Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-07-2021] Một giáo viên xuất sắc và liên tục nhận được điểm đánh giá cao trong công tác giảng dạy và không bao giờ ngần ngại giúp đỡ người khác đã nhiều lần bị buộc phải thôi việc và chuyển từ nơi này đến nơi khác để tránh bị bức hại vì đức tin của mình đối với Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm đã trở thành mục tiêu bức hại tại Trung Quốc từ năm 1999.

Trong suốt 22 năm bị bức hại, ông Chu Thanh đã bị bỏ tù bất hợp pháp 4 năm 8 tháng và bị buộc phải chuyển chỗ ở và chuyển công tác ít nhất 3 lần.

Ông Chu và vợ ông, cũng là một học viên Pháp Luân Công, hiện đang phải lẩn trốn để tránh bị bắt, cảnh sát đã sách nhiễu các thành viên gia đình của cặp vợ chồng nhằm tìm kiếm tung tích của họ.

Vào tháng 6 năm 2021, ba sĩ quan từ thành phố Quý Dương, tỉnh Quý Châu, nơi ông Chu ở trước khi lẩn trốn, đã đến quê nhà của ông ở thị trấn La Điếm, thành phố Kinh Sơn, tỉnh Hồ Bắc để truy lùng ông. Lần đầu họ thẩm vấn mẹ ông đã ngoài 80 tuổi, bà đã từ chối tiết lộ nơi ở của con trai mình và sau đó cảnh sát đã đến thị trấn Tân Thị trong cùng thành phố để khủng bố con trai và bố vợ của ông Chu.

Con trai ông nằm liệt giường vì bệnh lao xương và vẫn đang trong quá trình hồi phục sau cuộc đại phẫu. Cậu thanh niên và ông của anh đều bị buộc phải đưa điện thoại di động của họ cho cảnh sát kiểm tra trong nhiều giờ trước khi được trả lại. Cảnh sát cũng buộc cháu trai và ông nội phải lăn tay vào biên bản thẩm vấn.

Sau khi cảnh sát rời đi lúc 10 giờ tối, cha vợ của ông Chu đã không thể ngủ được vào đêm hôm đó. Ông đã bị ngã vào ngày hôm sau và phải ngồi xe lăn. Tuy nhiên cảnh sát Quý Dương vẫn tiếp tục gọi điện và sách nhiễu ông và cháu trai của ông.

Được học sinh và đồng nghiệp tôn trọng

Từng là giáo viên vật lý tại Trường trung học số 1 thành phố Kinh Sơn, việc giảng dạy của ông Chu đã được cải thiện đáng kể sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào mùa hè năm 1996. Ông đã cẩn thận chấm bài, giải thích các sai sót và viết những lời động viên đối với các bài tập của học sinh. Vào cuối một học kỳ, ở một trong những lớp ông dạy, có tất cả 76 học sinh đều đánh giá việc giảng dạy của thầy đạt điểm A.

Ông Chu từng bị ho mãn tính có đờm. Tuy nhiên các triệu chứng đã biến mất sau khi ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Sức khỏe tổng thể, tính cách, tính khí và tinh thần làm việc của ông được cải thiện và ông được học sinh cũng như các đồng nghiệp kính trọng.

Một ngày nọ, một trong những giáo viên bị ốm và tất cả các giáo viên khác đã đến bệnh viện thăm ngoại trừ thầy Chu, người đã ở lại và dạy thay cho các lớp học của giáo viên bị ốm. Khi nhà trường thông báo rằng ông sẽ được trả tiền cho các lớp học và tiền lương của giáo viên bị ốm sẽ bị trừ đi, ông đã từ chối nhận tiền.

Vài ngày sau, hiệu trưởng trường vẫn trả phí dạy thay cho ông, kèm theo một khoản tiền thưởng bổ sung. Ông đã trả lại tiền thưởng và nói rằng ông không có ý định nhận thưởng vì đã giúp đỡ đồng nghiệp. Người quản lý nói với ông rằng trường học cần thêm những giáo viên như ông và “phần thưởng là để khích lệ tinh thần như vậy.” Vài ngày sau, nhà trường công bố hành động tốt đẹp của ông đối với toàn trường và ca ngợi ông vì “không mưu cầu tiền tài và danh vọng”.

Bị giam giữ trong trường học và gia đình bị đuổi khỏi nhà của họ

Khi cuộc bức hại Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 7 năm 1999, con trai của ông Chu vừa tròn một tuổi. Đứa trẻ đã rất nhớ cha vì ông đã bị giam giữ nhiều lần và buộc phải sống xa nhà để tránh bị bắt.

Khi giám đốc sở giáo dục địa phương đến thăm trường của ông Chu vào năm 2000 và biết rằng ông Chu vẫn còn tu luyện Pháp Luân Công, ông ta đã âm mưu với hiệu trưởng và nhốt ông Chu trong trường.

Trong thời gian đó, nhà trường đã tiến hành một cuộc khảo sát về thành tích của giáo viên và nhiều phụ huynh đã yêu cầu để ông Chu tiếp tục giảng dạy. Một trong những bậc cha mẹ đặc biệt kiên quyết về việc này vì điểm môn vật lý của con gái bà đã tăng từ 39 lên 123 nhờ sự dạy dỗ của ông. Hoàng Hiểu Tú, hiệu trưởng, đã quát mắng phụ huynh trong văn phòng của mình và tuyên bố rằng trách nhiệm của ông ta là quản lý các giáo viên.

Ông Chu thường dạy kèm học sinh miễn phí trong khi nhiều giáo viên khác tính phí học thêm ngoài giờ học. Một sinh viên đã nói: “Thầy Chu là giáo viên yêu thích nhất của tôi. Một giáo viên tốt như vậy đang bị giam giữ. Tôi thực sự không thể hiểu được điều đó.“

Với yêu cầu mạnh mẽ của học sinh và phụ huynh của họ, ông Chu đã được trả tự do một tháng sau đó.

Hiệu trưởng vẫn không từ bỏ và tiếp tục sách nhiễu ông Chu và gia đình. Ông ta xúi giục nhân viên bảo vệ đưa các sĩ quan từ Đồn Công an Tân Thị đến và bắt ông Chu vào ngày 10 tháng 7 năm 2000. Lần này, ông Chu bị nhốt trong một Trại tạm giam trong 16 tháng, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của các học sinh và phụ huynh. Ông đã bị đánh đập dã man trong thời gian bị giam giữ.

Khi các học sinh viết một lá thư chung để yêu cầu trả tự do cho giáo viên yêu quý của mình, nhà trường và phòng giáo dục đã lan truyền tin đồn rằng ông Chu đã kích động học sinh của mình nổi loạn chống lại chính quyền.

Trong khi ông Chu bị tạm giam, các nhân viên từ Phòng 610 địa phương đã đình chỉ lương của ông để cắt nguồn tài chính duy nhất của gia đình. Tệ hơn nữa, hiệu trưởng đã từ chối để ông trở lại làm việc khi ông được trả tự do vào tháng 11 năm 2001.

Hiệu trưởng sau đó đã lợi dụng sức lao động của ông Chu mà không trả lương xứng đáng cho ông. Cuối năm 2001, một tháng sau khi được trả tự do, hiệu trưởng đến thăm ông tại nhà và yêu cầu ông dạy hai lớp cho những học sinh cuối cấp đã không thi đỗ vào đại học, đồng thời hứa sẽ trả một khoản tiền thưởng khi kỳ thi kết thúc. Ông Chu đã đồng ý giúp và bắt đầu làm việc vào ngày hôm sau. Kỳ thi được tổ chức vào tháng 7 năm 2002 và hiệu trưởng đã chỉ trả cho ông khoảng 1.000 nhân dân tệ, ít hơn rất nhiều so với những gì đã hứa.

Vì ông Chu sống trong khu nhà do trường cấp và nằm trong khuôn viên trường, nên hiệu trưởng đã nhiều lần ra lệnh cho nhân viên bảo vệ không cho gia đình ông ra khỏi khuôn viên trường, kể cả khi họ cần mua thức ăn hoặc khi cho con trẻ ra ngoài chơi. Có lần, hiệu trưởng giam giữ ông, ngay lập tức nhân viên bảo vệ đã khóa cửa nhốt vợ con ông bên ngoài nhà, thậm chí không cho họ kịp thu xếp quần áo.

Bị giam giữ bốn năm trong Nhà tù Phạm Gia Thai

Vào ngày 8 tháng 7 năm 2004, ông Chu đã bị bắt và bị giam tại trại tạm giam Hiếu Cảm. Các lính canh tra tấn ông cho đến khi ông bị liệt và không thể nói được. Cùng thời gian đó, cảnh sát cũng bắt vợ ông và giam bà tại Trung tâm tẩy não thành phố Kinh Môn, nơi bà bị tẩy não nhằm buộc bà từ bỏ đức tin của mình. Khi cả hai bị bỏ tù, con của họ đã phải về sống với ông bà nội.

Vợ của ông sau đó đã được thả sau khi bà bị bệnh, còn ông Chu đã bị kết án bốn năm tù. Các nhà chức trách đã tự ý kéo dài thời hạn của ông thêm 8 tháng và sau đó đưa ông đến một trung tâm tẩy não.

Trong suốt 4 năm ông Chu bị nhốt trong Nhà tù Phạm Gia Thai ở huyện Sa Dương, vợ và con trai ông đã phải đi bộ 16 giờ đường núi để đến gặp ông. Con trai ông thường mang theo món đồ chơi yêu thích nhất của mình và nói: “Con sẽ chơi nó với cha.” Nhưng mỗi khi họ đến nhà tù với tràn đầy hy vọng thì điều chờ đợi họ luôn là khuôn mặt lạnh lùng và từ chối yêu cầu thăm nuôi của lính canh.

Đôi khi cậu bé không muốn rời khỏi nhà tù và chờ đợi bên ngoài nhà tù trong hai hoặc ba giờ đồng hồ, cho dù đó là vào một ngày mùa hè nóng nực hay mùa đông tuyết rơi với hy vọng rằng những người lính canh sẽ thay đổi suy nghĩ của họ. Khi cậu bé tuyệt vọng kêu lên: “Cha ơi, cha…”, lính canh sẽ tiến đến và đuổi hai mẹ con đi.

Ở nhà, đôi khi cậu bé nói với mẹ: “Con gần như quên mất cha trông như thế nào rồi” Sau đó, cậu sẽ tìm một cuốn album và tìm những bức ảnh của cậu chụp với ông Chu.

Vào thời điểm khi cả ông Chu và vợ đều bị giam giữ, cậu bé đã khóc với bà nội của mình sau khi nhìn thấy những đứa trẻ khác ở cùng với cha mẹ của chúng: “Cháu muốn có cha và mẹ. Bà có thể giúp cháu được không?”

Sau khi trở về từ nhà tù, vợ của ông Chu đã đến Phòng 610 địa phương, nơi chịu trách nhiệm về cuộc bức hại, để xin phép được thăm ông, nhưng vô ích.

Do tâm trạng chán nản bà đã bị một chiếc xe tải lớn đâm phải trên đường trở về nhà và bị gãy xương bàn đạp và gãy gân kheo ở chân. Mặc dù đã tránh được việc bị cắt bỏ chân, nhưng bà đã không thể làm việc được nữa. Với việc lương của ông Chu bị đình chỉ khiến cuộc sống của vợ và con trai ông càng thêm khốn khó.

Buộc phải chuyển đến một tỉnh khác, một quận khác và trở thành một người nghèo khổ

Sau khi ông Chu cuối cùng cũng được thả, gia đình đã quyết định chuyển đến thành phố Quý Dương ở tỉnh Quý Châu gần đó để tránh bị bức hại. Tại thành phố Quý Dương, ông dạy kèm riêng cho học sinh để kiếm sống. Nhờ khả năng giảng dạy xuất sắc và nhân cách tốt, ông được học sinh địa phương biết đến và được trao nhiều cơ hội giảng dạy. Với sự ổn định tài chính mới, ông đã có thể mua một căn nhà ở Quý Dương.

Cảnh sát Bành Nghĩa Lâm, ở quê nhà của ông, đã tìm ra tung tích của ông vào năm 2013 và đóng cửa trung tâm dạy thêm mà ông đang đồng sở hữu với một số người khác. Sau đó ông đã bắt đầu làm việc tại một trường tư thục.

Một buổi sáng mùa hè năm 2019, ông Chu đã đến Đồn Công an Thế Kỷ Thành để làm thủ tục đăng ký chỗ ở cho con mình và bị giam giữ tại đồn công an trong nhiều giờ. Khi ông cố gắng gọi cho một người thân ở Mỹ để tìm kiếm sự giúp đỡ, cảnh sát đã giật điện thoại di động của ông và ép ông phải tiết lộ mật khẩu.

Cảnh sát đe dọa sẽ đóng cửa trường tư thục nếu hiệu trưởng tiếp tục sử dụng ông và buộc ông Chu phải nghỉ việc. Không còn thu nhập, ông Chu đã phải bán căn nhà vừa mua ở quận Quan Sơn Hồ và chuyển đến quận Bạch Vân ở Quý Dương.

Ba sĩ quan, bao gồm An Nhân Minh, Âu Dương Lâm và một người đàn ông họ Xa, ở quận Quan Sơn Hồ đã xuất hiện tại nơi ở mới của ông Chu và thẩm vấn ông vào ngày 16 tháng 4 năm 2020. Họ buộc ông phải chính thức thay đổi nơi cư trú của mình sang quận Bạch Vân. Ngay sau đó, các viên chức ở quận Bạch Vân cũng bắt đầu sách nhiễu và cưỡng chế chủ nhà đuổi ông ra ngoài.

Cảnh sát địa phương ở quận Bạch Vân đã điều động một xe cảnh sát để theo dõi ông Chu và gửi trát hầu tòa cho ông cách ngày. Điều này nhằm ngăn cản ông đến lớp và hủy hoại tài chính của ông.

Ủy ban khu dân cư của quận Bạch Vân đã ra lệnh cho gia đình ông phải chuyển đi. Vào thời điểm đó, căn bệnh lao xương của con trai ông rất nặng khiến cậu khó thở và khó đi lại. Con trai ông vốn đã không nhận được các phương pháp điều trị thích hợp kể từ khi mắc căn bệnh này vì cháu đã phải thường xuyên sống trong sự sợ hãi và phải di chuyển từ nơi này đến nơi khác trong cuộc bức hại.

Sau khi gia đình chuyển khỏi thành phố Quý Dương, con trai ông đã phải quay trở lại tỉnh Hồ Bắc để sống với ông ngoại. Ngay sau đó cậu đã bị liệt và phải trải qua một cuộc đại phẫu thuật về cột sống. Cậu đã suýt mất mạng trong cuộc phẫu thuật.

Ông Chu và vợ đã không sống cùng con trai vì họ không muốn cậu phải chịu sự bức hại. Sau khi họ bị buộc phải di dời, cảnh sát Quý Dương đã đến quê nhà của ông ở tỉnh Hồ Bắc và sách nhiễu cậu để lấy thông tin về nơi ở của cha mẹ mà cậu không hề hay biết. Cảnh sát tiếp tục gọi điện cho cậu sau khi họ rời đi và gây áp lực rất lớn.

Ca phẫu thuật của con trai họ đã tiêu tốn hơn 200.000 nhân dân tệ và vẫn còn một cuộc phẫu thuật khác cần phải thực hiện, gia đình giờ đây đang rơi vào tình cảnh khốn cùng.

Lời khuyên chân thành cho những kẻ tham gia vào cuộc bức hại

Các đồng tu của ông Chu muốn nhắc nhở tất cả những người tham gia vào cuộc bức hại về nguyên tắc thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Các học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc đã lập danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại và đệ trình các danh sách đó lên chính phủ của họ, thúc giục họ trừng phạt những thủ phạm trong danh sách bằng cách từ chối cấp thị thực hoặc nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài.

Nguyên lý thiện hữu thiện báo và ác hữu ác báo cũng có thể biểu hiện theo những cách khác nhau. Một số sĩ quan tham gia bức hại ông Chu đã phải chịu những tại nạn hoặc cái chết thương tâm, mà các học viên tin rằng đó là lời cảnh tỉnh đầy sức nặng cho những người khác ngừng việc bức hại Pháp Luân Công.

Hoàng Hiểu Tú, hiệu trưởng Trường trung học số 1 thành phố Kinh Sơn, đã bị sa thải trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Vợ ông ta cũng qua đời vì bạo bệnh và con ông ta đang trong tình trạng thực vật.

Lý Đức Huệ, phó trưởng Phòng 610 thành phố Kinh Sơn đã bị ô tô tông phải và qua đời khi mới 40 tuổi. Những người ở bên cô ta lúc xảy ra tai nạn đều không hề hấn gì.

Một số người khác không bức hại ông Chu nhưng bức hại các học viên khác cũng có số phận tương tự.

Chu Kính Tùng, một cảnh sát ở Đồn Công an Tiểu Hà ở thành phố Quý Dương, đã từng nói với một học viên sau khi đánh cô ấy: “Tôi có đánh cô không? Có ai nhìn thấy không?” Trong một buổi tẩy não các học viên, Chu nói rằng: “Tôi không quan tâm nếu tôi xuống địa ngục. Tôi chỉ muốn bức hại các học viên Pháp Luân Công”. Vài năm sau cả ông ta và vợ đều chết tại nhà mà không rõ nguyên nhân.

Vương Hữu Phát là trưởng quản giáo ở Nhà tù Dương Ngải. Ông ta qua đời vì bệnh bạch cầu trong khoảng thời gian năm 2005 đến 2006, khi đó 41 tuổi, tức là chỉ một tháng sau khi ông ta được chẩn đoán mắc bệnh.

Lý Bân là bí thư của Ủy ban Kỷ luật của thị trấn Vĩnh Ôn, tỉnh Quý Châu. Anh ta đã được trao một giải thưởng lớn vào năm 2003 vì đã tích cực tham gia cuộc bức hại Pháp Luân Công. Anh ta bị xuất huyết não vào đêm giao thừa năm 2008 và qua đời 4 ngày sau đó vào ngày 10 tháng 2 năm 2008 khi mới 34 tuổi.

Quách Văn từng là phó cảnh sát trưởng tại Đồn Công an Nhị Qua Trại ở thành phố Quý Dương. Ông ta giám sát chặt chẽ các học viên trong phạm vi quyền hạn của mình và thường xuyên lục soát nhà và bắt giữ họ. Khi các học viên thúc giục ông ta không nên làm điều ác, ông ta đã không nghe theo mà tiếp tục đích thân tham dự vào cuộc bức hại. Ông ta đã qua đời trong một vụ tai nạn vào năm 2015 khi 47 tuổi.

Bài liên quan:

Một giáo viên xuất sắc bị buộc thôi việc vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/22/428509.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/27/194808.html

Đăng ngày 19-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share