Bài viết của Anh Tử, phóng viên Minh Huệ
[MINH HUỆ 21-05-2021] Vào ngày 14 tháng 5 năm 2021, cuốn sách đầu tiên của Nhà xuất bản Minh Huệ bằng tiếng Anh – “Báo cáo Minh Huệ: Cuộc đàn áp 20 năm đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc” (bên dưới gọi tắt là “Báo cáo Minh Huệ”) đã giành được giải thưởng Benjamin Franklin hàng năm của Hiệp hội Nhà xuất bản Sách Độc lập (IBPA). Cuốn báo cáo mang tính lịch sử với độ dài hơn 500 trang, đã ghi chép lại quá trình Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công hơn 20 năm, cũng như những sự thật về Pháp Luân Công mà tất cả kênh truyền thông của các quốc gia không dám báo cáo và không hề coi trọng.
Ông Peter Westmore, cựu chủ tịch Hội đồng công dân quốc gia Úc (NCC), cũng là một trong những tác giả chủ chốt của News Weekly, đã có lời bình luận về cuốn sách này: “Đối với những người quan tâm đến vấn đề Trung Cộng lạm dụng quyền lực trên phạm vi toàn thế giới mà nói, cuốn sách này sẽ là nguồn thông tin thiết yếu. Cuốn sách này đã cung cấp hơn 430 trang tư liệu văn bản chi tiết nhất về cuộc đàn áp đối với các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc, và nó nên được đưa vào trong từng thư viện ở Úc cũng như văn phòng làm việc của tất cả các nghị viên Úc.”
Nhà bình luận Michael J. Carson của Midwest Book Review (MBR) cho biết: “Cuốn ‘Báo cáo Minh Huệ’ có nội dung phong phú, sắp xếp bố cục gọn gàng ngay ngắn. Đây là một cuốn sách nghiên cứu toàn diện, đặc thù và xuất sắc. Thật xứng đáng để đưa vào tủ sách của mọi người, cũng như bổ sung vào danh sách sách đọc nghiên cứu.” Phương Vĩ, một nhà bình luận thời sự nổi tiếng của Đài phát thanh Hy Vọng, cho biết cuốn sách này miêu tả chi tiết toàn diện và chân thực khiến người đọc cảm thấy chấn động, nó có ý nghĩa rất to lớn.
Báo cáo Minh Huệ: Cuộc đàn áp 20 năm đối với Pháp Luân Công ở Trung Quốc nhận được giải thưởng Benjamin Franklin hàng năm của Hiệp hội Nhà xuất bản Sách Độc lập (IBPA).
Truyền thông quốc tế bị Trung Cộng mua chuộc và xâm nhập, rất hiếm báo cáo sự thật về cuộc đàn áp
Nhà bình luận nổi tiếng Phương Vĩ cho biết Trung Cộng đã ngụy tạo lời nói dối lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cận đại về vấn đề Pháp Luân Công.
Phương Vĩ đề cập đến việc Trung Cộng đã ngụy tạo lời nói dối lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc cận đại về vấn đề Pháp Luân Công. Ví dụ, vì để đàn áp Pháp Luân Công, Trung Cộng đã ngoan cố tạo ra vụ tự thiêu giả mạo Thiên An Môn vào tháng 1 năm 2001, ngoài ra còn có nhiều ví dụ khác nữa. Có rất ít người biết rõ toàn bộ diện mạo của những lời nói dối này. Trung Cộng không có bất kỳ giới hạn đạo đức nào, để đạt được mục đích đàn áp, chuyện gì nó cũng dám bịa đặt.
Phương Vĩ cho rằng, ở trong nước Trung Cộng dốc sức của cả bộ máy quốc gia để đàn áp người dân, ở nước ngoài nó cũng dốc sức của cả bộ máy quốc gia để lừa gạt người dân trên toàn thế giới; Trung Cộng vẫn luôn lừa dối người ta cho đến hôm nay.
Phương Vĩ cho biết những người làm truyền thông không quá dễ bị lừa, đặc biệt là giới truyền thông Tây phương, nhưng cớ sao giới truyền thông lại im thin thít trong nhiều năm như vậy? Ngay hôm nay, cuốn sách này có thể giành được giải thưởng là do ban giám khảo của các nhà xuất bản cảm thấy quá sốc – Một chuyện lớn như vậy sao mãi đến giờ chúng tôi mới được biết?
Phương Vĩ cho biết chính là cảm giác thấy sốc của ban giám khảo đã giúp cho cuốn sách này giành được giải thưởng. Từ đây trở đi, con người sẽ biết được giới truyền thông Tây phương đã bị Trung Cộng xâm nhập và mua chuộc.
Bản thân là một người làm trong ngành truyền thông, Phương Vĩ nói trong quãng thời gian đàn áp 22 năm, mãi cho đến hôm nay, ông ấy nhớ là không có nhiều hơn 3 bài viết báo cáo về Pháp Luân Công trên trang đầu của báo chí truyền thông dòng chính phương Tây; về sau này hoàn toàn không có bài nào. Bài đăng đầu tiên là một báo cáo về Trần Tử Tú ở Duy Phường, Sơn Đông trên trang đầu của tờ Wall Street Journal vào năm 2000. Kỳ thực, rất nhiều sự kiện tin tức đều cần phải được báo cáo, cần phải có 300 hay 400 bài, nhưng kết quả chỉ có vỏn vẹn 3 bài được đăng vào thời kỳ đầu xảy ra cuộc đàn áp.
Phương Vĩ nói Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công là cuộc bức hại nhân quyền lớn nhất trên thế giới hôm nay, mức độ của nó vượt xa so với cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.
Trung Cộng thiết lập ngoại giao “lằn ranh đỏ”, giới chính khách Tây phương không dám hó hé về cuộc đàn áp Pháp Luân Công
Phương Vĩ nói, kể từ năm 1999 cho đến một số năm về sau, từ thời George W. Bush cho đến Obama, khi Quốc hội Mỹ thảo luận với Trung Cộng về vấn đề Pháp Luân Công, phía Mỹ vừa nêu ra chủ đề thì quan chức Trung Cộng liền đập bàn, rồi đứng dậy bỏ đi. Nói chuyện về chủ đề này tức là vi phạm “lằn ranh đỏ”, các ông không thể đụng vào nó. Trung Cộng đã hù dọa các quan chức ngoại giao Tây phương. Trung Cộng dùng thủ đoạn loại đó để huấn luyện họ không dám nói chuyện về Pháp Luân Công, huấn luyện họ tự động trốn tránh vấn đề này. Các ông nói chuyện khác thì được, còn nói về chuyện này là vi phạm “lằn ranh đỏ” của chúng tôi đấy. Vì vậy, giới quan chức Mỹ không dám hó hé về cuộc đàn áp và xem nó như “bãi mìn” không dám đụng vào.
Giành được giải thưởng giúp cho “Báo cáo Minh Huệ” gây chấn động lòng người hơn nữa
Trong hơn 20 năm nay, rất nhiều học viên Pháp Luân Công đến từ Trung Quốc đại lục từng bị đàn áp đã kịp thời gửi họ tên thật và số điện thoại của những cảnh sát, công an và nhân viên Phòng 610 tham dự vào cuộc đàn áp đến Minh Huệ Net. Minh Huệ Net cũng không ngừng gửi những thông tin này cho các tình nguyện viên của hạng mục gọi điện thoại giảng chân tướng. Nỗ lực làm việc này mới chỉ là một phần nhỏ bé trong rất nhiều nỗ lực phản bức hại của các học viên.
Sở dĩ cuốn “Báo cáo Minh Huệ” của Nhà xuất bản Minh Huệ trở thành một dấu ấn lịch sử chấn động lòng người là vì nội dung của nó được tuyển chọn và biên soạn từ nguồn tin tức lấy từ tay người thứ nhất [tư liệu nguyên gốc] khổng lồ của Minh Huệ Net. “Báo cáo Minh Huệ” đã được xuất bản hơn một năm trước, tài liệu chi tiết chân thực và nội dung phong phú giúp cho độc giả cảm phục sâu sắc đối với Pháp Luân Công. Có độc giả đã tiến thêm bước nữa bắt đầu đọc sách “Chuyển Pháp Luân”, có độc giả đứng ra lên tiếng vì Pháp Luân Công. Vào lúc cuộc đàn áp Pháp Luân Công gần chạm mốc 22 năm, cuốn báo cáo này đã giành được giải thưởng cấp quốc gia của Mỹ, đồng thời nó cũng gây sốc cho giới chuyên gia và học giả.
(Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org)
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2021/5/21/426006.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/22/193263.html
Đăng ngày 26-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.