Bài viết của Văn Tư Duệ

[MINH HUỆ 11-05-2021] Ngày 28 tháng 4 năm 2000, một bài viết được đăng trên Minh Huệ Net, trong đó, các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Châu Âu và Bắc Mỹ đã đề xuất ngày 13 tháng 5 là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới thường niên. Điều này nhanh chóng thu hút sự chú ý của các học viên ở Châu Âu, Châu Á, Úc và Trung Quốc đại lục.

Ngày hôm sau, Minh Huệ công bố phản hồi của một nhóm học viên ở Bắc Kinh: “Chúng tôi đồng ý với đề nghị của các đồng tu ở nước ngoài.” “Hãy kỷ niệm ngày này và chia sẻ vẻ đẹp của Đại Pháp với mọi người. Chúng tôi luôn hết lòng ủng hộ các bạn.“

Mới chín tháng trước đó, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã công khai phát động chiến dịch đàn áp trên toàn quốc đối với Pháp Luân Đại Pháp, một môn tu luyện thiền định dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhiều học viên đã bị bắt tại nhà, tại nơi làm việc, hoặc trên đường phố chỉ vì kiên định tu luyện và truyền rộng vẻ đẹp của Pháp Luân Đại Pháp.

Tuy nhiên, bên ngoài Trung Quốc, các học viên có thể tự do thực hành đức tin của họ. Trong vòng vài ngày sau khi đề xuất được công bố, nhiều học viên ở Hoa Kỳ và Canada cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với việc thành lập Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Ngày 5 tháng 5 năm 2000, Minh Huệ chính thức thông báo rằng ngày 13 tháng 5 được ấn định là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới để phổ biến cho mọi người trên thế giới về những lợi ích của Pháp Luân Đại Pháp, đồng thời kêu gọi những người hảo tâm ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc trong nỗ lực bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng của họ. Việc thành lập Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới sẽ tạo điều kiện cho các học viên Đại Pháp và những người ủng hộ họ trên khắp thế giới kỷ niệm dịp đặc biệt này mỗi năm.

Do đó, ngày 13 tháng 5 năm 2000 đã trở thành Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đầu tiên, đúng tám năm sau khi Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập, truyền xuất Pháp Luân Đại Pháp ra công chúng. Chỉ trong vài năm hồng truyền, Pháp Luân Đại Pháp, bằng các đạo lý uyên thâm và lợi ích sức khỏe, đã thu hút khoảng 100 triệu người ở Trung Quốc tập luyện. Tuy nhiên, đối với nhiều người ở các nơi khác trên thế giới, Pháp Luân Đại Pháp vẫn còn xa lạ.

Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới được thành lập giống như mở ra một cửa sổ chói sáng cho mọi người thuộc mọi tầng lớp xã hội biết đến Pháp Luân Đại Pháp cũng như các học viên. Vì vậy, Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đã trở thành một ngày đặc biệt mà mọi người trên toàn cầu mong đợi hàng năm.

Manhattan: Tôi có thể học ở đâu?

Sáng sớm ngày 13 tháng 5 năm 2000, hơn 20 học viên đã tề tựu tại Công viên Bryant ở Midtown Manhattan trên Đường 42 giữa Đại lộ Năm và Sáu. Công viên này là một không gian giải trí với bãi cỏ đẹp bên cạnh Thư viện Công cộng New York.

Những chùm bóng bay rực rỡ sắc màu với dòng chữ “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” của các học viên đã thu hút khách bộ hành dừng chân tìm hiểu thông tin. Nhiều người cho hay, họ biết môn tu luyện này đã bị bức hại ở Trung Quốc nhưng rất ngạc nhiên khi có nhiều học viên đến thế. Một số cho biết họ rất vui khi thấy một nhóm tu luyện như vậy ở Manhattan. Một người qua đường hỏi, “Các bạn chỉ đưa tôi tài liệu và nói về việc tu luyện thôi sao. Các bạn có thể cho tôi biết tôi có thể học ở đâu không?”

Cùng ngày, những sự kiện tương tự đã diễn ra ở nhiều thành phố khác ở Hoa Kỳ, Canada và Úc.

Cảnh sát Nhật Bản: Mưa sẽ tạnh vì các bạn

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2000, các học viên Nhật Bản từ vùng Kanto, Hiroshima, Sendai và Nagoya đã tề tựu tại Hội trường Công cộng ở Tokyo, để chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đầu tiên.

Vào lúc 1 giờ chiều, khoảng 150 học viên bắt đầu cuộc diễu hành từ Công viên Ueno. Dẫn đầu là chiếc xe bán tải của cảnh sát, các học viên mang theo bóng bay và biểu ngữ có nội dung “Pháp Luân Đại Pháp”.

Cuộc tuần hành vừa bắt đầu, trời đã mưa phùn. Một cảnh sát nói, “Quả là một sự kiện tuyệt vời. Tôi hy vọng mưa sẽ tạnh vì các bạn.” Các học viên gật đầu, mỉm cười. Và quả thực, một lúc sau, mưa đã tạnh.

Sự kiện bên tháp Eiffel

Ngày 13 tháng 5 năm 2000 ở Paris là một ngày đẹp trời. Hơn 60 học viên tề tựu tại Công viên Trocadéro gần Tháp Eiffel, để chào mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đầu tiên. Nhiều người qua đường trông thấy hoạt động này và tới hỏi. Một phụ nữ trẻ đã dừng lại để xem các học viên biểu diễn các bài công pháp, sau đó cô ấy đã luyện công cùng các học viên.

Cùng ngày, Đài Phát thanh Quốc tế Pháp đã đưa tin về sự kiện này trong các chương trình tiếng Trung và tiếng Pháp của mình. Đài Phát thanh Châu Âu 1 cũng đưa tin về hoạt động này.

Hồng Kông

Sau khi có giấy phép của cảnh sát, ngày 13 tháng 5 năm 2000, khoảng 150 học viên ở Hồng Kông đã tổ chức chào mừng Ngày Pháp Luân Thế giới đầu tiên. Bên cạnh dòng xe cộ đông đúc, ở Vườn Chater, các học viên đã cầm biểu ngữ với dòng chữ “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới”, “Chân-Thiện-Nhẫn”, và “Pháp Luân Đại Pháp”.

Cũng trong ngày hôm đó, các học viên đã gửi tài liệu về pháp môn này cho Hội đồng Lập pháp Hồng Kông và chính quyền Hồng Kông. Văn phòng của nhiều quan chức dân cử cũng nhận được thông tin.

Hãng tin AP (Associated Press) đưa tin rằng Hồng Kông là nơi duy nhất ở Trung Quốc mà các học viên Pháp Luân Đại Pháp có thể thực hành tín ngưỡng mà không gặp hậu quả gì. Bà Hủy Hiệp Hạm, một bà nội trợ 42 tuổi đã tu luyện được hai năm, cho biết sự kiện này là cơ hội để mọi người biết đến Pháp Luân Đại Pháp. Bà nói rằng công pháp này mang lại lợi ích cho các học viên và toàn xã hội, mà không có lấy một điều hại với bất kỳ ai.

Vào ngày 13 tháng 5 năm 2000, hơn 400 học viên ở Đài Loan đã cùng nhau luyện công ở Đài Trung để ủng hộ các học viên ở Trung Quốc.

Theo tờ World Journal, các học viên ở gần 40 quốc gia đã tổ chức các sự kiện vào ngày 13 tháng 5 năm 2020, để giúp mọi người tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp.

9b68b6dce02e150a98798ce479aea1ca.jpg

Lễ kỷ niệm ở Manhattan, Úc, Canada, Paris, Hồng Kông và New Zealand

Bắc Kinh: Một thế giới khác biệt

Trái ngược với các hoạt động kỷ niệm trên toàn cầu, các học viên ở Trung Quốc lại bắt giữ khi tiến hành kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới đầu tiên trên Quảng trường Thiên An Môn vào ngày 13 tháng 5 năm 2000. Theo tin tức của AP, khi một số học viên đến Quảng trường Thiên An Môn vào ngày hôm đó, cảnh sát đã đánh ngã họ, làm văng biểu ngữ và hoa ra khắp nơi.

Nhiều cảnh sát, cả mặc cảnh phục và thường phục, đã tuần tra trên Quảng trường Thiên An Môn. Họ tiếp cận người đi bộ hoặc khách du lịch, hỏi họ có phải là học viên Pháp Luân Đại Pháp không. Nếu câu trả lời là có, cảnh sát sẽ tống họ vào xe cảnh sát đậu cách đó không xa.

Cảnh sát còn đánh đập năm phụ nữ đang chuẩn bị giương biểu ngữ mang thông điệp về Pháp Luân Đại Pháp, ngay cả sau khi tống họ vào xe cảnh sát cũng không dừng lại.

d026dad392eb630fb1d7a671cf072bef.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp, trong đó có một cậu bé, bị bắt giữ tại Quảng trường Thiên An Môn

Ít nhất 50 học viên đã bị cảnh sát Bắc Kinh bắt giữ vào ngày hôm đó. Họ bị đánh đập bạo lực, khiến hàng nghìn du khách bị sốc, trong đó có nhiều người đến từ các quốc gia khác.

Hãng tin AP bình luận rằng sự tàn bạo của cảnh sát đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp cho thấy cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp của chính quyền Trung Quốc không đạt được mục đích, vì các học viên không dao động niềm tin của họ.

Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA), để ngăn các học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức các sự kiện kỷ niệm vào ngày 13 tháng 5 năm 2000, Bắc Kinh đã cố tình hạn chế tốc độ internet trong nước. Các nhà chức trách cũng cấm truy cập vào các trang web liên quan đến Pháp Luân Đại Pháp và một số trang web tin tức phương Tây.

Tuy nhiên, kể từ đó, hàng năm, mỗi khi đến dịp này, trang web Minh Huệ lại tràn ngập thiệp chúc mừng từ các học viên thuộc mọi giai tầng xã hội, từ các quan chức và công chức trong chính phủ Trung Quốc, quân nhân tại ngũ và xuất ngũ, giáo sư và cán bộ trường đại học, chủ doanh nghiệp, cho đến công nhân nhà máy và dân thường. Họ cảm tạ Pháp Luân Đại Pháp vì những tác động tích cực mà Đại Pháp đã mang lại cho các học viên và xã hội.

Chỉ riêng số thiệp chúc mừng nhận được mỗi năm đã khiến nhiều người tự hỏi: nếu Pháp Luân Đại Pháp không bị bức hại ở Trung Quốc, thì còn có bao nhiêu người nữa – cả công dân Trung Quốc và nước ngoài – theo học?

Tiền hung hậu kiết

Đối với các học viên Pháp Luân Đại Pháp, Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị phổ quát vượt khỏi biên giới quốc gia hay dân tộc. Bất cứ ai cũng có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để trở thành một người tốt trong khi cải thiện sức khỏe của mình.

Việc truyền rộng sự tốt đẹp của Pháp Luân Đại Pháp ở bên ngoài Trung Quốc dường như là chuyện bình thường. Thế nhưng, ở Trung Quốc đại lục, việc đó có thể đồng nghĩa với sinh tử, mất việc làm, cùng sự đau khổ, tổn thất của người nhà, kể cả trẻ em. Tuy nhiên, với tâm thuần khiết muốn giúp mọi người biết đến Pháp Luân Đại Pháp, và để vạch trần cuộc bức hại, các học viên ở Trung Quốc đã vất vả nỗ lực để phát tài liệu thông tin cho mọi người, bất kể mưa hay nắng.

Dần dần, những hạt giống thiện lương đã nảy mầm và nở rộ trên khắp thế giới. Kể từ khi được hồng truyền vào năm 1992, Pháp Luân Đại Pháp hiện đã được tập luyện ở hơn 100 quốc gia, các bài giảng được dịch sang hơn 40 ngôn ngữ, với hơn 100 triệu học viên trên khắp thế giới, nhận được hơn 3.500 chứng nhận (proclamation) và thư ủng hộ của các nhà lãnh đạo cấp địa phương và quốc gia trên khắp thế giới.

Riêng trong năm 2018 đã có ba nghị quyết đã được thông qua ở Hoa Kỳ, 44 chứng nhận được ban hành và 27 thư chúc mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới. Trong tám năm liên tiếp (2011-2018), Thượng viện bang New York đã thông qua nghị quyết kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

cc3098e2371af0d1f2a5040421f5577d.jpg

Bà Trương Ngọc Hoa, một học viên Pháp Luân Đại Pháp cùng những người sống sót và thoát khỏi các cuộc bức hại tôn giáo gặp cựu Tổng thống Trump vào ngày 17 tháng 7 năm 2019.

Ngày 17 tháng 7 năm 2019, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã gặp 27 người sống sót sau cuộc bức hại tôn giáo từ 17 quốc gia, trong số đó có bà Trương Ngọc Hoa đến từ thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô. Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cũng nhấn mạnh sự ủng hộ đối với nhân quyền của Trung Quốc trong bài phát biểu một ngày trước đó.

Ông Sam Brownback, Đại sứ Lưu động về Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ, cũng đã tweet ủng hộ các học viên Pháp Luân Đại Pháp vào ngày 13 tháng 5 năm 2019. Ông nói rằng không một ai, kể cả các học viên Pháp Luân Đại Pháp, có thể bị bức hại vì đức tin của họ.

Vào tháng 7 năm 2020, hơn 600 nhà lập pháp ở Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Á và Châu Mỹ La-tinh ký một tuyên bố chung, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và trả tự do cho tất cả các học viên bị giam giữ.

Nhân tâm đã thức tỉnh, thiện ác đã rõ ràng. Nhưng ở một nơi trên địa cầu này, ĐCSTQ vẫn tiếp tục bức hại hàng chục triệu học viên Pháp Luân Công, mỗi ngày đều có học viên bị bắt cóc, bắt giữ, tẩy não, tra tấn tàn khốc; mấy triệu gia đình bị bức hại mà ly tán, cửa nhà nát tan. Cùng lúc đó, chân tướng đã truyền khắp thế giới; hào quang của Chân-Thiện-Nhẫn rọi sáng lòng người. ĐCSTQ đã cùng đường mạt lộ, cuối cùng rồi sẽ giải thể. Tiếng bước chân của Kỷ nguyên mới đã ngày càng gần. Các bạn thân mến, các bạn đã nghe thấy chưa?

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/5/11/424814.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/5/14/192958.html

Đăng ngày 19-05-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share