Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Nội Mông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-10-2021] Bà Quý Vân Chi, 65 tuổi, sống tại thành phố Xích Phong, Nội Mông, từng bị viêm đại tràng, viêm thận, thoát vị đĩa đệm, hay chóng mặt, cùng các vấn đề sức khỏe khác. Năm 1996, bà đã hồi phục sức khỏe sau ba tháng tu luyện Pháp Luân Công, một môn tu luyện dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn cùng năm bài công pháp.

Vì sự phổ biến của Pháp Luân Công, ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại với quy mô toàn quốc hòng xóa sổ Pháp Luân Công khỏi Trung Quốc. Từ đó đến nay, bà Quý đã bị bắt và bị lao động cưỡng bức hai lần, trong thời gian bị giam giữ, chỉ vì không từ bỏ đức tin của mình, bà đã bị tra tấn đến bại liệt. Bà cũng liên tục bị chính quyền sách nhiễu sau khi được thả.

Ngày 9 tháng 9 năm 2021, nhà bà Quý bị lục soát và nhiều đồ đạc của bà bị tịch thu. Cảnh sát định bắt giữ bà nhưng sau đó đã quyết định thôi vì thấy tình trạng thảm hại của bà sau khi bị sốc điện liên tục trong trại lao động cưỡng bức.

Dưới đây là những gì bà Quý đã phải chịu đựng.

Ba năm lao động cưỡng bức

Ngày 24 tháng 6 năm 2001, bà Quý bị bắt và đưa đến Sở Công an Tả Kỳ, bà không được ngủ hai đêm liền. Bà cũng bị đe dọa, bị bắt đứng và bị đánh đập. Cháu trai của bà bị bắt và bị phạt 200 nhân dân tệ vì viết trên một mảnh giấy là “Pháp Luân Công sớm muộn gì cũng sẽ được minh oan”.

Đêm đó, cảnh sát còng tay bà Quý vào một chiếc ghế trước khi đưa bà đến thành phố Xích Phong ngày hôm sau. Sau đó, bà bị bắt đi đi lại lại, bị đánh đập và không được ngủ.

Tiếp đó, bà Quý bị chuyển đến Trại giam Viên Lâm Lộ. Hầu như bữa nào bà cũng chỉ được cho ăn bánh ngô và phải lao động khổ sai hơn 10 giờ mỗi ngày. Bà bị cấm tập các bài công pháp của Pháp Luân Công. Nếu không tuân theo, bà sẽ bị treo lên và bị siết còng tay. Cho dù tới giờ ăn, cai tù cũng không thả bà xuống, mãi cho đến khi bà đe dọa tuyệt thực.

0b8ce66fd0db66b6ab392dd5a1e8e122.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: treo lên trong tư thế bị còng tay

Cai tù tát bà trong khi tay bà vẫn bị còng. Và bà phải lao động cưỡng bức 3 năm liền. Khi bà từ chối ký giấy, cai tù túm tay bà và ấn ngón tay cái của bà vào hồ sơ.

Tại Trại Lao động Cưỡng bức Đồ Mục Cát, bà Quý và các học viên khác không được vắt chéo chân, không được tiếp xúc với bất kỳ ai, hay sử dụng nhà vệ sinh khi cần. Họ không được nhắm mắt khi ngồi, vì cai tù cho rằng họ sẽ ngồi thiền Pháp Luân Đại Pháp. Họ bị giám sát chặt chẽ, đôi khi cai tù còn ra lệnh cho các tù nhân đánh đập họ; Một cai tù thường chửi rủa họ.

Ngày 13 tháng 10 năm 2001, bà Quý và các học viên khác đình công, từ chối làm việc để phản đối cuộc bức hại. Trại lao động đã thuê các thành viên băng đảng địa phương và một số cảnh sát được điều động đến trại lao động.

Khi bà Quý cố gắng giải thích cho ban quản lý trại lao động vì sao họ lại đình công, thì bà lại bị các tù nhân vác và kéo ra ngoài cổng. Sau đó bà bị đưa đến một căn phòng và bị sốc điện vào mặt bằng dùi cui. Hai giờ sau đó, bà Quý bị mất kiểm soát và bất tỉnh.

50c1274e6807e015cddcd37479ae8500.jpg

Minh họa cảnh tra tấn: Bị sốc điện bằng dùi cui

Qua ngày hôm sau, bà Quý không còn tự chăm sóc cho mình được nữa, bà cũng không còn cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, cai tù lại khẳng định là bà Quý giả bệnh và đe dọa bà. Hai mươi ngày sau, bà bị chuyển đến nhóm khác và bị bắt lao động cưỡng bức. Bà từ chối và bị đánh. Mặc cho bà Quý đi lại khó khăn, các học viên khác cũng không được phép mang thức ăn cho bà, cai tù đe dọa bỏ đói bà. Bất kỳ ai cố gắng giúp bà Quý đều bị chửi rủa thậm tệ.

Cai tù đưa bà Quý đến bệnh viện, các bác sỹ kiểm tra sức khỏe bà qua loa và nói rằng bà không bị bệnh. Sau đó, cai tù tra tấn bà còn hung hãn hơn.

Một lần nọ, bà Quý bị co giật khi được đưa đến bệnh viện. Cảnh sát để bà nằm trên sàn nhà mà không có sự hỗ trợ y tế nào. Sau khi đến, bà bị đưa trở lại trại lao động mà không được kiểm tra gì.

Một lần khác, bà Quý được đưa đến bệnh viện để khám sức khỏe, bác sỹ thông đồng với trại lao động, nói rằng bà Quý vẫn khỏe mạnh. Bà Quý bị teo cơ một bên tay, bà phê bình đội ngũ y tế trước những bệnh nhân khác. Một y tá tại trại lao động tức giận và lôi bà Quý đến bác sỹ chuyên khoa bằng đôi tay thô bạo của mình. Y tá nói với bác sỹ chuyên khoa rằng bà Quý phê bình bệnh viện thiếu chuyên môn y tế, chẩn đoán không chính xác nhằm khiến bác sỹ chuyên khoa tức giận và không khám cho bà. Nhưng bác sỹ chuyên khoa đã không bị lừa, ông ấy kiểm tra cho bà Quý một cách cẩn thận. Ông ấy chẩn đoán bà bị viêm khớp vai.

Khi trở lại trại lao động, ông Quốc, cai tù trưởng, tìm bác sỹ khác để kiểm tra cho bà Quý. Cai tù lôi bà Quý đi bằng cánh tay thô bạo, khiến bà run lên vì đau đớn. Cai tù bảo bác sỹ tiêm thuốc cortisone cho bà Quý, nhưng vì nhịp tim của bà Quý cao hơn 200 nhịp một phút nên ông ấy đã từ chối.

Bà Quý không tự chăm sóc cho mình được nữa, vì vậy cai tù lôi bà ra ngoài trời giá rét trong khi các học viên khác thì phải nghiền ngô. Một lần nọ, trại lao động dọn bể chứa, cai tù kéo bà Quý đến, bắt bà ngửi. Bà Quý lâm vào tình trạng nguy kịch do bị tra tấn và bị táo bón nặng.

Trại lao động cũng không cho gia đình đến thăm bà. Chị gái bà đã khóc và quỳ xin chính quyền cho bà ấy vào.

Liên tục bị sách nhiễu sau khi được thả

Sau khi trở về nhà, gia đình bà Quý đưa bà đến bệnh viện, bà được chẩn đoán mắc chứng teo cơ, bệnh thần kinh và bệnh tim. Bà không thể đi lại hoặc đứng trong nhiều tháng, bà cảm thấy tim bà đập thình thịch mỗi khi nghe tiếng động.

Chính quyền địa phương lại sách nhiễu bà Quý khi bà bắt đầu hồi phục. Một phụ nữ ở ủy ban khu phố đến nói với bà rằng chủ tịch huyện muốn nói chuyện với bà. Bà Quý nói rằng bà không thể đi được vì sức khỏe của bà và kể cho người phụ nữ nghe về những tra tấn mà bà đã phải chịu đựng. Ngay khi người phụ nữ rời đi, chủ tịch huyện và ba viên chức khác xông vào nhà bà. Bà Quý cố gắng nói với họ về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Khi bà bắt đầu lên cơn, cả nhóm nhanh chóng gọi xe cấp cứu và rời đi.

Một ngày nọ, các nhân viên ủy ban khu phố định sách nhiễu bà Quý. Khi bà không có nhà, họ gọi cho chồng bà và bảo ông đưa họ đi tìm bà Quý.

Năm 2007, Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật đã lừa chồng bà Quý để ông ấy hợp tác tẩy não bà. Họ tìm một học viên cũ đã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công và ra lệnh chồng bà đưa người đó về nhà để “chuyển hóa” bà Quý. Bà Quý từ chối tuân theo.

Sau đó, người chủ nơi bà Quý làm việc bảo bà đến họp. Các con bà nói với bà rằng chính quyền đang cố gắng đưa bà đến trung tâm tẩy não địa phương. Bà cố gắng trốn thoát nhưng người thân của bà đã giữ bà lại.

Khi cảnh sát đến toan bắt bà thì bà lại bị lên cơn co giật. Gia đình đưa bà đến bệnh viện và cảnh sát đi theo. Thấy bà vẫn ngã và thường ngất xỉu trong bệnh viện, cảnh sát đã thôi không truy bắt bà nữa.

Lao động cưỡng bức lần thứ hai

Ngày 25 tháng 4 năm 2008, tám cảnh sát đã bắt giữ bà Quý khi bà đang trên đường từ nhà mẹ chồng về. Bà bị lên cơn đau tim, động kinh và bất tỉnh. Sau đó, cảnh sát tịch thu một điện thoại di động, các sách và tài liệu Pháp Luân Công trước khi đưa bà đến trại giam địa phương. Họ bỏ bà trên nền xi măng lạnh ngắt.

Bác sỹ trại giam điều trị cho bà bằng châm cứu, nhưng ông ta lại đâm vào đỉnh đầu và lòng bàn chân bà cho đến khi chảy máu. Bà Quý vẫn tiếp tục bị co thắt sau khi điều trị. Bà bị mất kiểm soát, liên tục đập tay xuống nền nhà khiến vết thương bầm tím, sưng tấy. Bác sỹ nói bà giả bệnh, ông ta nói, “Giả vờ chẳng có ích gì đâu. Trước đây, bà đã từng làm thế nhiều lần, cho dù thế nào thì chúng tôi cũng sẽ đưa bà đến trại lao động cưỡng bức thôi.”

Cơn co thắt của bà Quý kéo dài suốt cả đêm, nhưng không có ai chăm sóc cho bà. Hai tù nhân thay phiên nhau ngồi lên tay bà để giữ tay bà lại và có khi tát vào miệng bà.

Sau đó khi cảnh sát tra khảo bà, những cơn co thắt khiến bà đập đầu vào tường. Các cảnh sát liền túm tóc và đập đầu bà vào tường. Sau đó, hai nam tù nhân lôi bà ra ngoài để chụp ảnh. Bà bất tỉnh khi bị lôi ra ngoài. Ngón chân bà chảy máu, cổ tay bà bị chiếc còng tay cắt một đường sâu để lại một vết sẹo vĩnh viễn.

Một tù nhân tát vào mặt bà mạnh đến nỗi mặt bà sưng tấy suốt hơn một tháng. Sau khi tỉnh lại, bà chỉ vào vết thương của mình và nói với phó giám đốc, “Ông nhìn xem họ đã đánh tôi thế nào.” Phó giám đốc trả lời hời hợt, “Đừng có chăm chăm vào nó.”

Bà Quý bị giam sáu ngày. Bà không ăn uống gì cả. Cảnh sát bức thực bà cho đến khi bà bị nghẹn và nôn ra hết những gì đã ăn. Thân thể bà đầy những vết thâm sẹo mãi không lành suốt một tháng sau đó.

Ngày 30 tháng 4 năm 2008, bà Quý bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức nữ Hô Thị. Cai tù trung tâm giam giữ lo rằng trại lao động sẽ từ chối nhận bà nên họ đã viết trên đơn y tế của bà Quý rằng sức khỏe bà tốt. Khi trại lao động hỏi chuyện gì đã xảy ra với bà, cai tù nói đó là do bà Quý tuyệt thực.

Bà Quý không thể tự chăm sóc cho mình khi ở trong trại lao động. Cai tù nói bác sỹ truyền nước cho bà Quý, nhưng bà từ chối. Bà lên cơn co giật khi bác sỹ đánh bà. Sau đó, cai tù ra lệnh cho một tù nhân dội nước lạnh vào bà Quý liên tục, khiến bà gần như ngạt thở.

Cai tù ra lệnh cho một tù nhân trộn một loại thuốc không rõ nguồn gốc vào thức ăn của bà Quý. Bà Quý đã ném nó đi vì nó có vị đắng.

Bà Quý lên cơn đau tim hai lần và mỗi lần đều được đưa đến Bệnh viện số 1 Thành phố Hô Thị. Cai tù ra lệnh cho các tù nhân bức thực và tra tấn bà Quý. Sau đó, khi bác sỹ không kiểm tra được huyết áp của bà nữa, ông ấy nói với cai tù rằng bà Quý sắp chết.

Bác sỹ thông báo tình trạng nguy kịch của bà Quý và cho bà thở oxy. Khi bà bình phục nhẹ, bà bị đưa trở lại trại lao động, và phải nhập viện lại ngay sau đó. Vì bà nôn ra tất cả những gì đã ăn nên ba tù nhân đã bức thực bà. Khi bà từ chối, họ ngồi lên người và bức thực bà cho đến khi bà ngất xỉu.

Tù nhân Lưu Ái Bình được giao nhiệm vụ giám sát bà Quý, đã ngưng không tra tấn bà nữa khi thấy các triệu chứng của bà tái phát. Sau đó, cai tù ra lệnh dội một gáo nước lạnh vào người bà Quý.

Một lần nọ, khi bà Quý đang uống súp thì giám đốc bệnh viện hướng dẫn bà uống glucose. Khi bà không đồng ý, giám đốc bệnh viện đe dọa bà, “Đây là bệnh viện. Chúng tôi có mọi cách để tra tấn bà. Nếu bà chết trong bệnh viện, gia đình bà sẽ không bao giờ biết lý do bà chết! ”

Giám đốc bệnh viện truyền nước cho bà Quý và bà bắt đầu co giật dữ dội trong vài phút. Khi người tù nhân giám sát bà nói với cảnh sát trưởng lần thứ hai rằng bà Quý đang gặp nguy hiểm, ông ta đo huyết áp của bà Quý và hướng dẫn tù nhân tháo ống truyền nước ra cho bà Quý.

Các tù nhân tra tấn bà Quý càng hung hãn hơn, nhiều lần đẩy bà đến bờ vực của cái chết. Bà bị chẩn đoán mắc bệnh tim, viêm túi mật và các bệnh khác. Khi bà ở ngưỡng cửa tử thần, chính quyền gọi gia đình đến bệnh viện đón bà. Gia đình bà buộc phải trả tất cả các hóa đơn y tế của bà.

Lại bị sách nhiễu

Ngày 7 tháng 5 năm 2020, có hơn 10 cảnh sát đến nhà bà Quý, cố mở cửa nhà bà bằng chiếc chìa khóa họ tịch thu của bà từ năm 2008. Bà Quý nghĩ đó là con mình nên ra mở cửa. Khi nhìn thấy cảnh sát qua lỗ nhòm, bà nhanh chóng khóa cửa lại. Họ bấm chuông cửa hai lần và dọa sẽ quay lại.

Chứng minh thư của bà Quý, thẻ lương của chồng bà, sáu sổ ngân hàng với khoảng 28.000 nhân dân tệ được ghi trong đó, hơn 10.000 nhân dân tệ tiền mặt, đồng xu kỷ niệm thống nhất Hồng Kông và một chiếc vòng cổ mà con trai bà gửi cho bà từ nước ngoài cũng bị tịch thu.

Không chịu nổi cú sốc, bà Quý lại lên cơn co giật khác và không nói được. Bà cố gắng ngăn cảnh sát lục soát nhà bà nhưng không được. Cảnh sát cũng quay video bà lại và nộp cho đồn cảnh sát.

Cảnh sát cũng cố bắt giữ bà Quý, nhưng phải ngưng vì bệnh tim của bà.

Các viên chức ủy ban khu phố và Phòng 610 tiếp tục sách nhiễu bà Quý. Tháng 7 năm 2021, họ lại gọi cho bà.

Đơn xin cấp hộ chiếu bị từ chối

Con trai và con dâu bà Quý di cư đến Hoa Kỳ. Vì cháu lớn của bà còn quá nhỏ, con trai bà đã phải để cháu bé ở lại với bà tại Trung Quốc. Năm 2017, khi cháu bé lên 6 tuổi, bà Quý muốn đưa cháu đến Mỹ nên đã làm thủ tục xin cấp hộ chiếu. Ban đầu, cảnh sát nói với bà rằng đơn xin đã được chấp nhận và đưa bà về nhà. Nhân viên xuất nhập cảnh gọi và nói với bà rằng hộ chiếu không được cấp do trục trặc kỹ thuật.

Sau đó, con trai bà Quý mời bà đến Hoa Kỳ để mừng sinh nhật con anh ấy. Bà đến sở cảnh sát nhiều lần để xin hộ chiếu nhưng không được gặp một nhân viên xuất nhập cảnh nào.

Cuối cùng, bà Quý có được thông tin liên lạc của hai nhân viên xuất nhập cảnh và gọi cho họ. Họ vẫn từ chối đơn xin cấp hộ chiếu của bà và đe dọa sẽ phạt tiền nếu bà nói với họ về Pháp Luân Công một lần nữa.

Nhà bị cướp

Bà Hồng Quế Chi, 76 tuổi, là một người bạn của bà Quý, đã có một trận ẩu đả với chồng và con trai bà. Ngày 7 tháng 9 năm 2021, con gái bà ấy đến gặp bà Quý để nhờ giúp đỡ.

Hôm sau, chồng bà Hồng đưa vợ đến nhà bà Quý. Ngày hôm sau, bà ấy đột nhiên bị bệnh nặng và qua đời tại nhà bà Quý. Chồng bà ấy thoái thác việc ông ta đưa vợ đến đó và đổ lỗi cho bà Quý gây nên cái chết của bà Hồng.

Gia đình bà Hồng đã đổ lỗi cho bà Quý và báo cảnh sát.

Các nhân viên sở cảnh sát thị trấn Lâm Đồng lục soát nhà bà Quý. Họ tịch thu ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, hơn 100 cuốn sách Pháp Luân Công, nhiều máy nghe nhạc, một máy MP3, một số nhãn dán, một số hóa đơn giấy có in sự thật về Pháp Luân Công (một cách sáng tạo để vượt qua việc kiểm duyệt thông tin nghiêm ngặt ở Trung Quốc), khoảng 1.000 nhân dân tệ tiền mặt, hơn 40 ổ USB và một chiếc két sắt.

Bài viết liên quan:

The Severe Torture of Practitioners at Tumuji Female Labor Camp

Practitioner Ji Yunzhi Persecuted to Disability by Chifeng City “610 Office” in Inner Mongolia

Facts about the Persecution of Ms. Ji Yunzhi in Inner Mongolia Autonomous Region

Police Officer Li Bing from Chifeng City Persecutes Falun Dafa Practitioners

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/10/3/432098.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/10/25/196309.html

Đăng ngày 08-11-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share