Bài viết của Khổng Khánh Tường

[MINH HUỆ 16-02-2021] (Tiếp theo Phần 1)

2. Tranh chạm khắc trên đá thời tiền sử

Ngày 13 tháng 5 năm 1966, Tiến sĩ Javier Cabrera Darquea ở tỉnh Ica, Peru nhận được một viên đá kỳ lạ. Sau khi nghiên cứu lịch sử thời tiền sử, ông nhanh chóng nhận ra rằng con vật được khắc trên đó là một loài cá đã tuyệt chủng hàng triệu năm trước. Quá phấn khích, ông đã tìm đến người bán đá, một nông dân tên là Basilio Uschuya. Uschuya nói rằng anh đã tìm thấy nhiều hòn đá chạm khắc trong một hang động ở vùng núi ven biển, ước tính lên tới hơn 100.000 viên, nhưng anh từ chối tiết lộ vị trí cụ thể của hang động. Tiến sĩ Cabrera đã mua hàng nghìn viên đá từ người nông dân này và thu thập được khoảng 20.000 viên đá trong thời gian sau đó.

Những viên đá này là loại đá andesite cứng. Andesite là một loại đá magma được hình thành do sự phun trào của núi lửa và có độ cứng cao.

Điều khiến người ta kinh ngạc là những tảng đá chạm khắc này không chỉ có số lượng khổng lồ mà còn được chạm khắc tinh xảo và chân thực. Những cảnh tượng được miêu tả bởi những viên đá này bao gồm: các nhà thiên văn học nghiên cứu sao chổi và thiên hà qua kính viễn vọng; bác sĩ phẫu thuật cấy ghép tim, mổ đẻ, phẫu thuật cấy ghép não và nội tạng; ban nhạc chơi nhạc cụ có tổ chức; người khổng lồ cưỡi trên lưng khủng long chiến đấu, người khổng lồ săn bắn và giết khủng long để ăn thịt; các loại cá, chim, bò sát, khủng long 3 sừng (triceratops), thằn lằn mái nhà (stegosaurus), thằn lằn có cánh (pterosaurs), khủng long bạo chúa (tyrannosaurus) và các loài khủng long khác; bản đồ thế giới được vẽ từ góc nhìn trên không (khác với các mảng lục địa hiện tại); cảnh con người sinh con và cho con bú, v.v. Hàng vạn bức tranh đá không trùng lặp khắc họa một xã hội mà loài người sống chung với khủng long và người khổng lồ với công nghệ tiên tiến vượt bậc.

Những người ủng hộ thuyết tiến hóa không tin những điều này là đúng, bởi vì những phát hiện này mâu thuẫn trực tiếp với thuyết tiến hóa. Họ tuyên bố rằng những phiến đá này được người nông dân Basilio chạm khắc và vẽ theo sách vở, với mục đích bán kiếm lời. Bằng chứng thường được sử dụng trên Internet và trên các phương tiện truyền thông là người nông dân Basilio Uschuya, người đã tìm thấy viên đá đã từng nói với giới truyền thông rằng viên đá được anh ta làm giả.

Trên thực tế, đây là một lời nói dối để tránh bị phạt tù vì tội bán các hiện vật khảo cổ. Sau khi các báo cáo về các tác phẩm chạm khắc trên đá ở Peru của Hãng phát thanh truyền hình Anh BBC và các phương tiện truyền thông nổi tiếng thế giới khác đưa tin, các tác phẩm chạm khắc trên đá ở Peru đã gây tiếng vang lớn. Luật pháp Peru cấm mua bán các phát hiện khảo cổ học, do đó nhà chức trách đã ngay lập tức bắt người nông dân bán đá Basilio Uschuya. Để tránh bị bỏ tù, anh ta khai với chính quyền rằng đó là những hòn đá mà anh ta tạc theo hoa văn trong cuốn sách chứ không phải là di vật văn hóa, và nói với báo chí rằng anh ta đã làm giả những hòn đá đó, do đó anh ta đã không bị đi tù.

Nếu đó là đồ giả, thì câu hỏi đầu tiên là: vào những năm 1960, làm thế nào mà một người nông dân có thể chạm khắc gần 100.000 mảnh đá núi lửa cứng trong một khoảng thời gian ngắn? Nội dung của những viên đá này liên quan đến nhiều khía cạnh như thiên văn và địa lý, các loài khác nhau, lối sống, y học và cơ thể con người, và mỗi tác phẩm đều có những mô tả chính xác và chi tiết. Là một người nông dân chưa từng được học hành, làm sao anh có thể nghĩ ra việc chạm khắc những tác phẩm này?

Ngoài ra, trong những năm 1960 và 1970, con người không biết gì về da và các chi tiết khác của khủng long. Khi đó trong tri thức của nhân loại chưa có mô tả về da của khủng long.

Những viên đá chạm khắc ở Peru được phát hiện vào những năm 1960. Trong số lượng khổng lồ các hình chạm khắc, khủng long có hoa văn da độc đáo và các đặc điểm chi tiết khác. Cho đến những năm 1990, nhân loại mới phát hiện ra hóa thạch da khủng long. Cùng với việc phát hiện ngày càng nhiều hóa thạch, các nhà nghiên cứu khủng long đã ngạc nhiên khi nhận ra rằng mô tả về da khủng long trên đá Ica sớm hơn nhiều thập kỷ so với những khám phá khảo cổ liên quan! Nếu là một người nông dân điêu khắc dựa trên sách về khủng long, làm thế nào anh ta dự đoán được những phát hiện những hóa thạch khủng long hàng chục năm sau đó?

Các rãnh chạm khắc có một lớp oxit bám vào bề mặt chạm khắc, tuổi của nó phải muộn hơn thời điểm chạm khắc. Tiến sĩ địa chất Erik Wolf và Viện Mỏ và Dầu khí của Đại học Bonn đã xác định niên đại của lớp oxit của rãnh đá. Kết quả cho thấy các rãnh khắc trên lớp oxit có tuổi thọ ít nhất hơn 12.000 năm. Nói cách khác, qua kiểm tra khoa học, người ta thấy rằng những viên đá này chắc chắn không phải là sản phẩm của nghệ thuật chạm khắc của nền văn minh nhân loại lần này.

'图10:观测天体的刻石'
Ảnh 10: Hình khắc trên đá thời tiền sử miêu tả cảnh quan sát các thiên thể.

'图11:心脏移植的刻石'
Ảnh 11: Hình khắc trên đá thời tiền sử miêu tả cảnh cấy ghép tim.

'图12:具有细致皮肤纹理的恐龙图案'

Ảnh 12: Đá chạm khắc thời tiền sử với hình vẽ khủng long và hoa văn da tinh xảo.

(Còn tiếp)

(Bài viết này thuộc bản quyền của Minh Huệ Net. Khi chuyển tải phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn từ Minh Huệ Net, bao gồm tiêu đề gốc và liên kết đến văn bản gốc của Minh Huệ Net.)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2021/2/16/《转法轮》中提及的若干案例详述(2)-419656.html

Đăng ngày 01-03-2021; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share