Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-03-2021] Năm 2013, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bãi bỏ hệ thống trại lao động cưỡng bức và thay thế bằng những bản án tù để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trước đó, nhiều học viên không chịu từ bỏ đức tin bị đưa vào các trại lao động cưỡng bức mà không qua bất cứ thủ tục pháp lý nào, và bị tra tấn tàn nhẫn ở đó.

Trong tất cả các trại lao động ở Trung Quốc, Trại Lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia ở tỉnh Liêu Ninh là một trong những nơi tàn ác với các học viên. Sau đây là tóm tắt về những gì tôi biết được về kiểu tra tấn các học viên của các nhà chức trách của Mã Tam Gia từ năm 2005 đến năm 2006.

Tra tấn thân thể

Một học viên cao tuổi ở thành phố Đan Đông (không rõ danh tính) gần như không đi lại được vì vết chai ở chân. Bà phải bỏ các bài tập thể dục buổi sáng trong tù. Một lính canh cho rằng bà cố tình vi phạm quy định và đánh bà đến khi đầu bà sưng u, và khắp mặt bầm tím.

Một nhóm lính canh đã gây ngạt và giết chết cô Lý Bảo Kiệt (李宝杰) từ thành phố Dinh Khẩu trong khi bức thực cô. Ngay sau khi cô qua đời, một học viên tên là Điền Bảo Kiệt (田宝杰) từ thành phố Cẩm Châu đã bị đưa vào trại lao động này. Cô Điền là một học viên can đảm và kiên định. Những lính canh đã nghe nói về cô, nói rằng họ lo có thể vô tình giết cô trong quá trình tra tấn.

2e8bace38dc894f50e05af0a5e06b8d2.jpg

Minh họa tra tấn: Bức thực

Cô Trương Kim Vinh (张金荣) ở thành phố Cẩm Châu buộc phải từ bỏ Pháp Luân Công, trái với ý nguyện của bản thân, sau khi không chịu đựng được cực hình. Sau đó, cô rút lại và tuyên bố sẽ tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công. Để trả thù, các lính canh tra tấn và đưa cô vào phòng biệt giam trong ba ngày.

Các lính canh đã bắt cô Châu Giai Hoàn (朱佳环) từ thành phố Thẩm Dương phải lao động nặng nhọc trên trang trạng cả ngày. Buổi tối, họ bắt cô đứng đến nửa đêm. Sáng hôm sau, cô lại phải quay lại làm việc. Tình trạng này kéo dài vài ngày.

Các học viên bị tra tấn hà khắc đến nỗi một học viên cao tuổi khác không rõ danh tính, đã phải treo cổ tự tử bằng ga trải giường. (Ghi chú của người biên tập: Các bài giảng của Pháp Luân Công nghiêm cấm giết người và tự sát. Hành vi cực đoan như vậy là hệ quả của cuộc bức hại.)

Tra tấn tinh thần

Giám đốc Mã Tam Gia khi đó là Tô Cảnh (苏境) đã tích cực tham gia tẩy não những học viên không chịu từ bỏ Pháp Luân Công.

Khi biết con trai của một học viên sắp được phóng thích đã chết trong một trận lở đất tại nơi làm việc, Tô đã chế nhạo bà: “Tại sao Pháp Luân Công không bảo vệ các vị? Nếu có thể, con trai của bà đã không chết. Bây giờ, con bà chết rồi, bà hãy tỉnh lại và từ bỏ nó đi.“ Người học viên đã phớt lờ ông ta.

Một học viên trẻ bị bắt và bị nhốt trong phòng biệt giam vì cố gắng chạy trốn khi làm việc trên cánh đồng. Các tù nhân không cho cô ngủ, đánh đập và bạo hành cô suốt ngày đêm. Hai tháng sau, học viên này bị suy sụp tinh thần và được phóng thích trước khi mãn hạn tù.

Một học viên kiên định khác, cô Mã Anh Quân (马英君) từ thành phố Thẩm Dương, phải chịu đựng sự sỉ nhục không ngừng. Các tù nhân thường nhốt cô trong phi nước hoặc nhà vệ sinh bốc mùi. Lần nọ, một lính canh xúi giục một tù nhân liên tục đập ghế đẩu vào đầu cô. Người tù nhân này hét lên: “Nếu cô không tỉnh ngộ (từ bỏ Pháp Luân Công), tôi sẽ đập vỡ đầu cô!”

Các lính canh thường la mắng và chế nhạo bà Lý Phượng (李凤) từ thành phố Liêu Dương. Bà Lý có sức khỏe không tốt và thường xuyên bị ho. Sau khi lính canh đưa bà vào bệnh viện để kiểm tra sức khỏe, họ nói với mọi người rằng bà Lý mắc bệnh phổi truyền nhiễm. Kết quả, không ai muốn lại gần bà. Khi bà đến phòng giặt để giặt quần áo, các tù nhân khác đã đuổi bà ra ngoài.

Các lính canh đã tra tấn cô Khương Tuệ Cầm (姜慧琴) từ thành phố Đại Liên cho đến khi cô viết hối quá thư từ bỏ Pháp Luân Công. Sau đó, cô phủ nhận tuyên bố đó và tiếp tục tu luyện. Các lính canh đã nhốt cô vào nhà vệ sinh, cô phải ăn và ngủ trong mùi hôi thối suốt một tuần.

Bữa ăn tệ hại

Các học viên ở Mã Tam Gia không bao giờ có một bữa ăn nuốt được. Cơm không ra cơm, thịt bị ôi, rau dai không nhai nổi, và canh nấu bằng rau héo. Bữa sáng hầu hết là bánh ngô cứng, cháo loãng, và chút dưa chua.

Các học viên có lần cùng hô lên: “Pháp Luân Đại Pháp hảo” để phản đối cuộc bức hại. Các lính canh trả đũa và bỏ cát và các vụn bê tông vào đồ ăn của họ trong nhiều ngày.

Gia đình của một học viên đã mang trái cây và thực phẩm khác đến thăm cô vì cô bị ốm. Các lính canh bắt gia đình cô phải mang đồ ăn về và nói rằng họ không muốn xảy ra ngộ độc thực phẩm trong trại. Sau đó, cô phải trả tiền để có được quả trứng luộc có phân gà bám bên trên.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2022/3/4/439531.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/3/23/199634.html

Đăng ngày 07-04-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share