Bài viết của Dung Pháp và Cao Tư Vũ, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 08-05-2022] Ngày 5 tháng 5 vừa qua, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hậu thuẫn. Trích dẫn phán quyết cuối cùng của Tòa án Trung Quốc ban hành vào tháng 3 năm 2020, nghị quyết cho rằng “việc cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện với quy mô lớn trong nhiều năm trên khắp Trung Quốc và các học viên Pháp Luân Công là một trong những nguồn cung nội tạng – và có lẽ là nguồn cung nội tạng chủ yếu.”

Ngày 4 và 5 tháng 5, các học viên Pháp Luân Công đã dựng các quầy thông tin bên ngoài trụ sở của Nghị viện Châu Âu tại Strasbourg, Pháp để phổ biến cho công chúng về cuộc đàn áp đang diễn ra đối với các học viên ở Trung Quốc. Ấn tượng trước màn luyện công tập thể cùng các tấm áp phích, người qua đường, trong đó có cả các nghị sỹ, đã trò chuyện với các học viên và thể hiện sự ủng hộ của mình.

10f80a1c03aaa1d9d734597ace00ee6b.jpg

e7fe475623edff36631a6ebd73628108.jpg

8f5f410f66671994d4083ff53f733f72.jpg

Các học viên trình diễn các bài công pháp bên ngoài Nghị viện Châu Âu ở Strasbourg, Pháp

2d771ac695e8b76758a5439428df22fa.jpg

Khách bộ hành bị thu hút bởi sự kiện của các học viên

cb0249c932bfa481ed578fb54b496121.jpg

4b79a83c385735670b9039bb25f6b393.jpg

5b7d82027e053f797b4427139ca0bdea.jpg

0f9e20f1de3daf135f0287333ca72bd9.jpg

e8d0e4232f0023a8554a2ca6b13bc986.jpg

Mọi người đọc áp phích và trò chuyện với các học viên để tìm hiểu Pháp Luân Công

Việc ĐCSTQ cưỡng bức thu hoạch nội tạng lần đầu tiên được phơi bày ra công chúng vào năm 2006. Các nhà điều tra độc lập đã thực hiện các cuộc điện thoại đến Trung Quốc và xác nhận thực sự tồn tại tội ác kinh hoàng này. Nhiều học viên Pháp Luân Công bị giam giữ ở Trung Quốc thường xuyên bị kiểm tra sức khỏe bất thường, bao gồm lấy mẫu máu, chụp X-quang và siêu âm. Các nhà điều tra cho rằng mục đích của các cuộc kiểm tra sức khỏe này là nhằm đánh giá sự phù hợp của các học viên với tư cách là những người hiến tạng tiềm năng (tuy không có sự đồng thuận của họ).

Trong nghị quyết, Nghị viện Châu Âu “bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về những báo cáo về hoạt động thu hoạch nội tạng dai dẳng, có hệ thống, vô nhân đạo và được nhà nước hậu thuẫn từ các tù nhân ở đất nước Trung Quốc, và đặc biệt hơn là từ các học viên Pháp Luân Công.”

Tội ác nghiêm trọng trong xã hội hiện đại

Trong cuộc thảo luận quốc hội vào ngày 5 tháng 5, nhà tài trợ Maria Arena và cũng là đồng bảo trợ cho nghị quyết này nhận xét: “Các báo cáo chỉ ra rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc có thể được xem là tội ác phản nhân loại. Bắc Kinh phải ngay lập tức chấm dứt hoạt động ghê tởm và bất hợp pháp này, chủ yếu đối với các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ. Các nhà chức trách Trung Quốc cũng cần tuân thủ yêu cầu về quy trình thu mua nội tạng và các cam kết về nhân quyền, cũng như cho phép các chuyên gia quốc tế thực hiện giám sát độc lập.”

Bà khuyến nghị thành lập một nhóm đặc nhiệm độc lập để giám sát việc này và bãi bỏ luật cho phép mổ lấy nội tạng mà không có sự đồng thuận. Bà cũng hy vọng các thành viên của Liên minh Châu Âu có thể cùng phối hợp để ngăn chặn hoạt động du lịch ghép tạng. Bà Arena nói thêm: “Đây là lần thứ ba Nghị viện Châu Âu kêu gọi ngăn chặn hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Quốc trong thập kỷ qua, vậy nên đã đến lúc Liên minh Châu Âu phải lên án công khai và hành động để ngăn chặn hoạt động du lịch ghép tạng của người dân Châu Âu.”

Đồng bảo trợ Peter van Dalen cho biết nhiều người đã bị mất đi sinh mạng vì nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Để ngăn chặn tội ác như vậy, điều quan trọng là Liên minh Châu Âu cùng các nước thành viên cần thông qua các nghị quyết. Kết luận của Tòa án Trung Quốc đã chỉ ra rằng các học viên Pháp Luân Công là nạn nhân của tội ác này. Do đó việc thảo luận và hành động về vấn đề này là vô cùng khẩn cấp.“

Trong một cuộc phỏng vấn, ông Van Dalen cho biết bản thân việc thảo luận vấn đề này trong các cuộc họp của quốc hội đã tạo được ảnh hưởng. Chính quyền cộng sản Trung Quốc có lẽ không thích những cuộc thảo luận mở nhưng Hội đồng Đối ngoại Châu Âu cần nêu vấn đề này trong mỗi cuộc họp với Trung Quốc.

7e360f05c6c7c93695df4d8c94535a62.jpg

Bà Hilde Vautmans, một Nghị sỹ khác của Nghị viện Châu Âu (MEP) từ Belgium cho biết bà ủng hộ các học viên Pháp Luân Công

Bà Hilde Vautmans, một Nghị viên khác của Nghị viện Châu Âu, cũng rất chú ý đến nghị quyết này. Trong cuộc thảo luận tại quốc hội ngày 4 tháng 5, bà đã đặt ra câu hỏi: “Ở Châu Âu, chúng ta phải đợi rất lâu mới tìm được người hiến tạng. Nhưng ở Trung Quốc, việc này chỉ cần một vài tuần. Làm sao có thể như vậy được? Trung Quốc đang thu hoạch nội tạng từ các tù nhân – đặc biệt là từ các học viên Pháp Luân Công – trên một quy mô lớn. Tất cả chúng ta đều hy vọng loại hành vi tàn bạo này sẽ chỉ còn là tư liệu của quá khứ.”

Để nhấn mạnh hơn nữa tầm quan trọng của một nghị quyết, bà tiếp tục: “Hơn 70 năm sau Thế chiến thứ II, một quốc gia dẫn đầu lại đang phạm tội – một tội ác phản nhân loại – và hãy tránh xa nó, bởi vì cộng đồng quốc tế đang nhắm mắt thờ ơ.”

Trước cuộc bỏ phiếu vào ngày 5 tháng 5, bà đã đến quầy thông tin của các học viên Pháp Luân Đại Pháp và thể hiện sự ủng hộ của mình đối với các học viên. Bà nhận xét rằng một cuộc bỏ phiếu khẩn cấp như vậy là rất quan trọng. Để đẩy nhanh tiến trình, cuộc thảo luận chỉ tập trung vào nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Bà nói thêm rằng chiến tranh Thế giới thứ II đã kết thúc cách đây 70 năm, làm sao một tội ác như vậy lại vẫn có thể xảy ra vào năm 2022?

Bà cho hay việc phổ biến thông tin cho nhiều người hơn nữa về việc này là rất trọng yếu, đặc biệt là những người cần nội tạng. Bà nói rằng những người đã lên kế hoạch du lịch ghép tạng nên hủy bỏ các chuyến đi; nếu không, họ có thể lấy nội tạng từ những người còn sống, hoặc là của các học viên Pháp Luân Công, hoặc là từ các công dân Trung Quốc bị giam giữ.

Bà Vautmans giải thích, đây là hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, vì vậy việc thông qua một nghị quyết như vậy có một ý nghĩa đặc biệt.

Người qua đường: Toàn thế giới cần biết điều này

Trong khi Nghị viên Châu Âu đang thảo luận về nghị quyết, một người qua đường cũng lắng nghe các học viên chia sẻ về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc. Một người qua đường có tên Véronique Schied đã trò chuyện với một học viên một lúc khá lâu. Bà nói rằng việc ĐCSTQ lạm dụng nhân quyền đã tước đi quyền tự do cơ bản để có được sức khỏe thể chất tốt hơn. Bà nói: “Đó chính là ĐCSTQ đã tước đi của người dân những nhân quyền cơ bản nhất – quyền hòa bình và hạnh phúc. Điều này quá đáng sợ.”

Bà cũng thích nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công. Bà giải thích: “Nguyên lý này giúp chúng ta quan tâm lẫn nhau và đưa mọi thứ trở lại đúng hướng. Đó là một thái độ rất tích cực.”

0e8f33c4dd41babcf49031d0f68d87ef.jpg

Bà Véronique Schied cho biết bà rất vui khi thấy các học viên Pháp Luân Công chia sẻ với mọi người nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn

Vì tự do tín ngưỡng là một nhân quyền cơ bản, nên bà nói rằng bà hy vọng Nghị viện Châu Âu sẽ thông qua nghị quyết quan trọng này. Bà nói: “Điều này quan trọng đối với tất cả mọi người. Toàn thế giới cần biết điều này – mọi người đều cần được biết điều gì đang xảy ra ở Trung Quốc.”

Một số người qua đường khác, gồm cả nghị sỹ và nhân viên quốc hội, cũng dừng lại và nói chuyện với các học viên Pháp Luân Công. Một số người đã nghe nói về sự tàn bạo của ĐCSTQ nhưng lại không biết chính quyền đó phạm tội cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Một nghị sỹ quốc hội từ Đức cho biết những sự kiện như luyện công tập thể và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại này là vô cùng quan trọng. Nghị sỹ khích lệ các học viên tiếp tục thực hiện việc này và giúp nhiều người hơn nữa biết thông tin.

eb3eb176c10a9fabe2381a55b1ec4915.jpg

Một nhóm sinh viên trò chuyện với một học viên để tìm hiểu về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc

Một lái xe đến từ Ukraine cho biết những gì đang xảy ra ở đất nước của anh đã giúp anh hiểu rõ hơn về việc các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại ở Trung Quốc như thế nào. Từ nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, anh cũng thấy được hy vọng cho tương lai.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/5/8/442249.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/5/9/200255.html

Đăng ngày 13-05-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share