Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 03-03-2021] Kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp vào tháng 7 năm 1999, hàng trăm nghìn học viên Pháp Luân Công đã bị bắt, bị kết án, bị giam giữ hoặc thậm chí bị giết chết vì kiên định vào đức tin của họ. Bà Mã Lập Quang, một cư dân ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, là một trong số những nạn nhân đó.

Bà Mã, 70 tuổi, đã bị bắt năm lần, bị giam giữ hai lần, và một lần bị tống giam trong Trại lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia. Nhà bà đã bị lục soát bốn lần và bị tống tiền hơn 20.000 nhân dân tệ.

Bị bức hại trong Trại tạm giam Cẩm Châu

Tháng 3 năm 2012, sau khi bị bắt, bà Mã bị giam giữ tại trại tạm giam Cẩm Châu. Bởi vì từ chối hợp tác với cảnh sát, bà đã bị kéo lê vào nhà vệ sinh và bị đánh đập tàn bạo. Cảnh sát cũng đá vào đầu bà ấy, khiến bà bị sưng đầu và thâm đen mí mắt. Ngày hôm sau, bà cảm thấy đau đớn khắp cơ thể.

ea4f9b42d144f51d62064f5c2af75d77.jpg

Tái hiện tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Hai tuần sau, cảnh sát buộc bà Mã một năm lao động cưỡng bức mà không có thủ tục tố tụng. Trên đường đến Trại lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia, bà bị đánh đập tàn bạo bên trong xe khiến cho chín chiếc răng của bà đã bị gãy. Bà cũng bị khó thở và bất tỉnh. Nhưng cảnh sát lại cáo buộc rằng bà đang giả vờ.

Bị tra tấn trong Trại lao động Mã Tam Gia

Bà Mã đã phản đối việc khám sức khỏe khi bà đến Trại lao động Cưỡng bức Mã Tam Gia khét tiếng. Bác sỹ của trại lao động khám cho bà nói với lính canh rằng: “Bà ta là một người cứng đầu. Bà ấy chắc chắn sẽ mang đến rắc rối cho các anh”.

Lính canh đã bịt miệng bà bằng băng dính nhựa, kéo bà ấy lên tầng bốn, và chửi rủa bà. Áo khoác và quần của bà Mã đã tụt ra khi bị kéo lê trên mặt đất. Sáng hôm sau, bà cảm thấy hết sức đau đớn do bị trật cột sống và không thể đi lại được.

a0bfde3cf513d51eb716e202fe045647.jpg

Tái hiện tra tấn: Kéo lê trên mặt đất

Hàng ngày, lính canh thay nhau gây áp lực để buộc bà Mã từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Những áp lực vì sợ hãi và sự căng thẳng về tinh thần đã khiến bà bị chảy máu cam, và huyết áp của bà tăng lên hơn 190/110 mmHg. Bà Mã bắt đầu có các triệu chứng đột quỵ và đã được truyền tĩnh mạch từng chút một. Một bác sỹ của trại lao động và lính canh đã bỏ những loại thuốc không rõ nguồn gốc vào các chai dịch truyền tĩnh mạch mà không để bà biết. Có một lần, bà Mã bị tê ở mặt và miệng. Bà cảm thấy lạnh và bắt đầu run rẩy. Lính canh nhanh chóng rút kim tiêm và đưa bà Mã vào phòng cấp cứu trong bệnh viện. Sau đó, họ ép bà uống một loại thuốc tim, khiến tim bà bị tổn thương nghiêm trọng.

0dc5c11cbb6785b75ef74570fb4790f5.jpg

Tái hiện tra tấn: Tiêm thuốc không rõ nguồn gốc

Bà Mã rất đau khổ kể từ khi vụ việc xảy ra. Bà ấy không thể đứng hoặc ngồi. Bà bị buộc phải nghe những đoạn ghi âm với âm lượng lớn và xem các video phỉ báng Pháp Luân Công. Mỗi phút sống ở đó đều là cực hình đối với bà.

Có một lần, lính canh buộc bà Mã lăn tay vào bản tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công mà họ đã chuẩn bị từ trước. Họ cũng tước quyền thăm nom gia đình của bà và kéo dài thời hạn tù của bà.

Khi bà Mã được trả tự do, hàng chục người nhà và họ hàng đã đến đón bà ở trước cổng. Con gái bà Mã đã khóc và nói: “Mẹ à, Trại lao động Mã Tam Gia rất tàn ác, và chúng con không biết liệu mẹ còn sống để ra khỏi đó không.”

Bị kết án một lần nữa

Năm 2014, bà Mã lại bị bắt khi đang phân phát tài liệu thông tin Pháp Luân Công ở một khu chợ nông sản. Bà từ chối tiết lộ tên của mình, nhưng cảnh sát đã xác định được bà từ cơ sở dữ liệu trực tuyến của họ, và lục soát nhà bà.

Trong thời gian bị đột nhập nhà, bà Mã lại bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đột quỵ. Cảnh sát đã tống tiền con gái bà 10.000 nhân dân tệ cho sự tự do của bà. Vài tháng sau, cảnh sát đe dọa sẽ kết án bà một lần nữa, buộc bà Mã phải rời khỏi nhà để tránh bị bức hại.

Ngày 8 tháng 8 năm 2016, bà Mã bị bắt tại thành phố Thẩm Dương, cách Cẩm Châu khoảng 240km. Cảnh sát không thông báo cho gia đình bà biết mà đưa bà đến thẳng trại tạm giam Cẩm Châu. Sau đó bà bị Tòa án quận Hắc Sơn kết án 6 tháng tù.

Mọi bài viết, hình ảnh, hay nội dung khác đăng trên Minghui.org đều thuộc bản quyền của trang Minh Huệ. Khi sử dụng hoặc đăng lại nội dung vì mục đích phi thương mại, vui lòng ghi lại tiêu đề gốc và đường link URL, cũng như dẫn nguồn Minghui.org.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/3/3/421585.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2021/3/23/191532.html

Đăng ngày 16-04-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share