[MINH HUỆ 28-07-2021] Việc trừng phạt những kẻ vi phạm nhân quyền đã trở thành sự đồng thuận tại các quốc gia dân chủ. Sau khi Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Magnitsky vào năm 2016, Canada, Vương quốc Anh và 27 quốc gia thành viên EU đã ban hành các đạo luật tương tự. Úc và Nhật Bản cũng ban hành luật tương tự.

Theo đạo luật này, các học viên Pháp Luân Công đã lập danh sách các thủ phạm liên quan đến cuộc bức hại Pháp Luân Công trong những năm qua. Hàng năm, họ đệ trình các danh sách lên các chính phủ, thúc giục họ xét xử những thủ phạm có tên trong danh sách.

Bắt đầu từ ngày 14 tháng 7 năm 2021, các học viên Pháp Luân Công ở hơn 30 quốc gia đã đệ trình danh sách mới nhất những thủ phạm liên quan đến cuộc đàn áp Pháp Luân Công lên chính phủ của họ, yêu cầu các biện pháp trừng phạt đối với những cá nhân vi phạm nhân quyền này, bao gồm từ chối nhập cảnh vào quốc gia họ và đóng băng tài sản của họ ở nước ngoài.

Trong danh sách này có tên của Lưu Uyên.

Thông tin kẻ bức hại

96263ca06173369965a71aba21dea532.jpg

Tên đầy đủ của kẻ bức hại: Lưu (họ) Uyên (tên) (刘渊)

Giới tính: Nam

Quốc gia: Trung Quốc

Ngày tháng/ Năm sinh: Tháng 12 năm 1966

Nơi sinh: Đông Bình, tỉnh Sơn Đông

Chức vụ:

2006 – 2011: Phó Bí thư, Phó Ban Chỉ đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thuộc Ủy ban Đối ngoại của Chính quyền tỉnh Sơn Đông

2011 – 2012: Phó Bí thư Ban Chỉ đạo Đảng thuộc Phòng Đối ngoại Chính quyền tỉnh Sơn Đông, Phó Chủ tịch Điều hành Hội Hữu nghị tỉnh Sơn Đông

2012 – 2015: Trưởng phòng Đối ngoại của Chính quyền tỉnh Sơn Đông, Bí thư Ban Chỉ đạo ĐCSTQ và Chủ tịch Hiệp hội Hữu nghị với nước ngoài tỉnh Sơn Đông

2012 – 2018: Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thuộc Tỉnh ủy Sơn Đông, Giám đốc “Phòng 610” tỉnh Sơn Đông

2018 – Hiện tại: Phó Giám đốc Văn phòng các vấn đề Đài Loan, Hồng Kông và Macao của chính quyền tỉnh Sơn Đông

Tội ác chính:

Tỉnh Sơn Đông là một trong những tỉnh mà Pháp Luân Công bị bức hại nghiêm trọng nhất. Tính đến nay, 438 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại đến chết. Theo số liệu thống kê, từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 10 năm 2018, khi Lưu Uyên giữ chức Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật thuộc Tỉnh ủy Sơn Đông kiêm Giám đốc “Phòng 610” của tỉnh, 32 học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn đến chết. Hàng ngàn học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ, trong đó, ít nhất 1.118 người bị bắt vào năm 2017, trở thành khu vực có số vụ bắt giữ cao nhất cả nước. Hơn nữa, 347 học viên Pháp Luân Công đã bị kết án phi pháp. Lưu Uyên phải chịu trách nhiệm về các vụ bắt giữ, sách nhiễu, giam giữ, kết án, tra tấn, tử vong, bỏ tù phi pháp và các tội ác khác đối với các học viên Pháp Luân Công xảy ra trong nhiệm kỳ Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Tỉnh ủy Sơn Đông và người đứng đầu “Phòng 610” tỉnh Sơn Đông phụ trách cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Sau đây là những sự kiện chính về cuộc bức hại trong thời kỳ này:

1. Vào tháng 6 năm 2015, khi Lưu Uyên được bổ nhiệm làm Giám đốc “Phòng 610” tỉnh Sơn Đông, các học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông đã đệ đơn khiếu nại lên Viện Kiểm sát Tối cao và Tòa án Tối cao Trung Quốc về việc Giang Trạch Dân (cựu lãnh đạo ĐCSTQ) đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Sơn Đông và “Phòng 610”, cơ quan địa phương ở các cấp khác nhau của chính quyền Sơn Đông đã tiến hành bắt giữ và sách nhiễu các học viên Pháp Luân Công.

Kể từ ngày 31 tháng 7 năm 2015, ít nhất 158 ​​học viên Pháp Luân Công ở Đức Châu, tỉnh Sơn Đông đã bị bức hại: 6 người bị bắt đến trại tạm giam, 81 người bị giam giữ, 27 người bị bắt và đưa đến đồn công an, 41 người bị sách nhiễu tại nhà, và 10 người bị sách nhiễu hoặc bị bắt đến đồn công an và sau đó bị đơn vị công tác của họ đe dọa.

Vào ngày 20 và 24 tháng 8 năm 2015, Văn phòng An ninh của Tập đoàn Nam Sơn ở thành phố Long Khẩu, tỉnh Sơn Đông, dựa theo danh sách do “Phòng 610” ban hành đã bắt giữ hơn 20 học viên Pháp Luân Công, bao gồm Tống Hồng Điền và Trần Quế Hoa. Họ bị đánh đập, tra khảo và tra tấn, buộc phải cam kết không tu luyện Pháp Luân Công. Họ bị tống tiền với số tiền lớn và các thành viên trong gia đình bị buộc phải ký vào các tài liệu và in dấu vân tay [cam kết] rằng nếu các học viên Pháp Luân Công vẫn kiên trì với đức tin của họ thì tất cả các thành viên trong gia đình sẽ bị đuổi việc ra khỏi Tập đoàn Nam Sơn. Nhiều học viên Pháp Luân Công bị đánh đập dã man đến nỗi khuôn mặt của họ bị biến dạng.

Từ tháng 10 đến ngày 16 tháng 11 năm 2015, hơn 100 học viên Pháp Luân Công đã bị giam giữ tại Trại giam Liêu Thành.

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2015, công an đã bắt giữ bà Lý Tú Phân tại Duy Phường. Một tháng sau, vào ngày 14 tháng 11 năm 2015, bà Lý Tú Phân chết vì bị tra tấn trong trại giam. “Phòng 610” Duy Phường và “Phòng 610” Trường Nghĩa ra chỉ thị cho hỏa táng bà Lý Tú Phân ngay lập tức. Các nhà chức trách đe dọa gia đình các học viên về việc hỏa táng để che đậy tội ác của họ. Giám định tử thi, bà Lý Tú Phân gầy mòn, gương mặt khó nhận ra. Miệng của bà há to và không thể đóng lại được. Theo báo cáo nội bộ của cơ quan công an, trong thời gian bà Lý Tú Phân bị giam giữ phi pháp, bà đã bị bức thực, bị đánh đập dã man và bị tiêm nhiều loại thuốc không xác định.

Vào ngày 22 tháng 10 năm 2015, công an thuộc Phòng Công an huyện Vũ Thành đã bắt giữ cô Tôn Tú Cúc. Cô bị giam tại Trung tâm giam giữ thành phố Đức Châu và bị tra tấn đến chết vào ngày 3 tháng 11 năm 2015, ở tuổi 45.

Vào ngày 9 tháng 11 năm 2015, anh Tôn Minh Cường đã nói chân tướng về cuộc đàn áp Pháp Luân Công cho các sinh viên bên ngoài Học viện Lục quân Tế Nam. Cảnh vệ trường đã đánh đập anh rất tàn bạo khiến đầu anh bị thương. Anh qua đời cùng tháng đó ở tuổi 35. Vụ việc đã được Hoa Kỳ đưa vào “Báo cáo về Tự do Tôn giáo Quốc tế.”

2. Năm 2016, 1.150 học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông đã bị bắt và 132 người bị kết án. Trong đó Liễu Diệu Hoa, Vương Nghĩa Tuấn, Lưu Hoài Phượng và Trần Tú Mai đã bị tra tấn đến chết.

Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 2016, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Chính trị và Pháp luật tỉnh Sơn Đông và “Phòng 610”, công an thành phố Tế Nam đã lên kế hoạch bắt giữ các học viên Pháp Luân Công. Mỗi học viên Pháp Luân Công bị giam giữ phi pháp phải ký vào bốn văn bản có đóng dấu chính thức. Theo những văn bản này, rõ ràng là các vụ bắt giữ học viên Pháp Luân Công đã được mã hóa từ trước. Từ ngày 22 tháng 3 đến ngày 30 tháng 6, có tới 112 học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu và bị giam giữ ở Tế Nam, trong đó có ít nhất 82 người là phụ nữ. 72 người đã bị bắt và bị bức hại.

Trần Tú Mai, nữ, 59 tuổi, bị công an bắt giữ và nhà bà bị lục soát vào ngày 24 tháng 6 năm 2015. Công an đã tịch thu đồ đạc cá nhân của bà như máy tính, máy in, sách Pháp Luân Công, điện thoại di động, v.v. Sau 8 tháng bị giam giữ, ngày 28 tháng 2 năm 2016 bà đã qua đời vì bị tra tấn..

Vương Nghĩa Tuấn, nam, 65 tuổi, bị bắt và đưa đến trại tạm giam vào ngày 6 tháng 9 năm 2015. Cuối tháng 7 năm 2016, ông bị kết án 3 năm rưỡi tù giam. Vào ngày 25 tháng 9 năm 2016, ông chết vì bị tra tấn tại Trung tâm giam giữ Thanh Châu. Mặt, 2 bên sườn và thắt lưng đều bị tím tái. Có một vết đỏ trên lưng.

3. Theo thống kê, vào năm 2017, có ít nhất 3.787 học viên Pháp Luân Công bị sách nhiễu và 1.118 người bị bắt. Tỉnh Sơn Đông trở thành nơi có số vụ sách nhiễu và bắt bớ cao nhất nước. Cùng năm này, 108 người bị kết án và 89 người bị xét xử.

Tháng 4 năm 2017, công an địa phương liên tục sách nhiễu bà Quách Ái Liên, một học viên Pháp Luân Công 73 tuổi. Bà bị bắt đến đồn công an để thẩm vấn và bị cưỡng chế ký cam kết từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Bà bị khủng hoảng trầm trọng vì liên tục bị sách nhiễu, ghi hình và đe dọa, làm cho bà không thể ăn ngủ được. Bà qua đời vào tối ngày 10 tháng 5 năm 2017.

Ngày 2 tháng 5 năm 2017, ông Thiệu Thừa Lạc, 67 tuổi và vợ là bà Cao Văn Thục, bị bắt và nhà của họ bị lục soát. Vào ngày 10 tháng 11 năm 2017, ông Thiệu bị kết án 9 năm tù giam, bà Cao bị 4 năm tù giam. Tháng Giêng năm 2018 ông Cao bị đưa đến nhà tù tỉnh Sơn Đông. Ông đã tuyệt thực để kháng nghị và đã bị hình phạt bức thực. Vài tháng sau đó, ông Cao trở nên gầy trơ xương, chỉ còn khoảng 40kg. Ông bị teo cơ chân và khó đi lại.

Bà Đổng Vĩnh Huệ, 79 tuổi, bị kết án 1 năm rưỡi tù giam và bị đưa đến trại giam Tế Nam vào cuối tháng 9 năm 2016. Bà đã từng rất khỏe mạnh. Tuy nhiên, vào tháng 6 năm 2017, khi các con đến thăm bà, họ phát hiện bà không thể đứng dậy hay nói chuyện do di chứng vì bị bức hại. Bà qua đời vào ngày 11 tháng 8 năm 2017.

Vào ngày 17 tháng 10 năm 2017, ông Công Phi Khải bị công an bắt giữ; bị kết án 7 năm rưỡi tù giam và phạt 20.000 nhân dân tệ vào ngày 20 tháng 7 năm 2018. Ngày 12 tháng 4 năm 2021, ông Công chết do bị tra tấn tại trại giam Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Thi thể có vết thương ở đầu và chảy máu tai.

4. Năm 2018, có ít nhất 1.006 học viên Pháp Luân Công bị bắt theo lệnh của Ủy ban Chính trị và Pháp Luật Tỉnh ủy tỉnh Sơn Đông và Phòng 610. Tỉnh Sơn Đông trở thành nơi xảy ra các vụ bắt bớ nhiều nhất nước. 107 người bị kết án, 406 người bị sách nhiễu, 34 người bị bắt giữ và 16 người bị đưa vào trại tẩy não.

Tháng 4 năm 2018, bà Tô Thuý Vinh, một học viên Pháp Luân Công 72 tuổi bị kết án 7 năm tù giam với tội danh “gây rối trật tự“ và bị phạt 30.000 nhân dân tệ.

Sáng ngày 23 tháng 5 năm 2018, công an Tân Châu đột nhập vào nhà bà Lưu Lan Xuân và ghi hình việc khám xét. Bà bị bắt đi chiều hôm đó. Ngày 25 tháng 5 năm 2018, công an trở lại lục soát nhà bà và tịch thu sách Pháp Luân Công, máy tính, máy tin, thẻ hoa sen, phụ kiện, đĩa CD, điện thoại di động, đĩa cứng và vật dụng cá nhân khác. Công an cũng lấy đi của bà gần 190.000 nhân dân tệ tiền mặt.

Ngày 9 tháng 6 năm 2018, ĐCSTQ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn các Tổ chức Quốc tế tại Thanh Đảo. Giữa tháng 4 và tháng 5, trước “Hội nghị Thượng đỉnh Thanh Đảo”, công an Thanh Đảo và Phòng 610 đã theo dõi, sách nhiễu, đe dọa và bắt giữ học viên Pháp Luân Công với lý do bảo đảm an ninh cho hội nghị. Chính quyền sách nhiễu hầu như tất cả học viên Pháp Luân Công đã tu luyện từ trước khi xảy ra cuộc bức hại năm 1999. Theo thống kê, ít nhất 3 học viên Lưu Thục Hương, Sinh Tích Lan, Thái Dĩnh đã bị tra tấn đến chết; 30 người bị xét xử; 143 người bị sách nhiễu và 18 người bị bắt giữ.

Bà Thái Dĩnh, sinh năm 1970, là một dịch giả chuyên nghiệp. Ngày 26 tháng 4 năm 2018, bà bị công an bắt và đưa đến trại giam vào ngày hôm sau. Để phản đối khi bị đối xử tàn bạo, bà đã tuyệt thực và đã bị trừng phạt bằng hình thức bức thực. Bà chết do bị tra tấn vào ngày 8 tháng 5 trong trại giam. Bà đã chết trước khi xe cấp cứu đến nơi.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/7/28/428805.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/8/26/194797.html

Đăng ngày 16-09-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share