Luân” là cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, dạy con người chiểu theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn làm người tốt, còn có thể giải đáp rất nhiều vấn đề của con người trong cuộc sống. Lúc ấy, tôi cũng có rất nhiều câu hỏi mà không ai có thể giúp tôi trả lời, do đó tôi đã thử đọc cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”. Tôi say sưa với nội dung của cuốn sách. Những vấn đề mà tôi thắc mắc từ khi còn nhỏ, ví dụ như “Tôi là ai”, “Tôi sống vì điều gì”, v.v. Tất cả đều được giải đáp trong cuốn sách.

Pháp của Sư phụ giống như ngọn đèn sáng trong tâm tôi, xua tan bóng tối, dẫn lối cho tôi bước tới tương lai tươi sáng.

3. Tu luyện trong môi trường học tập

Từ khi tu luyện, Pháp Luân Đại Pháp đã khai mở trí huệ cho tôi. Tư duy của tôi trở nên rõ ràng, trí nhớ cũng tốt hơn nhiều. Tôi hiểu bài và ghi nhớ nội dung bài học rất nhanh. Khi tôi học đến trung học phổ thông, hầu hết bạn bè đều phải bỏ nhiều thời gian và tiền bạc tới các lớp học thêm để có được thành tích học tốt hơn, tôi không cần làm vậy nhưng thành tích vẫn đứng đầu lớp. Bạn bè vô cùng kinh ngạc, hỏi bí quyết của tôi. Tôi nói với họ, tu luyện Pháp Luân Đại Pháp giúp tôi tăng trí nhớ, cải thiện tư duy và năng lực giải quyết vấn đề.

Về sau một người bạn của tôi muốn tìm hiểu nhiều hơn về Đại Pháp, tôi liền cho cậu ấy một tờ chân tướng và một bông hoa sen được làm thủ công. Tôi còn giới thiệu về Pháp Luân Đại Pháp với một thầy giáo, họ rất vui vẻ khi nhận hoa sen, thậm chí còn muốn xem cuốn sách “Chuyển Pháp Luân”.

Đôi khi tôi không cân bằng tốt quan hệ giữa học tập và tu luyện; tôi bắt đầu ỷ lại vào trí huệ mà Đại Pháp ban cho, tôi không muốn làm bài vì cho rằng không cần thiết. Tôi muốn dành thêm nhiều thời gian để học Pháp, luyện công. Tôi cho rằng như vậy sẽ tu luyện tốt hơn. Nhưng ngược lại, trạng thái tu luyện của tôi lại trở nên kém hơn. Trong khi làm các việc tôi mất rất nhiều thời gian vì không thể tập trung. Do đó, thời gian tu luyện và học tập ngày càng ít. Sau khi hướng nội tìm, tôi phát hiện bản thân đã không chiểu theo những gì Sư phụ dạy.

Sư phụ giảng:

“Người luyện công thì đâu đâu cũng đều nên thể hiện ra là người tốt” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Diên Cát – Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Sư phụ cũng đã giảng rõ:

“Mọi người thử nghĩ xem, vậy đã là một học viên, là một học sinh thiên chức của chư vị chính là học tập cho tốt, vì chư vị là học sinh.” (Giải đáp thắc mắc tại giảng Pháp ở Quảng Châu – Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Khi tôi quy chính lại trạng thái của bản thân, làm tốt những việc mà một học sinh cần làm, tất cả lập tức đã thay đổi. Thành tích học tập của tôi đã nâng cao, tôi cũng có đủ thời gian học Pháp và luyện công.

Có một thời gian, kết quả thi của tôi không tốt. Tôi sợ thi không tốt, nên muốn dùng một chút gian lận. Tôi ý thức được đây là khảo nghiệm tâm tính bản thân, nên đã bỏ đi những niệm đầu bất hảo. Thời khắc đó, đáp án đột nhiên xuất hiện trong đầu tôi, tôi đã thuận lợi hoàn thành bài thi.

Trong lớp cấp 3 có một bạn học dường như không thích tôi. Mỗi khi tôi thi được điểm cao, cậu ấy đều nói những lời châm chọc và khiêu khích. Tôi cố gắng giữ bình tĩnh, không cãi lộn với cậu ấy. Có một lần, cậu ấy thậm chí còn gửi thư cho tôi, nói cử chỉ của tôi khiến cậu ấy vô cùng khó chịu. Lúc đầu tôi cảm thấy rất tổn thương. Sau đó, tôi bình tâm lại, tự hỏi bản thân có chấp trước gì.

Tôi phát hiện, tôi chỉ nhẫn trên bề mặt, còn trong tâm vẫn chưa thật sự buông bỏ chấp trước. Ví dụ như, tôi vẫn cho là cậu ấy ghen tỵ với thành tích học tập của tôi, chứ không ý thức được tôi cũng có tâm tật đố với thành tích học tập và thứ hạng với các bạn học khác. Khi thấy điểm số của bạn khác cao hơn, tôi thật sự cảm thấy không thoải mái. Đây là biểu hiện của tâm tật đố, không muốn bị người khác vượt qua.

Lại nghĩ sâu hơn, tôi nhận ra rất nhiều lần trước đây, khi tôi đạt được thành tích tốt, mặc dù không khoe khoang ra bên ngoài, nhưng trong tâm tôi cũng sản sinh tâm tự mãn với năng lực của bản thân. Tôi còn tìm ra tâm truy cầu danh, tâm hiển thị, tâm chấp trước không muốn nghe những lời trách móc. Sau khi tìm ra các tâm chấp trước, tôi liền phát chính niệm thanh trừ chúng, nỗ lực không để những chấp trước ấy dẫn dắt bản thân.

Tôi giữ thái độ cởi mở, hòa hảo, đối với bạn học kia cũng rất tốt. Sau đó thái độ của cậu ấy đối với tôi cũng dần dần thay đổi, ngày càng tốt hơn. Cậu ấy cũng bắt đầu chủ động nói chuyện với tôi. Tốt nghiệp cấp 3, mặc dù chúng tôi không cùng trường đại học nhưng vẫn giữ liên hệ.

4. Học tập thế nào để trở thành một người tốt chân chính

Từ nhỏ, tôi vẫn luôn muốn làm một người tốt. Nhưng thực tế, con người trong xã hội này lúc nào cũng vì lợi ích cá nhân mà tranh đoạt, lừa dối lẫn nhau. Tôi phát hiện làm người tốt một cách chân chính thật quá khó. Có người nói, quá lương thiện chỉ khiến bản thân chịu thiệt, tôi nên sáng suốt hơn để bảo vệ lợi ích cá nhân. Tôi không muốn mất đi bản tính thiện lương của mình, nhưng không biết phải làm thế nào. Điều này luôn khiến tôi trăn trở, cho tới khi gặp được Pháp Luân Đại Pháp.

Sau khi Học Pháp của Sư phụ, tôi đã minh bạch làm thế nào để trở thành một người tốt chân chính. Trước đây, khi so sánh với số đông người trong xã hội, tôi tự cho rằng bản thân là một người tốt. Những người xung quanh cũng nói tôi lương thiện, có lòng nhân ái. Nhưng khi dùng Pháp để đối chiếu, tôi phát hiện bản thân vẫn chưa đạt được tiêu chuẩn của một người tốt chân chính. Vì mục đích phía sau việc làm người tốt của tôi là mong muốn được người khác yêu quý tôn trọng và tránh xa những đau khổ. Những điều này đều là chấp trước vào truy cầu danh lợi. Mục đích làm người tốt của tôi thực chất vẫn là hành vi tự tư.

Sư phụ giảng:

“Chân-Thiện-Nhẫn là tiêu chuẩn duy nhất đo lường tốt xấu” (Giảng Pháp trong buổi ra mắt cuốn «Chuyển Pháp Luân» tại Bắc Kinh – Chuyển Pháp Luân Pháp Giải)

Tôi ý thức được rằng chiểu theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, một người tốt chân chính phải là một người vô tư, luôn quan tâm đến người khác trước, làm việc tốt cho người khác không mong chờ hồi báo. Vì vậy, tôi nỗ lực thay đổi bản thân từ căn bản. Trong cuộc sống hằng ngày, tôi học cách quan tâm và suy nghĩ cho người nhà, bạn bè và những người xung quanh.

Tôi sẽ cố gắng chiểu theo Pháp của Sư phụ để tu luyện bản thân, cuối cùng trở thành một người vô tư vị tha.

5. Lời kết

Tu luyện Đại Pháp đến hôm nay, cả thân và tâm tôi đều được lợi ích. Tôi như được ban cho một sinh mệnh mới, không còn cảm thấy mệt mỏi mất phương hướng. Giờ đây tôi biết bản thân cần trở thành người như thế nào, chân chính hiểu được ý nghĩa của cuộc sống.

Quay đầu nhìn lại con đường tu luyện đã đi qua, tôi cảm thấy Sư phụ luôn ở bên chỉ đạo, coi sóc tôi. Sư phụ thường xuyên thông qua lời của đồng tu, hoặc dùng Pháp (tôi không chủ đích mà đọc được) để nhắc nhở; trong khi tôi gặp khó khăn, cho tôi sự khích lệ rất lớn. Không lời nói nào có thể biểu đạt hết lòng cảm kích của tôi đối với Sư phụ và Pháp Luân Đại Pháp. Tôi sẽ tu luyện bản thân thật tốt, không cô phụ Sư phụ từ bi cứu độ! Tôi hy vọng càng nhiều người trên toàn thế giới biết rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/21/【庆祝513】青年学生-在学习环境中修炼(译文)-442905.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/24/201484.html

Đăng ngày 22-08-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share