Bài của Qing Hua, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 23-06-2011] Tối ngày 20 tháng 6 năm 2011, ông David Matas, luật sư nhân quyền nổi tiếng người Canada, đã đến Sydney để tham dự lễ ra mắt cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu bản tiếng Trung của ông, do ông và ông David Kilgour đồng sáng tác. Lễ ra mắt được tổ chức tại Nhà sách Thiên Thê ở Sydney, Úc.

2011-6-22-minghui-organharvest-sydney-01--ss.jpg
Luật sư nhân quyền nổi tiếng ông David Matas

2011-6-22-minghui-organharvest-sydney-02--ss.jpg
Tiến sỹ Oz Ozdowski, Giáo sư trường Đại học Sydney

2011-6-22-minghui-organharvest-sydney-03--ss.jpg
Thu Hoạch Đẫm Máu bản tiếng Trung và tiếng Anh

Từ ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tiến hành một cuộc bức hại tàn bạo đối với Pháp Luân Công. Trong suốt cuộc bức hại  mười một năm qua, nhiều học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc đã bị bắt giam trái phép, giam cầm, và bị gửi đến các trung tâm tẩy não hoặc trại lao động cưỡng bức, nơi họ bị tra tấn vô nhân đạo. ĐCSTQ thậm chí còn thu hoạch những nội tạng quan trọng của các học viên Pháp Luân Công còn sống để kiếm lời trong ngành phẫu thuật cấy ghép nội tạng.

Ông Matas đã báo động về việc mổ cắp nội tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công vào năm 2006, khi vợ cũ của một bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc tiết lộ rằng chồng cũ của cô đã thu hoạch giác mạc từ các học viên Pháp Luân Công vẫn còn sống.

Sau khi tiến hành một cuộc điều tra chi tiết, vào tháng 7 năm 2006, ông Matas và ông Kilgour đã phát hành Báo cáo về Những cáo buộc về mổ cắp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Sau đó họ đã xuất bản cuốn sách” Thu Hoạch Đẫm Máu”, một báo cáo cập nhật về những cáo buộc.

Ông Matas nói: “Mặc dù tôi đã thu thập được số lượng lớn tài liệu và bỏ ra nhiều nỗ lực, việc làm này vẫn có giá trị. Khi bạn đang đối phó với một vụ vi phạm nhân quyền, đối tượng chính của bạn là các nạn nhân. Chứ không phải là thủ phạm, không phải là Bộ ngoại giao và không phải là những chính trị gia. Đó là các nạn nhân. Đứng lên vì nhân quyền nghĩa là đứng lên vì các nạn nhân, và tôi nghĩ bày tỏ sự đoàn kết với các nạn nhân và bày tỏ sự quan tâm với các nạn nhân là một sự hỗ trợ đối với các nạn nhân, cho dù là trong việc thi hành  phán quyết và cáo trạng hay là bất cứ điều gì bởi vì điều đó giúp họ chống lại sự ngược đãi. Thường thì kiểu ngược đãi có tính hủy hoại nhất là cảm giác rằng nạn nhân bị bỏ mặc mà không ai biết, không ai quan tâm tới. Tôi cũng nghĩ rằng điều cốt yếu nhất là đối tượng, đứng lên vì các nạn nhân và vì nhân quyền cũng là gửi thông điệp tới công chúng.”

Ông Matas chỉ ra rằng cấy ghép nội tạng là một nguồn tài chính quan trọng đối với hệ thống y tế của ĐCSTQ. Thời gian chờ đợi cho cấy ghép nội tạng chỉ là vài ngày ở Trung Quốc, nhưng là vài tháng đến vài năm ở các nước khác. Khi người dân Trung Quốc nói chung không sẵn lòng tự nguyện hiến tặng nội tạng, những tử tù là một nguồn nội tạng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, có một sự chênh lệch lớn giữa số tử tù và số nội tạng cấy ghép đang tiến hành ở Trung Quốc. Điều này có nghĩa là có một ngân hàng người hiến tặng lớn đang cung cấp nội tạng và nhiều người bị giết vì nhu cầu của bệnh nhân. Thông qua nghiên cứu sâu rộng được ghi nhận trong tài liệu của họ, ông Matas và ông Kilgour đã đi đến kết luận rằng những nội tạng không phải từ những người sẵn sàng hiến tặng, mà từ những học viên Pháp Luân Công bị bắt giam (nhóm tù nhân lương tâm lớn nhất ở Trung Quốc)

Bằng chứng trong báo cáo điều tra của họ đã gây chú ý đối với Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc, tổ chức đã yêu cầu  ĐCSTQ giải thích về sự khác biệt lớn giữa số lượng các tử tù và nội tạng cấy ghép.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng tất cả các chiến dịch nhân quyền đã đem lại kết quả. Tôi đã tham gia vào rất nhiều phong trào chống phân biệt chủng tộc và bây giờ không có nạn phân biệt chủng tộc. Tôi đã  tham gia rất nhiều vào nỗ lực chống lại chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và châu Âu, và bây giờ tất cả những chế độ đó đã sụp đổ. Tôi đã rất cố gắng tham gia để chống lại những kẻ độc tài ở Mỹ Latinh và bây giờ tất cả những chế độ độc tài đã sụp đổ

Khi chúng biến mất, nó thường rất bất ngờ và không thể đoán trước. Những gì tôi thấy với những cuộc đàn áp này là các chế độ mà rất dễ sụp đổ, bạn duy trì sức ép đối với nó và đột nhiên nó sụp đổ.  Vì vậy quan điểm của tôi là đối với những gì đang diễn ra với Trung Quốc và  những gì đang diễn ra với cuộc bức hại Pháp Luân Công thì tôi tin là cứ tiếp tục gây sức ép, thu thập đủ thông tin và kêu gọi đủ người can thiệp vào thì cuối cùng nó cũng sẽ chấm dứt.”

Tiến sĩ Oz Ozdowski SEV, Giáo sư tại Đại học Sydney và cựu chủ tịch của Ủy ban Nhân quyền Úc, đã tham dự vào buổi lễ ra mắt cuốn sách. Ông nói rằng chế độ ĐCSTQ đang tiến hành cuộc bức hại Pháp Luân Công bằng cách sử dụng các toàn bộ tài nguyên của hệ thống chính trị  quốc gia. Ông nói rằng đó là cuộc bức hại tồi tệ nhất trong lịch sử. Việc phát hành bản tiếng Trung của cuốn sách Thu Hoạch Đẫm Máu sẽ giúp người dân Trung Quốc biết thêm về cuộc bức hại Pháp Luân Công và sự vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

Ông Matas đã được trao Giải thưởng Nhân quyền hàng năm vào năm 2007 bởi Hiệp hội Luật sư Canada, giải nghiệp vụ xuất sắc vào tháng Giêng năm 2008 bởi Hiệp hội Luật sư Manitoba, và Huân chương của Canada vào ngày 30 tháng 12 năm 2008 bởi  Toàn quyền Canada.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/6/23/人权律师-对法轮功的迫害最终将被制止(图)-242884.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/6/26/126259.html

Đăng ngày 5-7-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share