Bài viết của Hiểu Xuân, đệ tử Đại Pháp tại Đại Lục

[MINH HUỆ 09-09-2020] Vài ngày trước, tôi nghe tin một đồng tu cao tuổi tại địa phương bị tà ác bắt cóc và bức hại, sau khi cảnh sát biết được bà đang sản xuất tài liệu giảng chân tướng tại nhà của mình. Điều này khiến không ít học viên không có tài liệu để phát trong một khoảng thời gian, khiến việc cứu độ chúng sinh không thể diễn ra một cách bình thường. Nhân sự việc này, tôi muốn chia sẻ một chút về vấn đề tu khẩu.

Đã hai mươi năm kể từ cuộc bức hại của tà ác đối với Pháp Luân Công bắt đầu diễn ra, mọi người đều biết rằng mục tiêu chủ yếu mà chúng nhắm tới chính là phá hoại các điểm sản xuất tài liệu (vài năm gần đây cũng bắt đầu phá hoại các nhóm học Pháp). Trong hoàn cảnh mà đâu đâu cũng lắp camera giám sát, những học viên chân tu chúng ta điều đầu tiên cần phải chính niệm chính hành; cần phải trân trọng và bảo vệ điểm sản xuất tài liệu (cũng như điểm học Pháp nhóm) như sinh mệnh của chính bản thân mình. Đây là điểm sản xuất tài liệu để chúng sinh được đắc cứu, là nơi mà rất nhiều học viên (cả diễn đàn Thiên Địa Hành và trang web Minh Huệ hải ngoại) nhiều năm qua rất nỗ lực vất vả gây dựng lên. Mỗi điểm sản xuất tài liệu đều bao hàm vô vàn tâm huyết của học viên tham dự trong đó.

Tuy nhiên, tôi vẫn luôn nhìn thấy một số học viên không tham gia công tác tại điểm sản xuất tài liệu, mà chỉ nhận tài liệu đã được làm sẵn, đừng nói đến việc trân trọng và bảo vệ, mà thực sự còn có chút vô ý và bất cẩn. Biểu hiện trên một số phương diện như sau:

1. Có một vài học viên, không hề chú ý, cầm theo bao lớn bao bé, thậm chí mang cả điện thoại vào điểm sản xuất tài liệu.

2. Sau khi nhận được tài liệu, không biết là xuất phát từ việc khen ngợi tài liệu đẹp mắt hay là tán dương đồng tu, mà thường xuyên ở nơi công cộng nói chuyện với những học viên không có liên quan: Ai đó, điểm nào đó sản xuất tài liệu tốt như thế nào! Khi nhắc nhở đồng tu sau khi nhận được tài liệu, không cần và cũng không thể nói với bất kỳ ai về tài liệu từ đâu đến và đi về đâu. Học viên đó còn hùng hồn nói rằng: “Tôi không nói với ai đâu, chỉ nói với mỗi bạn thôi.” Làm sao biết được anh ấy đã nói câu này với bao nhiêu người rồi? Liệu anh ấy có cân nhắc tới sự an toàn của các đồng tu ở điểm sản xuất tài liệu hay không?

3. Khi gặp được học viên cung cấp tài liệu, bất kể là bên cạnh có người hay không, là người như thế nào, họ đều lớn tiếng khen ngợi: “Ôi! Cái gì cái gì mà bạn đưa cho tôi hôm trước thật là tốt! Đồng tu nào đọc cũng đều khen hay!” Họ đâu có biết rằng, người nói vô tâm, người nghe hữu ý! Nếu như là đang ở ngoài, ai biết rằng bên cạnh có cảnh sát mặc thường phục hay những người tâm địa bất chính hay không? Còn nếu ở nhà, nếu điện thoại cố định của bạn đặt gần điện thoại di động của người thường, liệu có thể vô ý cung cấp thông tin những người tham gia và nguồn tài liệu cho tà ác hay không?

4. Một khi bị tà ác bức hại, khi bị tra hỏi về nguồn gốc của những tài liệu, đây chính là thời khắc khảo nghiệm tâm tính bản thân và khảo nghiệm xem liệu họ có hiểu rõ Pháp lý hay không. Trong giai đoạn đầu của cuộc bức hại, ngày 24 tháng 4 năm 2001, Sư phụ đã giảng:

“Đã mang danh đệ tử Đại Pháp, cớ sao trong khi chịu bức hại lại phải sợ bè lũ tà ác? Điểm chốt là có tâm chấp trước, nếu không, không phải chịu đựng một cách tiêu cực, [mà trái lại] thời khắc nào cũng dùng chính niệm mà đối mặt kẻ ác. Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng không hề theo yêu cầu, mệnh lệnh hay chỉ thị của tà ác. [Nếu] mọi người đều làm như thế, [thì] hoàn cảnh đã không đến thế này.” (Chính niệm của đệ tử Đại Pháp có uy lực, Tinh tấn yếu chỉ II)

Tuy nhiên những học viên này, đều đã quên mất lời giảng của Sư phụ! Đồng thời, họ cũng quên rằng bản thân mình là một người tu luyện. Vì để thoái thác trách nhiệm, bảo vệ bản thân, mau chóng thoát khỏi mối liên can mà khai hết ra, chỗ tài liệu này là do ai làm ra, ai cung cấp, đem toàn bộ thông tin nói ra một cách rõ ràng chi tiết. Họ tuyệt nhiên không hề nghĩ tới việc điều này sẽ tạo ra nạn lớn thế nào cho những học viên có liên quan, gây ra sự tổn thất lớn như nào cho chỉnh thể cứu người…

5. Trong thời đầu của cuộc bức hại, vì để thuận tiện liên lạc, các đồng tu đều lưu số điện thoại của nhau (khi đó đa phần là số điện thoại bàn). Có đồng tu không lý tính, cho đến hiện tại vẫn luôn viết chung số điện thoại của đồng tu và của người thường vào cùng một quyển sổ và đặt bên cạnh điện thoại. Mọi người đã nhiều lần nhắc nhở và yêu cầu đồng tu đó xóa bỏ và tiêu hủy số điện thoại của các đồng tu trong quyển sổ đi, nhưng người này vẫn luôn phớt lờ, mà lưu lại lỗ hổng cho tà ác bức hại các đồng tu. Trong quá trình này, khi bản thân có những yêu cầu không lý trí, liền lập tức gọi điện thoại đến nhà đồng tu, hơn nữa, còn để cho người thường không tu luyện ở trong nhà thường xuyên gọi điện can nhiễu đồng tu, từ đó tạo ra vô số tổn hại cho đồng tu và những người không tu luyện trong nhà.

6. Trong khi học viên ở điểm sản xuất tài liệu bị bức hại, tà ác đều sẽ tra hỏi: “Ai dạy anh sử dụng máy tính?” Thông thường các học viên đều trả lời một các lý tính rằng là bản thân mình tự học (Nguyên văn là: “Bản thân không tự học được cách thao tác máy tính hay sao?“) Như vậy, sự việc này sẽ kết thúc.

Tuy nhiên có một vài người không muốn thừa nhận rằng gánh vác trách nhiệm trọng đại này chính là niềm vinh hạnh của người tu luyện, sẵn sàng đem cơ hội gây dựng uy đức này thoái thác cho những học viên không có liên quan. Được! Vậy thì tà ác lại mở rộng mở rộng mục tiêu bức hại sang những học viên không có liên quan đến sự việc này. Khiến cho những học viên này bị tà ác lục soát nhà, bức hại và sách nhiễu…

Những học viên phạm phải những hành vi không lý trí, không lý tính kể trên, có người là học viên mới, nhưng cũng có không ít đều là những học viên đã tu luyện được 20 năm. Đối với những người này, thật sự không biết những năm qua họ có tu bản thân hay không? Học Pháp có đắc Pháp không? Đã tu luyện như thế nào? Ngày 13 tháng 2 năm 1997, Sư phụ đã giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến.” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)

Chúng ta hiện tại cũng biết rằng, nếu như chúng ta hợp tác với tà ác bức hại học viên, không những bản thân phạm phải tội bức hại Phật Pháp, mà tội nghiệp bức hại Đại Pháp của những kẻ tham dự vào cũng tăng thêm. Sư phụ tuy đã cấp cho họ cơ hội nghiêm chính thanh minh tu luyện lại từ đầu, nhưng nếu như sau sự việc đó, họ không nghiêm túc chăm chỉ học Pháp, tìm lý do vì sao bản thân tu luyện lâu như vậy vẫn còn ôm giữ tâm tự tư chỉ biết bảo vệ bản thân khỏi bị tổn thất? Bản thân còn tư tưởng và hành vi nào xa rời Đại Pháp cần phải tu bỏ? Không khoan xương xẻo tim như đào khối u ác tính, đào bỏ cái tư tưởng xấu xa từ gốc rễ; không nỗ lực bù đắp những tổn thất, chỉ đơn giản nói một câu: “Tôi làm sai rồi, tôi xin lỗi” liền cho qua, vậy thì cựu thế lực có thể tóm được lý và chỗ lậu của người đó mà không buông tha.

Còn có học viên sau khi về nhà, che giấu tội lỗi của bản thân, không kịp thời báo cho những đồng tu bị mình hại, để có thể tìm ra cách thức vãn hồi và sửa chữa tổn thất. Họ trốn ở trong nhà, và để mặc cho sự việc phát triển, điều này không phải là cho tà ác thêm thời gian để bức hại đồng tu sao? Có đồng tu vì thế mà bị tà ác xét nhà, máy tính, sách Đại Pháp đều bị tịch thu sạch! Thậm chí còn sách nhiễu, bức hại một thời gian dài khiến cả gia đình không một ngày nào yên.

Có những học viên bị tà ác lục soát nhà bắt cóc bức hại mà mất đi sinh mệnh, có những người tuy rằng trở về nhà được sau cuộc bức hại, nhưng thân thể bị hành hạ đến kiệt quệ; có đồng tu bị người nhà giám sát và can nhiễu đến mức không vực dậy được, từ đó mà từ bỏ tu luyện; đa phần những đồng tu sau khi bị lục soát nhà, đều bị thiệt hại tài chính, những người nhà không tu luyện đều bị áp lực tinh thần vô cùng lớn.

Hy vọng rằng những đệ tử Đại Pháp chúng ta đã tu được cho đến ngày hôm nay sẽ ghi nhớ lời dạy của Sư phụ:

“Từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã” (Phật tính vô lậu, Tinh tấn yếu chỉ)

Chúng ta hãy dần dần chân chính tu luyện trở thành một sinh mệnh “vị tha”. Khi gặp phải bất kỳ quan nạn nào, chúng ta hãy giữ vững tâm tính, tu khẩu vừa là vị kỷ, cũng là vị tha.

Cuối cùng, chúng ta cũng nhau đọc lại đoạn Pháp của Sư phụ:

“Chẳng phải tôi đã giảng rồi sao, sinh mệnh tương lai là ‘vị tha’, chứ không phải ‘vị tư’. Trong quá trình này chính là bồi tạo nên chư vị như thế đó, vì thế chư vị không thể chỉ có nghĩ đến mình. Sợ gì chứ? Sợ cái này, sợ cái kia. Quả đúng là trong bức hại khốc liệt thì tôi cũng không muốn các học viên đi chịu bức hại, nhưng hiện tại hoàn cảnh dần dần khác đi rồi, thế thì nên chăng làm tốt hơn chứ. Kỳ thực, chẳng phải những [ai] thật sự làm được tốt ấy thường là từ trong bức hại khốc liệt mà vượt qua hay sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế NewYork 2004)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/9/9/再谈修口和为他人着想-411511.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/9/23/186900.html

Đăng ngày 11-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share