Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 14-10-2021] Tôi là đệ tử Đại Pháp đã tu luyện 23 năm. Trong những năm này, tôi từng vấp ngã, lầm lạc và thống khổ trong ma nạn; sau đó tôi đã quay lại tu luyện Đại Pháp, khi thật sự làm được hướng nội tìm, tôi mới không ngừng có lý giải thâm sâu hơn về Pháp lý.

1. Tống khứ chướng ngại của quan niệm hậu thiên

Con người sinh sống trên thế gian sẽ sản sinh ra đủ loại quan niệm; có quan niệm về phương diện khoa học kỹ thuật, có quan niệm về cách nhìn người và sự vật, có quan niệm về cách xử lý vấn đề. Quan niệm sinh ra do con người tiếp thu các loại tín tức khác nhau ở hậu thiên, mà các tín tức này lại có tính cục hạn; do đó quan niệm hậu thiên sẽ cản trở việc lý giải đối với Pháp lý.

Không lâu sau khi tốt nghiệp đại học, tôi bắt đầu đọc sách Đại Pháp dưới sự thúc giục của bố mẹ; tuy học Pháp hàng ngày nhưng nhân tâm còn nặng chỉ dừng lại ở Pháp lý trên bề mặt, đa phần là biết Đại Pháp tốt theo cảm tính. Ngoài ra, quan niệm “khoa học” nhồi nhét nhiều năm, đối với Pháp lý của Đại Pháp vẫn luôn tồn tại nghi hoặc về một số phương diện, kỳ thực cũng là không tin vào Pháp.

Sau một lần xem đoạn phim ngắn “Vũ trụ to lớn đến đâu”, tôi đột nhiên hiểu được nội hàm của từ “khung” mà Sư phụ viết trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, cũng như luận thuật siêu xuất khỏi phương diện khoa học hiện nay trong sách “Chuyển Pháp Luân”, kỳ thực khoa học do nhân loại định nghĩa thật nông cạn và nhỏ bé biết bao, lý luận sơ sài biết bao! Một số quan niệm dung nhập vào sâu trong tư tưởng chúng ta đã hình thành tự nhiên, bản thân rất khó quan sát thấy, nhưng Sư phụ nhất định sẽ thông qua các loại phương thức khác nhau để điểm hóa chúng ta, những lúc này chỉ có hướng nội vô điều kiện (không được nhìn đúng-sai trên bề mặt sự việc) thì mới phát hiện ra.

2. Hướng nội vô điều kiện

Năm 1998, lúc tôi mới tu luyện, còn nhớ một lần tôi đang nghe băng thu âm “Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998]” với nhiều đệ tử Đại Pháp khác, có một câu tôi nhớ sâu sắc nhất là:

”Tôi thường giảng rằng gặp phải vấn đề gì thì cũng phải nghĩ đến bản thân mình, dù cho vấn đề ấy không quan hệ với chư vị, chư vị nhìn thấy rồi thì chư vị đều cần nghĩ một chút về bản thân mình, [thế thì] tôi nói rằng trên con đường trước mặt sẽ không gì cản nổi chư vị.” (Giảng Pháp tại Pháp hội các phụ đạo viên ở Trường Xuân [1998])

Tuy mới đầu tôi lý giải chưa thấu triệt cho lắm, nhưng thuận theo không ngừng chứng thực Pháp trong thực tu, lý giải đối với câu Pháp này cũng ngày càng thâm sâu hơn. Một người tu luyện càng cố thủ những thứ của con người sẽ ngày càng khó đề cao, thường hay lẩn quẩn trong một cảnh giới đó.

Còn nhớ đơn vị thay đổi một vị lãnh đạo mới, ông vừa nhậm chức liền muốn điều tôi sang vị trí khác (tôi là quản lý bộ phận sản xuất của đơn vị, đã phụ trách hoàn thành nhiều dự án quy mô lớn), bởi vì lãnh đạo khác không đồng ý thông qua, nên sau đó vị lãnh đạo này thường xuyên điểm danh phê bình tôi tại các cuộc họp lớn nhỏ. Ban đầu, tôi phẫn nộ bất bình trong tâm, cho rằng vị lãnh đạo này đang cố ý công kích báo thù tôi, cho nên tôi cũng mang tâm thái phẫn nộ đi biện giải. Nhưng bình tĩnh lại, tôi minh bạch ra tất cả đều không ngẫu nhiên, nhất định là có chỗ tôi cần phải tu, tôi không nên đối đãi việc này từ trên bề mặt của nó. Do đó, tôi không ngừng hướng nội tìm, phát hiện mình sợ mất thể diện, đặc biệt là không thể dung nhẫn người khác mắng oan mình, trong công việc của mình xác thực cũng tồn tại thiếu sót, khi làm dự án trước đây cũng từng có lúc đối xử không tốt với ông ấy. Vậy nên, tôi buông bỏ thể diện, chân thành xin lỗi ông và nhìn lại vấn đề trong công việc của mình, trong công việc từ nay về sau bản thân tôi càng phải khiêm tốn cẩn thận, sau đó vị lãnh đạo này cũng không còn làm như thế kia nữa. Lúc cảnh sát lấy danh nghĩa tôi luyện Pháp Luân Công để bức hại tôi và người nhà, vị lãnh đạo này còn ngăn cản và đuổi cảnh sát ra về, ông đã bảo vệ chúng tôi.

Trên con đường tu luyện từ nay về sau, phàm là gặp phải việc khiến mình không vui và khiến mình bị xung động, tôi sẽ lập tức hướng nội tìm tâm của bản thân, xem xem mình đã động cái tâm nào. Quá trình trừ bỏ nhân tâm thường sẽ khó chịu như xẻo tim khoan xương; nhưng sau khi trừ bỏ, nội tâm nhẹ nhõm và thoải mái vui vẻ, lý giải đối với Đại Pháp sẽ càng thêm sâu sắc và thấu triệt.

3. Tống khứ chấp trước về thời gian viên mãn

Khi cùng đồng tu người nhà nếm trải những ma nạn như bị ép buộc rời khỏi nhà, bị cảnh sát tà ác truy bắt khắp tỉnh và thành phố, bị tra tấn dày vò sau khi bị bắt, bị cái chết đe dọa, bị cưỡng bức lao động, cũng như chứng kiến đồng tu trẻ ở cùng trại lao động tuyệt thực bị hành hạ qua đời, nhân tâm bắt đầu nổi lên, lòng kiên tín vào Pháp dao động bất định, trong tâm tôi bèn nghĩ khi nào mới có thể sang Pháp Chính Nhân Gian, tại sao đệ tử Đại Pháp gặp phải ma nạn lớn thế này. Sau khi vấp ngã và lầm lạc, nội tâm tôi ngập tràn thống khổ và băn khoăn.

Năm 2004, tôi quay lại tu Đại Pháp lần nữa, trong lúc học Pháp liên tục tự hỏi bản thân: “Mình tu luyện là vì điều gì? Là vì để cầu đắc viên mãn cá nhân hay sao? Hay là, trợ Sư giúp cho nhiều sinh mệnh hơn nữa tỉnh giác? Vì sao mình chấp trước vào thời gian Pháp Chính Nhân Gian đề cập trong giảng Pháp của Sư phụ? Vì sao trong tâm có nghi hoặc về giảng Pháp của Sư phụ? Khi liên tục hướng nội tìm, tôi đã nhìn rõ cái “tư” (ích kỷ) của bản thân. Cái “tư” này chính là: Bản thân không muốn gánh chịu những thống khổ ma nạn này, có thể viên mãn sớm chút thì tốt, không có tâm từ bi đối với sinh mệnh khác, đồng thời cái “tư” trong tâm cũng cản trở bản thân lý giải và tiếp thụ Đại Pháp, đối với giảng Pháp có lợi cho mình thì thấy vui, đối với nội tâm làm không được thì có nghi hoặc bài xích.

Sau khi minh bạch những điều này, nội tâm tôi đã trở nên rõ ràng, kiên cố vững chắc; biết được mình nên làm gì. Những tháng ngày về sau vô luận tà ác dày vò thế nào, cũng không tồn tại chấp trước vào thời gian nữa. Không ít người kết duyên với chúng tôi dưới sự an bài của Sư phụ đã bước vào tu luyện Đại Pháp, hơn nữa còn tự lập ra nhóm học Pháp và tham gia giảng chân tướng, dưới ảnh hưởng của những học viên mới này lại có không ít người đắc Pháp, trong tâm tôi thực sự cảm khái trước lòng từ bi của Sư phụ. Đồng tu vợ và tôi thường xuyên nhắc nhở lẫn nhau: Chỉ quản đi làm việc chúng ta cần làm là được, Sư phụ sẽ tự có an bài tốt nhất.

4. Tống khứ chấp trước vào tài vật

Lợi ích thế gian con người là điều chúng ta thường xuyên phải đối diện, hễ chúng ta bị hãm vào trong con người, thì chấp trước đó cũng không phải ít. Việc nhỏ như mang một số suất cơm từ căng-tin ở đơn vị về nhà, tiện tay vớ lấy cây bút; việc lớn như đầu tư mua nhà để bán hoặc được mất của cửa hàng kinh doanh; kỳ thực là vẫn còn chưa minh bạch về Pháp lý.

Tôi và đồng tu vợ thường xuyên chia sẻ thể ngộ về “Mất và được” trong sách “Chuyển Pháp Luân” và “Giàu mà có đức” trong “Tinh Tấn Yếu Chỉ”, người tu luyện vốn là phải thủ đức, bởi vì tâm lợi ích lấy đức đổi thành tài vật nên đó mới là ngu xuẩn nhất. Đồng thời, chúng tôi cũng minh bạch mình có bao nhiêu tiền tài ở thế gian con người đã được an bài tốt cả rồi, không thể bị hãm vào người thường. Kỳ thực, nếu đặt quá nhiều tâm tư tính tới tính lui hay chấp trước quá mức, thì có khi dẫn tới mất mát tiền tài. Sau khi coi nhẹ tâm lợi ích, chúng tôi cảm thấy làm gì cũng thuận lợi, giao tế qua lại với mọi người càng thêm nhẹ nhàng tự tại.

5. Không gượng ép, thuận theo tự nhiên dựa trên Pháp

Trong cuộc sống chúng tôi thường hay gặp một số lựa chọn như thay đổi công việc, chọn trường cho con. Đồng tu vợ và tôi cùng nhau chia sẻ dựa trên Pháp. Sư phụ giảng:

”… họ sẽ thuộc về gia đình ấy, thuộc về trường học ấy, lớn lên sẽ thuộc về đơn vị [công tác] ấy, thông qua công tác của mình và xã hội sẽ có được những liên hệ về rất nhiều phương diện; tức là bố cục của chỉnh thể xã hội đều được bố trí như thế cả.” (Chuyển Pháp Luân)

Thay đổi công việc và trường học của con đều đã được an bài tốt, đều có người hữu duyên đang chờ chúng tôi đi kết giao, do đó chúng tôi rất thản đãng tiếp nhận.

Qua một đoạn thời gian, chúng tôi cảm thấy nó đều là an bài tốt nhất, sau khi vợ tôi chuyển công tác đã có nhiều thời gian hơn đi giảng chân tướng, kết giao với nhiều chúng sinh hơn nữa. Con tôi cũng thuận theo tự nhiên thi vào một trường tư thục, một năm sau khi nhập học, cháu đã từ vị trí chót lớp vượt lên dẫn đầu lớp; năm tiếp theo, cháu đã được chọn vào lớp tài năng của trường; phẩm chất lương thiện đoan chính của con tôi luôn được hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm và các giáo viên bộ môn khen ngợi. Khi làm được không gượng ép, thuận theo tự nhiên dựa trên Pháp, thì tất cả sẽ tự có an bài tốt nhất.

6. Phá trừ gián cách giữa đệ tử Đại Pháp mới có thể hình thành chỉnh thể

Bên cạnh chúng tôi có một cặp vợ chồng đồng tu cao tuổi, mọi người cảm thấy họ tu rất tốt, rất tích cực giảng chân tướng và sản xuất tài liệu. Nhưng về sau tôi mới phát hiện giữa hai vợ chồng này tích oán rất sâu, chủ yếu là nữ đồng tu không thể quên “sự lạnh nhạt” của nam đồng tu đối với bà vào thời còn trẻ (họ lấy hôn nhân làm cái cớ bao biện, nam đồng tu lại có lời lẽ bất thiện), đến nỗi lúc nam đồng tu đang vượt quan nghiệp bệnh, giữa họ không thể chia sẻ một cách hiệu quả. Khi tôi chia sẻ riêng với từng người, nữ đồng tu không ngừng oán trách và nam đồng tu cũng không biết hướng nội tìm, không muốn nói ra những lời trong lòng (do sợ mất mặt), điều này khiến tôi cảm thấy bó tay bất lực. Sau đó nam đồng tu đã qua đời trong quan nghiệp bệnh, mọi người ai cũng thấy tiếc.

Tôi hiểu là cựu thế lực đã lợi dụng nghiệp lực hàng nghìn vạn năm giữa các đệ tử Đại Pháp để gây gián cách cho mọi người. Nếu như đời này kiếp này không thể Thiện giải ân ân oán oán ở thế gian con người, không thể buông bỏ được mất ở thế gian con người, thì làm sao có thể đề cao trong tu luyện, rồi giữa đệ tử Đại Pháp làm sao có thể hình thành chỉnh thể.

7. Coi nhẹ tình

Tôi và đồng tu vợ quen nhau vì Đại Pháp, chúng tôi có nhận thức cơ bản giống nhau về Pháp, cách lý giải dựa trên Pháp đối với rất nhiều sự vật cũng tương đồng, hàng ngày chúng tôi đều chia sẻ dựa trên Pháp về những sự việc phát sinh. Chúng tôi chỉ cần nhìn nhau cười là đã biết đối phương nghĩ gì, phối hợp giảng chân tướng cũng rất ăn ý. Về công việc nhà, ai có thời gian thì người ấy làm, bù đắp lẫn nhau. Ngay cả khi tranh cãi về một số việc xảy ra, nhưng chúng tôi vẫn có thể hướng nội tìm hóa giải mâu thuẫn rất nhanh. Đồng tu, bạn bè và đồng nghiệp rất ngưỡng mộ chúng tôi, tình cảm giữa vợ chồng tôi thật đằm thắm. Thực ra, oán hận giữa hai vợ chồng đồng tu ở bên trên, và tình cảm đằm thắm giữa hai vợ chồng chúng tôi đều là chấp trước vào tình. Sư phụ giảng:

Tình thị việt tránh việt khẩn đích võng
Danh lợi bả nhân nhất sinh khổn bảng

(Điều bạn mong tưởng là gì, Hồng Ngâm III)

Tạm dịch:

‘Tình’ là cái lưới mà càng giãy lại càng chặt
Danh lợi cột chặt vào đời người

Chúng tôi biết mình phải coi nhẹ cái “tình” giữa con người, nếu không thì nhất định sẽ liên lụy nhau về phương diện này, khó mà tinh tấn. Đời này là vợ chồng, đó là duyên phận hóa thành, ân ái cũng xong, oán hận cũng xong, hết thảy đều là tâm chấp mê vào con người trong tam giới tạo thành. Nếu coi những thứ tình cảm đằm thắm và oán hận này là điều chân thật thì không thể nào nhảy xuất ra, lý giải đối với Pháp cũng sẽ bị giới hạn trong một tầng thứ.

Trên con đường tu luyện và chứng thực Pháp trong 23 năm qua, có lúc nhân tâm nặng nề làm rất tệ, cũng có lúc tinh tấn thản đãng giảng chân tướng trước mặt mọi người; có lúc nếm trải nỗi sợ, thống khổ và băn khoăn khi bị bức hại, cũng có giây phút ngập tràn hạnh phúc nhìn thấy chúng sinh thức tỉnh. Thiện tai, đệ tử cảm ân Sư tôn từ bi cứu độ. Cảm ơn các bạn đồng tu luôn ở bên hỗ trợ. Duy chỉ có tu luyện tinh tấn, chứng thực Pháp, giảng chân tướng mới không cô phụ thệ ước của chính mình và danh hiệu đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/10/14/珍惜修煉之緣-432488.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2022/1/19/198198.html

Đăng ngày 26-01-2022; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share