Bài viết của An Bình

[MINH HUỆ 01-09-2021] Đôi khi chúng ta gặp phải những sự việc “tình cờ“, chẳng hạn có người đột nhiên khỏe lại sau khi mắc bệnh một thời gian hoặc có người đang trong nguy khốn thì vượt qua một cách kỳ diệu. Tuy nhiên, trong văn hoá truyền thống Trung Quốc thì “tình cờ” là không tồn tại – ắt hẳn phải có nguyên nhân đằng sau.

Văn hoá truyền thống Trung Quốc tin rằng Thần luôn biết từng ý từng niệm của con người và sẽ ban phúc cho những ai có thiện niệm và trừng phạt những ai có ác niệm. Dưới đây là ba câu chuyện về việc thiện niệm dẫn đến kỳ tích xuất hiện.

Số phận thay đổi sau khi khởi Thiện niệm

Cuối đời nhà Thanh, có một người tên là Ngụy rất giỏi thư pháp và âm nhạc, võ công cao cường. Người này đậu kỳ thi của triều đình vào năm 1885.

Mùa thu năm 1882, khi anh ta lên kinh thành dự thi thì tình cờ gặp thầy bói tên là Quảng Văn, chuyên xem tướng mặt để dự đoán tương lai. Thầy bói nói với Ngụy rằng anh ấy có thể gặp việc không may và quả quyết rằng Ngụy sẽ trượt kỳ thi. Quả đúng là như vậy.

Chán nản và thất vọng sau khi trượt kỳ thi, Ngụy bắt đầu uống rượu. Một bà lão họ Thích không thích Ngụy và đi kể với mọi người về hành vi xấu của anh ta. Ngụy rất tức giận và dự tính sẽ đốt nhà của bà lão.

Một buổi tối, anh ta đến nhà bà lão và nhìn thấy xung quanh nhà của bà là những gia đình nghèo khổ sống trong những căn nhà làm bằng gỗ. Anh ta thở dài: “Mặc dù bà lão xấu xa, nhưng ta không thể để những người hàng xóm vô tội của bà ấy bị liên lụy.” Anh ta bèn từ bỏ ý định xấu đó.

Ba năm sau, vào năm 1885, Ngụy lại lên kinh thành dự thi và tình cờ gặp lại thầy bói Quảng Văn. Quảng Văn rất ngạc nhiên sau khi xem kỹ tướng mặt của Ngụy . “Lạ quá”, thầy bói nói. “Tướng mặt của cậu đã thay đổi rồi. Không chỉ bất hạnh được tiêu trừ mà cậu còn đậu kỳ thi năm nay. Chắc hẳn là cậu đã làm một việc gì đó tích được công đức. Đó là việc gì vậy?” Sau khi nghe kể về việc Ngụy đã thay đổi ý định, không đốt nhà bà lão vì sợ đám cháy sẽ lan sang những gia đình nghèo xung quanh, thầy bói Quảng Văn nói: “Vì niệm này đã cứu được nhiều mạng người, nên số phận của cậu đã thay đổi”.

Một người mẹ tật nguyền đã hồi phục sau khi niệm cửu tự chân ngôn

Cách đây vài năm ở tỉnh Cát Lâm, nhiều cảnh sát đã biết về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp và chính quyền Trung Cộng đã lan truyền những tuyên truyền vu khống để bôi nhọ pháp môn tu luyện này.

Một hôm cảnh sát đến lục soát nhà của một học viên, tịch thu nhiều tài liệu thông tin Pháp Luân Công và đem về đồn cảnh sát.

Vì muốn hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp, một cảnh sát đã bí mật đem một số cuốn tài liệu về nhà. Mẹ của anh ấy, bị tật nguyền và nằm liệt giường, đã bắt đầu đọc các tài liệu này. Bà đọc các câu chuyện về những người hồi phục sức khỏe từ những căn bệnh nan y bằng cách niệm cửu tự chân ngôn “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo” và quyết định sẽ niệm thử. Và kỳ tích đã xảy ra: Sức khỏe của bà đã cải thiện và thậm chí bà có thể đứng dậy”.

Khỏi bệnh mãn tính sau khi nói lời công đạo cho Pháp Luân Đại Pháp

Bà Trương, độ tuổi 60, sống trong một ngôi làng ở thành phố Mông Âm, tỉnh Sơn Đông. Bà bị đau lưng đã nhiều năm. Ngoài ra, lưng bà còn nổi những mụn nhỏ gây ngứa ngáy, đau nhức.

Hàng xóm của bà Trương là một cặp vợ chồng trung niên bị phạt một số tiền lớn vì người vợ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Vì thế người chồng thường hay nổi giận với vợ. Giọng của anh ấy lớn đến mức bà Trương thường nghe được rõ ràng. Bà ấy muốn giúp họ nhưng không biết làm cách nào.

Một hôm, người chồng lại bắt đầu la mắng vợ. Bà Trương không thể nhịn được nữa bèn đến nhà của họ. Lúc đó, người vợ đã ra cánh đồng của gia đình để làm việc đồng áng.

Bà nói nhỏ nhẹ với người chồng: “Cậu hãy bình tĩnh và nghe tôi nói đây. La mắng vợ mình trước mặt con cái đã trưởng thành là điều không tốt đâu, cậu à. Hãy nghĩ lại sức khoẻ của vợ cậu trước đây – cô ấy thậm chí còn không làm nổi việc nhà. Nhưng giờ thì nhìn cô ấy xem. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô ấy đã hồi phục sức khoẻ và có thể đảm đương việc nhà và việc đồng áng”.

Người chồng vẫn còn cằn nhằn: “Sao con có thể không tức giận chứ? Cả năm làm lụng vất vả cũng không đủ để đóng tiền phạt cho cô ấy”. Bà Trương nói tiếp: “Nhưng đó không phải là lỗi của vợ cậu mà là chính quyền đã tống tiền người dân vô tội. Cậu nghĩ lại đi, kể từ khi vợ cậu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô ấy chưa bao giờ nói lại khi bị người khác mạ lỵ hoặc đánh trả khi bị người khác hành hung, phải không? Và khi cô ấy khỏi bệnh, cậu có nghĩ cô ấy đã tiết kiệm được biết bao nhiêu tiền cho cậu chưa? Còn tôi thì đã tốn không biết bao nhiêu cho việc chữa trị trong rất nhiều năm mà bệnh cũng không khỏi. Tôi có lẽ đã chi tiền vô ích rồi.”

Những lời nói chân thành của bà Trương đã khiến người chồng cảm động không nói nên lời. Anh ấy cũng không còn giận nữa. Khi bà Trương nói chuyện, bà duỗi thẳng lưng lúc nào không hay. Sau khi bà về nhà, tất cả mụn nhọt gây ngứa và đau trên lưng bà cũng không còn nữa.

Vừa vui mừng vừa ngạc nhiên, bà đem chuyện này đi hỏi người vợ. Người vợ mỉm cười và nói: “Con đang tự hỏi sao chồng của con lại đột nhiên thay đổi thái độ như vậy. Thì ra là nhờ dì, con cảm ơn dì! Việc dì khỏi bệnh cũng không có gì là lạ. Bất chấp cuộc bức hại, dì vẫn dũng cảm nói lời công đạo cho học viên Pháp Luân Đại Pháp, nên dì đã đắc phúc báo”.

Bà lão không khỏi cảm thán: “Pháp Luân Đại Pháp thật tuyệt vời!”

Tin tức về việc bà Trương đã khỏi bệnh sau khi lên tiếng cho học viên Pháp Luân Đại Pháp đã nhanh chóng lan truyền khắp làng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/9/1/430245.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/2/195994.html

Đăng ngày 10-12-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share