Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 01-07-2021] Từ năm 1997, tôi đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng mẹ. Năm 2002 là thời điểm tôi học đại học. Hồi đó, tôi luôn đứng đầu lớp trong tất cả các môn. Tôi biết đó là do Đại Pháp và Sư phụ đã ban cho tôi.

Khi gặp bất kỳ câu hỏi nào phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp trong các bài kiểm tra, tôi luôn trả lời rằng: “Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện Phật gia chân chính nhất. Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp dạy chúng tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn và nâng cao chuẩn mực đạo đức.” Không có giáo viên nào khiển trách tôi.

Trong một lớp khoa học chính trị nọ, trên bục giảng, giáo viên của tôi bắt đầu phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp. Tôi nghĩ: “Mình không thể để các bạn cùng lớp bị đầu độc bởi những lời buộc tội sai trái như vậy được. Họ đã đến thế giới này vì Đại Pháp.“

Tôi giơ tay và xin phát biểu, tôi nói: “Pháp Luân Đại Pháp là môn tu luyện chân chính nhất. Người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp dạy chúng tôi tuân theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở thành người tốt hơn. Pháp Luân Đại Pháp đối với xã hội chỉ có trăm điều lợi mà không có lấy một điều hại.”

Ngay sau đó, chủ nhiệm khoa đã mời tôi lên văn phòng, ông nói: “Thời điểm này, Pháp Luân Đại Pháp là một chủ đề rất nhạy cảm và mọi người đều tránh nói về nó. Em muốn tự chuốc lấy rắc rối phải không?”

Tôi trả lời: “Em là một học viên Pháp Luân Đại Pháp!” Tôi đã giảng chân tướng cho ông ấy và ông nói: “Tôi không biết phải làm gì với em nữa. Mai mời mẹ em đến trường nhé.”

Ngày hôm sau, mẹ tôi đến trường, mang theo một ít thẻ bình an và tài liệu giảng chân tướng. Bà đã gặp cô giáo chủ nhiệm và nói chuyện trong khoảng 30 phút. Mẹ tôi đưa cho cô giáo chủ nhiệm tất cả tài liệu giảng chân tướng và khuyên cô đọc. Cô giáo chủ nhiệm mỉm cười, nhận lời và dặn mẹ tôi phải cẩn thận.

Cô giáo đưa mẹ tôi đến gặp chủ nhiệm khoa. Ông nói: “Bà có biết con trai bà đang gây rối ở trường không? Tuy bề ngoài trông trầm lặng, nhưng sao cậu ấy lại cứng đầu đến vậy?”

Mẹ tôi hỏi: “Có chuyện gì vậy, thưa ông?” Chủ nhiệm khoa đã kể lại cuộc trò chuyện giữa tôi và ông ấy ngày hôm trước, ông nói: “Bà phải ngăn cậu ấy lại, sẽ rất nguy hiểm cho cậu ấy. Bà không biết tất cả các trường cao đẳng và đại học đều cấm sinh viên tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sao? Việc này đã được Sở Giáo dục Tỉnh quy định và trường chúng tôi nằm ngay đối diện đồn cảnh sát.”

Mẹ tôi trả lời: “Con trai tôi đã trưởng thành và nó có quyền lựa chọn đức tin của mình. Có gì sai khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp? Nó đang đi trên con đường chân chính nhất và nó học rất giỏi. Điều này là do Đại Pháp ban cho. Ở trường, nó không đánh nhau, không dùng ma túy. Là một người mẹ, tôi hoàn toàn ủng hộ những quyết định của con mình. Pháp Luân Đại Pháp dạy người ta hướng thiện và vị tha, đây là mong muốn của nhiều bậc cha mẹ.”

Chủ nhiệm khoa trở nên tức giận, ông nói: “Bà cũng là một học viên Pháp Luân Đại Pháp phải không? Bà có thể làm bất cứ điều gì bà muốn ở các quốc gia khác nhưng điều này tuyệt đối không được phép ở Trung Quốc.”

Chủ nhiệm khoa bảo mẹ tôi về và chờ quyết định của ban giám hiệu. Tối hôm đó, khi trở về nhà, tôi nói với mẹ rằng tôi phải nghỉ học trong ba ngày.

Mẹ nói: “Không sao đâu. Không có gì sai khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.” Chúng tôi cùng nhau xếp đồ và chuẩn bị mọi thứ. Chúng tôi dự định chuyển đi và tìm việc ở một nơi khác. Mẹ tôi không được nhận lương hưu vì bà tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.

Vào khoảng 11:30 đêm, cha tôi về nhà và bắt đầu đánh mẹ. Tôi kéo ông ấy ra và hỏi tại sao ông lại đánh bà. Ông nói: “Con còn hỏi cha sao? Tất cả là lỗi của con!”

Cha tôi quay lại và chửi mẹ tôi: “Bà đã làm hỏng một đứa con ngoan!” Tôi nói với cha rằng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp là quyết định của tôi, mẹ tôi không liên quan gì đến việc đó.

Cha tôi nói: “Con vẫn ngoan cố như vậy! Tháng sau, cha sẽ không chu cấp cho con nữa! ” Tôi nói với cha: “Con sẽ vẫn ủng hộ mẹ bằng mọi cách con có thể, ngay cả khi con phải đi nhặt rác và khuân vác cát, xi măng.” Ngày hôm sau trước khi mặt trời mọc, cha tôi đã đi khỏi nhà.

Ngày thứ ba, chúng tôi hủy hợp đồng thuê nhà và ngay khi chuẩn bị rời đi, tôi nhận được một cuộc điện thoại từ nhà trường, bảo tôi đi học trở lại, và 8 giờ sáng phải có mặt. Tôi chợt nhớ đến một đoạn Pháp sau của Sư phụ:

“Hãy vứt bỏ bất kể tâm nào, điều gì cũng chẳng nghĩ, lại làm hết thảy những gì mà đệ tử Đại Pháp nên làm, hết thảy đều ở trong ấy cả mà.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC [2001]”, Đạo Hàng)

Mẹ và tôi đã rơi nước mắt và vô cùng biết ơn Sư phụ đã gia trì cho chúng tôi.

Khi trở lại trường, tất cả các bạn cùng lớp đều hỏi tôi về Pháp Luân Đại Pháp. Một người bạn thậm chí còn đến nhà tôi để học Pháp và luyện công, sau đó đã được Đại Pháp ban phúc, được cử đi nước ngoài làm phiên dịch viên.

Sư phụ giảng:

“Hỡi các đệ tử Đại Pháp, chư vị là ánh vàng kim nơi thế gian dơ bẩn, là hy vọng của con người thế gian, là đồ đệ của Pháp đang trợ giúp Sư phụ, là các Pháp Vương của tương lai.” (“Lời chúc”, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

“Hãy học Pháp cho tốt, làm tốt việc giảng chân tướng; cứu độ chúng sinh là ở vị trí số một.” (“Gửi Pháp hội miền trung Mỹ quốc [2009],” Tinh Tấn Yếu Chỉ III)

Tôi sẽ luôn ghi nhớ những lời dạy của Sư phụ, xứng đáng là một đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp và không để Sư phụ thất vọng.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/1/427612.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/20/194712.html

Đăng ngày 24-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share