Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 04-07-2022] Ngày 1 tháng 7, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã lần đầu tiên tham gia lễ hội đa văn hóa mùa hè được tổ chức tại Koblenz, Đức. Họ trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp và biểu diễn múa rồng truyền thống Trung Hoa trên sân khấu. Thị trưởng Ulrike Mohrs, nghị sỹ Josef Oster và du khách đã chào đón sự tham dự của các học viên.

Koblenz, thành phố bên dòng sông Rhnie, có lịch sử lâu đời. Lễ hội đa văn hóa mùa hè đã được tổ chức trong nhiều năm qua. Những người tham gia lễ hội đến từ tất cả các dân tộc giới thiệu về văn hóa của mình nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thúc đẩy sự hội nhập của người nhập cư vào xã hội Đức. Lễ hội năm nay được tổ chức tại một lâu đài cổ gần 200 tuổi và hơn chục nhóm dân tộc đã được mời tới để giới thiệu về bản sắc văn hóa của họ trên sân khấu.

86822d5629141d4462f1b8f346a9901f.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

6afb19494b994beaa681240b95057c7f.jpg

b7b4456744ce061c131c752f0ee577ca.jpg

Mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

b7c98cff71049ba8a5392173701c59c7.jpg

cc4be1581d7ebf81721d7ef2fe30f023.jpg

Mọi người học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Thị trưởng Koblenz đồng tình với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn

dfaf7d35c8e5a6f9cf779f0d29e5c3f2.jpg

Thị trưởng Ulrike Mohrs chụp ảnh cùng một học viên

Thị trưởng Ulrike Mohrs đã tới thăm quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp và một học viên đã phổ biến cho bà về Pháp Luân Đại Pháp cùng nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nam học viên này đã giải thích về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999 như thế nào.

Thị trưởng Mohrs nói: “Nước Đức có hệ thống luật pháp cơ bản và chúng tôi bảo vệ những người có đủ tư cách, vốn là điều tốt. Bất kể họ là ai hay từ đâu tới, họ đều được đối xử công bằng. Đương nhiên là chúng tôi bảo vệ nhân quyền.“

“Chúng tôi có một nền văn hóa rất cởi mở, hiếu khách và chúng tôi khao khát chung sống hòa bình và tôn trọng giá trị của nhau. Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa huy hoàng, vấn đề ở chỗ làm thế nào chúng ta có thể chung sống một cách hòa bình”.

Nghị sỹ đồng tình với các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp

952c9d1a6dd44c967a8426fc93cc06a1.jpg

Ông Josef Oster (thư hai từ bên trái), nghị sỹ quốc hội, trò chuyện cùng với một học viên.

Ông Josef Oster, nghị sỹ quốc hội, đã tới tận nơi để nhận tờ thông tin về Pháp Luân Đại Pháp.

Học viên Quốc đã thuật lại trải nghiệm bị bắt rồi bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của mình. Ông cũng miêu tả lại việc ông đã làm việc chăm chỉ thế nào để học tiếng Đức và hướng dẫn tập các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp ở một bệnh viện địa phương sau khi ông tới Đức. Ông chia sẻ rằng ông đã được thụ ích cả về thể chất lẫn tinh thần nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp nên ông muốn giới thiệu pháp môn này với những người khác.

Một học viên khác đã miêu tả ngắn gọn về nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp và giải thích cho ông Oster rằng khi một người mất bình tĩnh, trên thực tế là họ đang làm tổn thương chính bản thân mình.

Ông Oster, nghị sỹ của Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU), đã thể hiện sự đồng tình. Ông ngay lập tức nói với nhân viên của mình rằng: “Anh nghe thấy rồi chứ? Lần tới khi tôi mất bình tĩnh xin hãy nhắc tôi nhé”. Mọi người đều cười. Ông vui vẻ nhận một bông sen giấy với dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn”.

Nhà tổ chức cảm ơn các học viên Pháp Luân Đại Pháp

Tại lễ khai mạc sự kiện, ông Vito Contento, nhà tổ chức sự kiện đồng thời là chủ tịch Ủy ban Cố vấn Nhập cư và Hội nhập của thành phố, đã chủ trì lễ nghi “điểm mắt rồng” cho đội múa rồng. Sau khi được điểm mắt, chú rồng như sống lại, bay vút lên trong tay những người múa rồng, khiến khán giả vỡ òa trong những tràng pháo tay vang dội.

Ông Contento đã bày tỏ sự cảm ơn đặc biệt đối với sự tham gia của các học viên, ông nói: “Thật tốt khi có các bạn ở đây hôm nay. Chúng tôi đã tổ chức sự kiện này trong nhiều năm qua nhưng đây là lần đầu tiên các bạn tham gia sự kiện này. Tôi nghĩ điều này thật tuyệt. Sự góp mặt của các bạn đã làm phong phú thêm sự kiện này và thành phố của chúng ta”.

dd3721f9452196233548f0759973f27d.jpg

Ông Vito Contento, nhà tổ chức sự kiện đồng thời là chủ tịch của Ủy ban Cố vấn Nhập cư và Hội nhập của thành phố, chủ trì lễ “điểm mắt rồng”.

5392ea1ab414d32f3e22d22b4a51a6fc.jpg

Con rồng như sống lại sau lễ điểm mắt.

0323ec0a265de81015fd09ce5ee5d933.jpg

Ông Contento trò chuyện với một học viên

Tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Tại sự kiện, nhiều người cũng đã tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ và ký bản kiến nghị lên án nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên khi họ vẫn còn sống.

bcfe352bd5ca5cdcc1423a16121e19d6.jpg

Bà Beate Glöckner

Bà Beate Glöckner, chuyên gia tư vấn các vấn đề xã hội mới nghỉ hưu, đã ký bản kiến nghị sau khi biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ. Bà hoàn toàn đồng tình với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp. “Đây là điều mà mọi người đều cần phải làm, duy trì hòa bình, phản đối bạo lực và ảnh hưởng tích cực tới môi trường xung quanh”.

Bà đã quan sát khi các học viên trình diễn luyện công. Bà cho hay thật tuyệt khi các học viên có thể tập trung trong một môi trường ồn ào như vậy. Bà cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp rất tốt và bà dự định sẽ tìm hiểu thêm về môn tu luyện này.

Ông Linster, thành viên đã nghỉ hưu của Hiệp hội các Vấn đề Xã hội cho biết: “Một người bạn đã gợi ý tôi tới đây. Việc bức hại những người tốt ở Trung Quốc là không đúng. Chế độ độc tài đã kiểm soát quá nhiều. Tôi tuyệt đối không đồng tình với điều này”.

Ông cho biết thật tốt khi các học viên phổ biến cho mọi người về cuộc bức hại: “Tôi nghĩ thể hiện lập trường và nói cho mọi người về sự thật này là điều rất tốt”.

Sau khi xem màn trình diễn luyện công trên sân khấu, bà Steffi đã tới quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp. Bà là một giáo viên điều dưỡng và thường có nhiều học sinh Trung Quốc ở trường của bà. Bà nói: “Môn tu luyện này bình yên và thư giãn. Tôi rất quan tâm đến điều này, bởi vậy tôi đã tới đây”.

Sau khi bà nghe nói về cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Đại Pháp và nạn thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc, bà đã ngay lập tức ký bản kiến nghị và nói: “Tôi nghĩ điều này thật khủng khiếp. Tôi sẽ lưu ý hơn đến vấn đề này”.

Công chúng quan tâm tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp

6fc7c273d95398224ab6317c5d092681.jpg

Anh Corbin học bài tọa thiền

Sau khi học bài công pháp thứ năm, anh Corbin, một kỹ sư máy tính trẻ tuổi, chia sẻ: “Tôi cảm thấy rất thư thái. Tôi biết Pháp Luân Đại Pháp truyền dạy nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Đó là những điều rất tốt và giúp ích cho mọi người”.

Anh cho hay anh đã nghe nói về cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc: “Các nền văn hóa, dân tộc và cá nhân đang bị đàn áp và giết hại. Đây là một thảm kịch thời hiện đại. Nhiều người đã buộc phải bỏ trốn tới Hoa Kỳ hay Canada”.

Sau khi các học viên trình diễn các bài công pháp trên sân khấu, nhiều thanh niên đã tới quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp và hỏi liệu họ có thể học luyện công không. Họ đứng thành hai hàng, tập theo các động tác khi các học viên biểu diễn luyện công.

Cộng đồng người Ấn Độ quan tâm tới Pháp Luân Đại Pháp

0a3cc3fc4985e4016bc67fd0554fffb7.jpg

Bà Shobha Gaur-Krämer: “Chân-Thiện-Nhẫn là rất quan trọng”.

Những thành viên của cộng đồng người Ấn Độ địa phương rất quan tâm tới việc tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp. Phó chủ tịch cộng đồng cho biết: “Sau một ngày làm việc bận rộn, người ta tĩnh tâm lại và thiền trong mười phút. Điều đó rất thoải mái và hữu ích trong việc bảo trì một tâm thái an hòa. Tôi không hiểu tại sao thiền định lại bị cấm ở Trung Quốc. Điều này không nên xảy ra”.

Bà Shobha Gaur-Krämer, một giáo viên dạy yoga, cho hay bà đã để ý tới các học viên mặc áo vàng tươi từ xa. Bà nói bà cảm nhận được tâm từ bi của họ và đã bị thu hút tới quầy thông tin này. Bà nói: “Chân-Thiện-Nhẫn là rất quan trọng. Chúng đối lập với tiền bạc, căng thẳng và áp lực. Nguyên lý này rất quan trọng trong thời đại ngày nay”.

“Tôi rất biết ơn khi các bạn đã dành thời gian tới đây hôm nay và phổ biến những giá trị này cho thế giới”. Bà cho biết bà đã đọc nhiều báo cáo khác nhau và đã biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp cũng như tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Bà nói: “Cai trị hà khắc không phải là một giải pháp dài lâu. Nó nên được thực hiện bằng lòng nhân từ”.

6dbbdfdc1520147726ae1c02b24deaf3.jpg

Anh Piyush Singh cùng vợ

Anh Piyush cùng vợ con dừng trước quầy thông tin Pháp Luân Đại Pháp và quan sát khi các học viên luyện bài công pháp thứ hai. Anh nói: “Thấy họ có thể giữ nguyên vị trí trong một thời gian lâu như vậy khiến người ta nghĩ rằng họ cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần và có sự tập trung tốt. Tôi thực sự thích môn tu luyện này”.

“Tôi thấy các bạn không phản kháng bằng bạo lực mà bằng cách phơi bày vấn đề chân thực một cách ôn hòa. Đây là một cách làm tốt. Mọi người nên lưu ý và tìm hiểu nhiều hơn về sự thật này”.

7e4f4673e38152dcce58344346de0c51.jpg

Các em nhỏ học các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp

Một bà mẹ người Ấn Độ rât vui khi thấy cô con gái nhỏ của mình học ngồi thiền. “Tôi thực sự ngạc nhiên bởi khi ở nhà cháu không lúc nào yên. Con bé không muốn rời nơi này. Tôi chắc chắn sẽ thử tập cùng với cháu. Tôi đã xem các bài công pháp này trên mạng và nghe nói thông qua bạn bè tôi.”

Cô cảm thấy Chân-Thiện-Nhẫn là tốt và cho biết: “Nhẫn rất quan trọng, cả người lớn lẫn trẻ em đều cần phải học điều này.”

Bối cảnh: Pháp Luân Đại Pháp là gì và tại sao ĐCSTQ lại bức hại pháp môn này?

Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) được Đại sư Lý Hồng Chí lần đầu truyền xuất ra công chúng vào năm 1992 tại thành phố Trường Xuân, Trung Quốc. Tới nay, môn tu luyện này đã truyền rộng đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu. Với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp nhẹ nhàng, môn tu luyện đã được hàng triệu người đón nhận và bước vào tu luyện, họ đều được trải nghiệm sự đề cao cả về sức khỏe lẫn tinh thần.

Giang Trạch Dân, cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), coi sự phổ biến ngày càng mạnh mẽ của môn tu luyện này là mối đe dọa đối với hệ tư tưởng vô thần của Đảng, nên đã ban hành lệnh cấm vào ngày 20 tháng 7 năm 1999.

Trang Minghui.org đã xác nhận hàng nghìn học viên đã mất mạng trong 22 năm qua vì bị bức hại. Con số thực tế được cho là còn cao hơn nhiều. Nhiều người hơn nữa đã bị cầm tù và tra tấn vì đức tin của họ.

Có bằng chứng cụ thể cho thấy ĐCSTQ hậu thuẫn cho việc giết hại các học viên bị giam cầm để thu hoạch nội tạng của họ và cung cấp cho ngành công nghiệp ghép tạng.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giang, ĐCSTQ đã thành lập Phòng 610, một tổ chức ngoài vòng pháp luật có quyền vượt trên cả hệ thống cảnh sát và tư pháp, và có chức năng duy nhất là tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/7/4/445779.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/7/7/202135.html

Đăng ngày 13-07-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share