Bài viết của Ngô Tư Tĩnh, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 30-06-2011] Trong ngày 27 và 28 tháng 6 năm 2011, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo đến thăm nước CHLB Đức. Trong buổi tối của cuộc viếng thăm, Thủ tướng Ôn gặp gỡ Thủ tướng Đức Angela Merkel ở Liebermann-Villa.

Trên đường tới Liebermann-Villa, học viên Pháp Luân Công mang những tấm biểu ngữ mang khẩu hiệu, “Chấm dứt giết hại những học viên Pháp Luân Công”, “Đưa Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, và Chu Vĩnh Khang ra công lý”, “Pháp Luân Đại Pháp hảo”, và “Chân-Thiện-Nhẫn” bên lề đường.

2011-6-29-minghui-germany-protest-01--ss.jpg
Học viên Pháp Luân Công đợi đoàn xe hộ tống ông Ôn

Bốn người Trung Quốc mặc đồ tối nói chuyện với cảnh sát rất lâu và chỉ về phía những tấm biểu ngữ. Từ khi ĐCSTQ bắt đầu cuộc bức hại Pháp Luân Công, các quan chức Trung Quốc thường đưa ra những yêu sách không hợp lý đối với cảnh sát Đức trong những chuyến công du của quan chức cao cấp Trung Quốc tới Đức, chẳng hạn như chặn những tấm biểu ngữ của học viên Pháp Luân Công, đuổi nhóm học viên đi, và thậm chí cấm các học viên mặc áo màu vàng. Nhưng lần này, cảnh sát Đức không làm gì cả. Khi đội xe hộ tống của ông Ôn đi qua những người biểu tình, những tấm biểu ngữ có thể được thấy dễ dàng từ trong xe

2011-6-29-minghui-germany-protest-02--ss.jpg

2011-6-29-minghui-germany-protest-03--ss.jpg

2011-6-29-minghui-germany-protest-04--ss.jpg
Học viên Pháp Luân Công tập các bài công pháp và giơ những tấm biểu ngữ trước cửa văn phòng Thủ tướng Đức để phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Vào ngày 28 tháng 6, học viên tiếp tục biểu tình trước cửa văn phòng Thủ tướng Đức.

Hơn 50,000 chữ ký được đưa lên cho Thủ tướng Đức

2011-6-29-minghui-germany-protest-05--ss.jpg
Một học viên Pháp Luân Công đưa 57 600 chữ ký gửi đến Thủ tướng Đức để phản đối hành động mổ cướp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công đang còn sống của ĐCSTQ.

Vào ngày 28 tháng 6, cô Vương, một học viên, đưa 57 600 chữ ký gửi đến Thủ tướng Đức để phản đối hành động mổ cướp nội tạng từ học viên Pháp Luân Công đang còn sống của ĐCSTQ.

Cô nói rằng hầu hết những chữ ký được thu thập trong những sự kiện cuối tuần để cho mọi người nhận thức được về cuộc bức hại. Một số bản chữ ký được gửi đến cho các học viên qua bưu điện từ những người ủng hộ . Ví dụ, một bác sĩ gửi một bản chữ ký với một bức thư đi kèm, khuyến khích các học viên giữ vững quyết tâm để chấm dứt cuộc bức hại.

2011-6-29-minghui-germany-protest-06--ss.jpg
Hai sinh viên từ trường Đại học Humboldt phỏng vấn các học viên Pháp Luân Công để hoàn thiện một bài tập ở trường.

Tatjana Gridnev và Hannah Isenbügel là sinh viên trường Đại học Humboldt. Họ đến khu vực này trong chuyến thăm của ông Ôn, hy vọng tìm được chủ đề cho bài tập của họ ở trường. Vì thế, họ phỏng vấn những học viên. Hannah nói họ đã đọc rất nhiều về Trung Quốc. Cô nói, “Không thể tưởng tượng khi sống mà không có tự do tín ngưỡng và tự do ngôn luận.”

Người đàn ông Đức: Đây là một tội ác!

2011-6-29-minghui-germany-protest-07--ss.jpg
Wolfgang Schroter, người đã sống ở Đông Đức cũ, nói, “Đây (cuộc bức hại Pháp Luân Công) là một tội ác.” Wolfgang Schroter đã sống ở Đông Đức cũ trong phần lớn cuộc đời ông. Ông làm việc gần Đại sứ quán Trung Quốc ở Berlin. Trong gần 10 năm, học viên Pháp Luân Công liên tục biểu tình ngay trước Đại sứ quán Trung Quốc. Vì thế, ông Schroter được biết về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông nói, “Đây là một tội ác! Nó vi phạm hiến pháp.” Ông nói Đảng Cộng sản ở Đông Đức cũ cũng bức hại những người mang tín ngưỡng và không cho phép người dân biểu tình. Ông nói rằng nơi nào có Đảng Cộng sản, nó sẽ lấy đi tự do của con người.

Một học viên Pháp Luân Công bị tra tấn ở Trung Quốc: Tôi đang lên tiếng cho các đồng tu của tôi ở Trung Quốc

2011-6-29-minghui-germany-protest-08--ss.jpg
Học viên Quách Cư Phong, bị tra tấn ở Trung Quốc, biểu tình phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ ngay trước cửa Nghị viện Đức. Học viên Quách Cư Phong đến Đức năm 2008. Ông lái xe bốn tiếng đồng hồ để tham gia vào cuộc biểu tình trong chuyến thăm của thủ tướng Ôn. Ông Quách bị bắt 4 lần vì tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ông bị nhốt vào 3 trại lao động cưỡng bức và bị tra tấn với ít nhất 30 hình thức tra tấn và hành hạ về tinh thần. Ông đã khóc khi chia sẻ rằng 3 học viên cùng quê với ông gần đây đã bị bắt và 9 người khác mà ông biết rõ bị tra tấn đến chết. Ông nói, “Họ không được phép lên tiếng ở Trung Quốc. Tôi có thể lên tiếng cho họ ở đây. Khi tôi ở Trung Quốc, tôi đến thỉnh nguyện ở Quảng trường Thiên An Môn. Tôi không được gặp các quan chức Trung Quốc, nhưng ở đây tôi có thể nói lên quan điểm của tôi. Tôi hy vọng ông Ôn Gia Bảo có thể nghe ra sự thật và đưa ra quyết định đúng theo lương tâm và chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.”

Một sĩ quan cảnh sát ấn tượng với cuộc biểu tình Một sĩ quan cảnh sát Đức đang làm nhiệm vụ trước cửa văn phòng Thủ tướng nói với một học viên về sự kiện này, “Tôi sẽ nhớ mãi cuộc biểu tình của các bạn. Một cuộc biểu tình ôn hòa như vậy sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ hơn nhiều so với một cuộc biểu tình ồn ào. Tôi tin rằng mọi người nhìn thấy sẽ có cảm giác như vậy.”

Một sĩ quan cảnh sát khác từ Đông Đức cũ phát biểu sau khi nghe chuyện về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ, “Những việc tương tự như vậy đã xảy ra ở Đông Đức cũ. Nhưng giờ ĐCSTQ đã đi xa hơn nhiều so với Đông Đức.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/30/温家宝豖德-法轮功学员吁惩办迫害元凶(图)-243231.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/7/1/126380.html

Đăng ngày: 10-7-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share