Bài viết của Thạch Thanh
[MINH HUỆ 07-10-2020] Mấy năm gần đây, hiện tượng sinh viên học sinh ở Trung Quốc Đại Lục tự sát khiến cho người ta không khỏi kinh ngạc. Chỉ trong vòng mấy ngày qua đã xảy ra nhiều vụ học sinh tự sát. Có bậc phụ huynh ở Đại Lục cho biết trong nhóm WeChat của cô ấy đã truyền tin về bốn vụ tự sát của học sinh trong vòng một tuần mà chưa được báo cáo.
Thời gian gần đây mạng internet ở Đại Lục liên tục truyền đi những vụ tự sát của học sinh. Vào ngày 17 tháng 9 năm 2020, trường trung học cơ sở Giang Hạ ở thành phố Vũ Hán có một học sinh chơi đánh bài nên đã bị mời phụ huynh, dẫn đến việc nhảy lầu tự vẫn. Vào ngày 21 tháng 9, học viện Thông tin và Thương mại thuộc trường đại học Trung Bắc thông báo vụ việc một sinh viên nhảy xuống từ trên tầng lầu của học viện. Vào ngày 19 tháng 9, một nữ tiến sĩ tại trường đại học Nam Kinh đã nhảy lầu tự sát từ khu ký túc xá của trường. Trong cùng ngày, huyện Ninh Hải ở Chiết Giang cũng công bố vụ việc một nữ học sinh ở trường Trung cấp nghề số 1 nhảy lầu tự tử. Vào ngày 17 tháng 9, ở Vũ Hán đã xảy ra vụ việc một học sinh trung học 14 tuổi nhảy lầu tự sát.
Vào tháng 4 năm ngoái, ở cầu Lư Phố tại Thượng Hải có một bà mẹ nảy sinh mâu thuẫn với người bạn học của đứa con trai 17 tuổi, bà ấy vừa lái xe vừa chửi rủa cậu con trai, khiến cho cậu bé tức giận lao vào xe lửa rồi nhảy cầu tự vẫn. Chỉ thiếu một giây nữa là người mẹ đã cứu được con mình, bà ấy hết sức hối hận, quỳ sụp xuống khóc thương…
Học sinh cảm thấy cô độc bất lực
Việc thanh thiếu niên coi nhẹ mạng sống của mình đã đạt đến mức độ khiến cho người ta cảm thấy dựng tóc gáy. Nó đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng trong cuộc sống hàng ngày. Trong một bài viết của Hiệp hội sức khỏe tâm lý Trung Quốc đăng tải vào ngày 28 tháng 6 năm 2020, dựa theo một số tư liệu báo cáo công khai của cơ quan chính phủ Trung Quốc cho thấy Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về tỉ lệ thanh thiếu niên tự sát. Theo kết quả điều tra nghiên cứu của Trung tâm phát triển trẻ vị thành niên (một cơ quan chuyên về nhi khoa có thẩm quyền tại Đại Lục) cho biết: Ở Trung Quốc mỗi năm có khoảng 100 nghìn thanh thiếu niên chết do tự sát. Cứ mỗi phút sẽ có 2 người chết và 8 người tự sát không thành công. Ở các nước Âu Mỹ và các quốc gia phát triển khác, 90% trường hợp tự sát là bệnh nhân tâm thần, 50% số người tự sát ở Trung Quốc là bệnh nhân tâm thần, còn có một bộ phận bảo lưu là trẻ vị thành niên. Bởi vậy, nhân tố xã hội ở Trung Quốc càng trở nên quan trọng hơn đối với nhân tố bệnh tâm thần. Rốt cuộc nguyên nhân của việc này là vì sao?
Ý nghĩa của sinh mệnh nằm ở đâu?
Từ Khải Văn, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn giáo dục sức khỏe tâm lý thuộc trường đại học Bắc Kinh, sau khi tiếp xúc với nhiều trường hợp tìm đến tư vấn tâm lý, ông đã tiến hành phân tích đối với những học sinh có mang tâm lý tự sát. Ông nói: “Không phải là các em thực sự muốn chết, mà là chúng không biết phải sống như thế nào”, “Có 40,4% học sinh cho rằng mình sống không có ý nghĩa gì, chỉ là chiểu theo logic của người khác để sống mà thôi, trong số đó suy nghĩ cực đoan nhất là vứt bỏ bản thân mình.”
Đánh mất ý nghĩa của sinh mệnh cho nên cũng không biết trân quý. Arthur Kleinman, nhà nghiên cứu bệnh tâm thần của trường đại học Harvard cũng cho rằng, xã hội Trung Quốc hiện nay có lẽ vẫn luôn có nguy cơ tự sát khá cao nhưng hiện tượng tự sát ở Trung Quốc ngày nay dường như có liên quan đến biến động xã hội và những vấn đề xã hội tồn đọng không được giải quyết trong thời gian dài.
Thiếu khuyết tín ngưỡng, tâm linh trống rỗng. Tất cả đều chạy theo đồng tiền, bất chấp thủ đoạn, cười người nghèo chứ không cười phường kỹ nữ, người già ngã xuống đất không có ai ra đỡ, đây chính là hiện trạng xã hội dưới sự thống trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).
Sau khi ĐCSTQ kiến lập chính quyền, văn hóa truyền thống trong xã hội Trung Quốc đã bị vứt bỏ. Kể từ năm 1949, ĐCSTQ tiêu diệt Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo, nhồi nhét vô Thần luận, lý luận đấu tranh, bất kính với trời đất, đấu trời, đấu đất, đấu người thỏa thích vô cùng. Dưới bầu không khí như vậy, con người ta đều truy cầu hiện thực, vui chơi thỏa thích mà không nghĩ đến ngày mai, khiến cho sinh mệnh mất đi nơi nương tựa.
Một vị phụ huynh đã từng nói: “Thế hệ thanh niên học sinh hôm nay, bao gồm cả những em cắp sách đến trường, hết thảy chúng đều vì tương lai kiếm một công việc tốt, làm ra nhiều tiền, hết thảy đều xuất phát từ lợi ích của bản thân chúng, tinh thần hết sức trống rỗng, khiến cho năng lực chống chọi với áp lực và trắc trở trong cuộc sống vô cùng yếu nhược, gặp chút khó khăn liền sinh ra niệm đầu tự sát.”
Tâm linh không có sự bồi đắp về tín ngưỡng, cuộc sống tiến về phía trước từ trong đêm tối, khi bị áp lực trong hiện thực tàn khốc đè bẹp thì nội tâm bé nhỏ và yếu nhược không thể chịu đựng nổi.
Giáo dục trở thành công cụ của ĐCSTQ
Chúng ta hãy xem thử bọn trẻ lớn lên như thế nào. Gần đây, ĐCSTQ đã liệt bản giao hưởng “Ode to Joy” của Beethoven vào danh sách cấm trong giáo trình dạy học của bậc trung học. Nguyên nhân là vì những nhạc khúc vui vẻ là âm nhạc của tôn giáo. Vừa lắng nghe loại âm nhạc này liền khiến cho tâm linh trở nên tường hòa, âm nhạc cổ điển tịnh hóa tinh thần làm sao có thể đầu độc thanh thiếu niên được?
Giáo dục trở thành công cụ của ĐCSTQ:
Thứ nhất là, nhồi nhét tư tưởng văn hóa đảng của ĐCSTQ. Các em bị bắt gia nhập vào đội thiếu niên từ lúc 6 tuổi, sau đó bị bắt gia nhập vào đoàn thanh niên lúc vào trung học. Nào là những bài hát tô vẽ xã hội chủ nghĩa mang lại dòng năng lượng chính, nào là đảng cộng sản là trụ cột vững vàng chống Nhật. Kiểu giáo dục theo đảng trong trường học càng diễn càng hăng, nền giáo dục cộng sản đòi hỏi thống nhất tư tưởng, yêu cầu bọn trẻ tuyệt đối phục tùng theo, về mặt phương thức đơn thuần là thô bạo.
Thứ hai là, ĐCSTQ sử dụng những kì thi tuyển như là “chiếc gậy chỉ huy”, lấy “tỉ lệ thi vào đại học” làm tiêu chuẩn duy nhất, tầng tầng áp lực đè xuống đến tận bậc tiểu học và mẫu giáo. Người xưa giảng “nhân tài thi giáo” (dạy theo năng khiếu) và “hữu giáo vô loại” (giáo dục cho tất cả mọi người), những lời dạy dỗ này hoàn toàn không còn tồn tại nữa. Bởi vì ĐCSTQ không tin Thần và không tin ông Trời, vốn dĩ trong văn hóa truyền thống giảng về “nhân các hữu mệnh” (mỗi người đều có vận mệnh của mình), “thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (trời sinh ta ắt có chỗ dùng), nhưng ĐCSTQ lại bắt ép bọn trẻ đi vào con đường thi cử gập ghềnh.
Gia đình cũng đánh mất tác dụng làm bến đỗ, các bậc phụ huynh cũng bị thể chế giáo dục của ĐCSTQ bắt cóc. Điều này cũng giống như khung cảnh đấu tố thời Đại Cách mạng Văn hóa. Các bậc cha mẹ có con cái với thành tích học tập và thứ hạng kém sẽ nhận được thông báo mời họp phụ huynh. Trong buổi họp, giáo viên sẽ thông báo tình huống thành tích học tập của học sinh đó, tiếp theo là sẽ giống như mở màn cuộc đấu tố vậy, có phụ huynh còn bị giáo viên dạy dỗ trước mặt những người khác, có phụ huynh bật khóc ngay khi đó, họ trông chẳng khác gì tội nhân trước mặt giáo viên. Có thể thấy rõ rằng, các bậc cha mẹ sau khi trở về nhà sẽ trút hết áp lực xuống con trẻ.
Trong Báo cáo chính thức về giáo dục do các nhà chức trách ở Đại Lục xuất bản vào năm 2014 có ghi chép: “Khi chúng tôi xem xét những ví dụ về các em học sinh tiểu học và trung học tự sát, chúng tôi phát hiện không ít nguyên nhân dẫn đến tự sát chính là ‘thành tích học tập không tốt’, ‘thành tích học tập tuột dốc’. Dưới chế độ giáo dục chỉ có thi cử, chỉ có điểm số tốt mới được chấp nhận, ở bậc tiểu học và trung học đâu đâu cũng đầy ắp bầu không khí căng thẳng do điểm số mang đến.”
Một cư dân mạng viết như sau:
“Học sinh tiểu học gặp phải một giáo viên nữ hợm hĩnh trông như hổ với sói nên đã tự sát rồi.”
“Học sinh trung học gặp phải bậc cha mẹ điên cuồng chửi mắng nên đã tự sát rồi.”
“Nghiên cứu sinh thạc sĩ đối diện với xã hội hiện thực đen tối, cảm thấy tuyệt vọng nên đã tự sát rồi.”
“Nghiên cứu sinh tiến sĩ bị giáo viên hướng dẫn cướp lấy thành quả nghiên cứu, lại không được kiện cáo nên đã tự sát rồi.”
“Chỉ còn thiếu mấy đứa nhỏ học mẫu giáo tự sát nữa thì chẳng phải là cái thể chế giáo dục này đang giết người từ nhỏ đến lớn hay sao?”
Bọn trẻ sống trong hoàn cảnh hiện thực với “thành tích và lợi ích” tuyệt đối này, thế giới tinh thần ngày càng trở nên nghèo nàn hơn, nó gây ra thương tổn về mặt tâm lý, cuối cùng sẽ diễn biến thành một loại ức chế khiến cho chúng không thể nào sinh tồn được nữa.
Vào thời những năm 1950 và 1960, rất ít khi xuất hiện tình huống học sinh tiểu học và trung học tự sát. Trước năm 1949, tình huống như thế này lại càng hiếm thấy. Vào thời Trung Quốc cổ đại, cơ bản là những loại hiện tượng thế này hoàn toàn không có đất dụng võ.
Tuy trong sách giáo khoa từ tiểu học đến đại học cũng có văn cổ thơ ca, nhưng chúng chỉ xuất hiện như những mảnh vụn nhỏ nhặt. Kể từ sau cuộc vận động Phá tứ cựu vào thời Đại Cách mạng Văn hóa, ĐCSTQ đã triệt để cắt đứt nguồn mạch của văn hóa truyền thống Trung Hoa, khiến cho những lời dạy dỗ “Nhân nghĩa lễ trí tín”, “bách thiện hiếu vi tiên” (trong trăm cái thiện, chữ hiếu là đầu) hoàn toàn không còn tồn tại nữa.
“Giáo dục luân lý đạo đức” được khai sáng vào thời Hán Vũ Đế đã từng lấy cuốn “Hiếu kinh” làm sách giáo khoa. Trong “Hiếu kinh” giảng rằng: “Thân thể phát phu, thụ chi phụ mẫu, bất cảm hủy thương, hiếu chi thủy dã.” Cũng là nói rằng, thân thể tứ chi, lông tóc da thịt, đều là cha mẹ phú cho, nên không thể tùy ý làm tổn hại, đây là một đạo lý cơ bản.
Cái thứ “thiên hạ của Đảng” đến cả nhạc khúc “Ode to Joy” mà cũng ngăn cấm thử hỏi làm sao có chốn dung thân trong nền văn hóa truyền thống gợi mở tấm lòng kính Trời hướng thiện của lớp trẻ kia chứ? ĐCSTQ nhồi nhét vô Thần luận khiến cho con người không tin Thần, không tin vào sinh tử luân hồi, thiện ác hữu báo, cho rằng chỉ có hiện tại và một đời này thôi, cho rằng tự sát có thể giải trừ thống khổ trước mắt, chết là hết, nhưng thực ra nó không phải như thế.
Sát sinh không chỉ đi ngược với nhân luân, mà còn đi ngược với lẽ Trời. Trong phần mở đầu của “Trung dung” có viết “thiên mệnh chi vị tính”, ý tứ là đặc tính căn bản của con người tiếp thu từ mệnh trời. Người xưa cho rằng, sinh mệnh con người là do ông Trời ban cho, mục đích của đời này đặt ở thiên mệnh quay trở về, yêu cầu tâm hướng thiện trong cuộc sống hiện thực. Sát sinh và tự sát là phạm vào đại tội, đó là biểu hiện đi ngược lại và rời xa thiên ý, không chỉ là không có trách nhiệm đối với bản thân, mà còn mang đến thống khổ cho người khác, do đó sẽ tạo thành tội nghiệp rất lớn, sau khi chết cũng chẳng có chỗ tốt để đi, có thể đời sau lại phải chịu nạn, bởi vì món nợ đã thiếu nhất định phải trả. Nếu như hiểu rõ tự sát là hại mình hại người thì thử hỏi còn ai dám làm chuyện ngu xuẩn này nữa?
Chuyển biến về việc trông nom con cái
Trong những ghi chép về trẻ vị thành niên tự sát ở Trung Quốc, việc trông nom trẻ ở nông thôn là một vấn đề bị xã hội phớt lờ. Kênh truyền thông của ĐCSTQ cho biết tổng cộng có hơn 60 triệu trẻ em được nuôi dạy ở nông thôn, cha mẹ vào thành phố làm việc cho nên bọn trẻ không được cha mẹ giáo dục và quan tâm chăm sóc.
Trên thực tế, mâu thuẫn gia đình thường hay tạo ra sự gián cách giữ cha mẹ và con cái, vậy làm thế nào để phá vỡ lớp gián cách này? Trong bài viết “Thay đổi vận mệnh trông nom con cái” đăng tải trên Minh Huệ Net có kể một câu chuyện như sau.
Con gái Chân Chân của một học viên Pháp Luân Công có một cô bạn học tên là Tiểu Dĩnh. Tiểu Dĩnh muốn tự sát, cô bé đã viết xong di chúc và cũng đã học theo phương thức tự sát bằng cách uống thuốc đăng trên mạng internet.
Cha mẹ của Tiểu Dĩnh suốt cả năm đều lui tới Quảng Đông, từ nhỏ cô bé đã phải sống với bà. Sau khi bà mất thì cô bé đến tá túc ở nhà cô bên nội và cũng thường hay ở lại trong trường học. Người cha có quyền uy tuyệt đối trong nhà, sự giáo dục của ông ấy rất hà khắc, ông thường hay đánh Tiểu Dĩnh, mẹ của cô bé cũng không dám bảo vệ con gái. Thêm vào đó, mọi người trong nhà thường ở xa nhau nên giữa Tiểu Dĩnh và cha cô sinh ra gián cách rất lớn.
Việc học hành của Tiểu Dĩnh vẫn luôn không tệ. Cô bé thi đỗ vào đại học, giấy báo học phí là 25 nghìn nhân dân tệ, khoản học phí quá cao khiến cho cha mẹ cô không thể nào chấp nhận được nên họ bảo con gái đến Quảng Đông làm việc. Nếu như không đi làm, tiếp tục học lên đại học thì mỗi năm họ chỉ có thể chu cấp hơn 10 nghìn nhân dân tệ tiền học phí và 300 nhân dân tệ tiền phí sinh hoạt, các khoản chi phí khác thì cô bé phải tự mình xoay sở xin vay tiền trợ giúp người nghèo, hoặc là vừa học vừa làm tự mình chi trả. Tiểu Dĩnh cho rằng cha mẹ thiên vị cậu em trai nên không chu cấp tiền cho mình học tiếp đại học. Tiểu Dĩnh cảm thấy không phục cho nên bèn nghĩ đến thà mình tự sát còn hơn đi đến Quảng Đông.
Cha mẹ của Chân Chân bảo Chân Chân mời Tiểu Dĩnh đến nhà chơi, họ giảng cho Tiểu Dĩnh nghe chân tướng làm “tam thoái” bảo bình an, giúp cô bé phân tích về các loại hậu quả nghiêm trọng do tự sát mang đến từ nhiều góc độ khác nhau. Cha mẹ của Chân Chân nói với Tiểu Dĩnh: “Nếu trước một sự việc có thể tìm thấy chỗ thiếu sót của bản thân mình, trước hết quy chính bản thân, thì hoàn cảnh chung quanh mình cũng sẽ theo đó mà chuyển biến theo hướng tốt. Nhưng cháu thậm chí còn không biết rõ là mình sai ở đâu, không có tiêu chuẩn đo lường tốt xấu thì cháu làm sao thay đổi đây? Hôm nay chúng tôi tặng cháu cuốn sách Chuyển Pháp Luân của Sư phụ Đại Pháp, hy vọng rằng ít nhất cháu có thể xem nó mỗi ngày, nếu có chỗ nào không hiểu thì hàng ngày chúng ta có thể cùng nhau chia sẻ. Bây giờ cháu không cần nghĩ gì cả, có lẽ là bắt đầu từ bây giờ, những việc mà cháu lo lắng nhất sẽ có chuyển biến tốt khi cháu không ngừng quy chính bản thân mình.” Ánh mắt của Tiểu Dĩnh bỗng sáng rực lên, cô bé đón nhận sách Chuyển Pháp Luân và dụng tâm vào đọc.
Tiểu Dĩnh học Pháp cũng rất nghiêm túc, nếu có đoạn nào xem không hiểu thì cô bé sẽ xem lại lần nữa, nếu vẫn không hiểu thì cô bé sẽ hỏi chúng tôi. Một tuần đầu tiên hầu như tối nào cả nhà Chân Chân cũng ngồi chia sẻ với Tiểu Dĩnh đến gần 12 giờ khuya. Điều đáng vui mừng là mỗi ngày đều có thể nhìn thấy Tiểu Dĩnh chuyển biến đề cao tâm tính, cô bé cũng nhận ra được cách làm cực đoan của mình trước đây đó là chỉ quan tâm đến cảm xúc của bản thân mình.
Vào buổi tối thứ tư, Tiểu Dĩnh nói: “Chú ơi, cháu thật sự không nghĩ là mình lại có thể làm một người tốt, từ nhỏ đến lớn chưa có người nào giống như chú dạy bảo cháu làm một người biết suy nghĩ cho người khác, cháu xem chú như là ân nhân cứu mạng của cháu! Trước đây nếu cha mẹ hiểu lầm cháu làm điều gì không tốt, cháu chắc chắn sẽ làm cho họ xem, bất kể là họ suy nghĩ thế nào, bởi vì lúc họ hiểu lầm cháu thì họ cũng không có nghĩ đến cháu sẽ nghĩ như thế nào. Bây giờ cháu học làm người tốt thật là hay quá!” Sau khi học Pháp, Tiểu Dĩnh đã đốt bỏ bức thư tuyệt mệnh, cô bé cũng vứt bỏ thuốc uống tự sát và triệt để buông bỏ niệm đầu tự sát.
Trong ba năm học trung học, Tiểu Dĩnh đã tiêu hết của cha mẹ 100 nghìn nhân dân tệ, cô sử dụng chiếc điện thoại mới trị giá hơn 2 nghìn nhân dân tệ nhưng cô bé lại không biết cảm ơn cha mẹ. Hơn nữa, cô bé còn nói dối cha mẹ rằng thành tích học tập của mình không được tốt, nhưng thực ra thành tích của cô không hề tệ. Cô bé nói rằng trước đây cha nói mình là đồ vô dụng cho nên cô bé bực bội trả lời điểm số của mình thấp. Do vậy, cha mẹ cô mới nghĩ rằng học hành tệ như vậy thì không cần phải tiếp tục đi học nữa. Khi Tiểu Dĩnh thành thật thừa nhận lỗi lầm với cha mình, rồi nói thành tích học tập thật sự cho cha biết thì cha cô lập tức đáp ứng đóng tiền học phí cho cô. Thế giới của Tiểu Dĩnh lập tức đã được cải biến.
Tiểu Dĩnh đọc sách Chuyển Pháp Luân trong mười ngày, cả người như thoát thai hoán cốt, như biến thành một người khác hẳn với Tiểu Dĩnh trước đây. Pháp lý bác đại tinh thâm của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cho một người đang trong mê mờ và bối rối không biết làm thế nào có thể tìm thấy câu trả lời, thân tâm thả lỏng, quay trở về con đường đúng đắn!
“Chân-Thiện-Nhẫn” cải biến nhân tâm
Gần đây, trong bài chia sẻ “Trong nhà có tiểu đồng tu” đăng trên Minh Huệ Net có viết, đứa cháu ngoại 13 tuổi viết một phong thư gửi cho ông ngoại với tựa đề là “Tình yêu nghiêm khắc”. Trong thư viết rằng: “Trong sáu năm qua, cháu đã trải qua sự trừng phạt nghiêm khắc của ông. Vì để không bị ông phạt, cháu đã nói dối, ai ngờ rằng cháu vừa nói dối thì đã bị ông biết hết, sau đó cháu còn bị phạt nặng hơn, ông vẫn luôn miệng nói là để xem cháu lần sau còn dám nói dối nữa không. Có lúc cháu còn trả treo với mẹ, ông phạt cháu, xem cháu lần sau còn dám trả treo nữa không. Cháu không làm tốt bài tập, thầy giáo trong trường phản ánh là cháu không nghe giảng bài trên lớp, thành tích kém, và cháu không biết kính trọng ông bà, không lễ phép, ông cũng phạt cháu. Tóm lại, thời điểm bị phạt là tùy vào cháu, hơn nữa ông phạt cháu cũng ngày càng nhiều lên. Ví như viết kiểm điểm, phạt cháu hít đất từ nghìn lần cho đến vạn lần, rồi còn cho cháu thật nhiều bài tập để làm, khiến cháu không còn thời gian để vui chơi. Lúc đó, cháu thật sự rất ghét và giận ông.”
“Gần đây, cháu đã thật sự tu Đại Pháp rồi, cháu đã vứt bỏ rất nhiều chấp trước, cháu cho rằng mình tu luyện không tệ, ai ngờ rằng ông vẫn còn phạt cháu. Thông qua học Pháp, cháu đã minh bạch ra chúng ta là những người tu Chân-Thiện-Nhẫn. Cháu nghĩ lại về ba chữ này, cháu thấy mình chưa tu tốt. Nghĩ lại những việc đã qua, bởi vì những hành vi xấu ác và khôn khéo của mình, cháu đã làm tổn thương ông bà, khiến ông bà giận run lên. Cháu thật sự thấy rất hối hận. May mắn là bây giờ cháu đã thật sự tu Đại Pháp rồi, từ những việc ông phạt cháu, cháu thấy được chấp trước của mình, ông thật sự muốn giúp cháu tu bỏ đi những thứ không tốt này.”
“Từ nhỏ cháu đã không được yêu thương như những đứa trẻ của các gia đình khác. Cháu không biết loại yêu thương ấy có cảm giác như thế nào, là loại tình yêu như thế nào. Cháu chỉ biết rằng trong suốt những năm tháng bị ông phạt, thành tích học tập của cháu cũng khá lên, năng lực viết bài của cháu cũng mạnh lên, bây giờ về cơ bản thì cháu đã có thể đọc được sách Chuyển Pháp Luân bằng tiếng Trung rồi, thân thể cháu cũng trở nên cường tráng, cháu có thể làm những việc nặng trong nhà. Ở trường học hoặc khi đến chơi nhà bạn học, thầy cô giáo và phụ huynh đều khen cháu lễ phép, hiểu biết phép tắc. Bây giờ cháu mới hiểu ra ông phạt cháu chính là đang rèn luyện cháu, bồi dưỡng năng lực của cháu, ông dạy cháu làm người như thế nào. Bây giờ cháu thật sự nhận được thụ ích.”
“Khi đó, cháu vẫn nghi ngờ không biết ông có thương yêu cháu hay không. Ông vừa phạt cháu, vừa tận tâm chuẩn bị cho cháu những món ăn Trung Hoa để cháu mang theo đến lớp mỗi ngày, rồi nấu bữa ăn tối đầy đủ dinh dưỡng, mua quần áo thể thao cho cháu tham gia vào các hoạt động thể dục thể thao. Trước mỗi trận thi đấu, ông thường chuẩn bị nước và đồ ăn cho cháu.”
“Bây giờ cháu mới hiểu rõ là ông cất giữ tình yêu thương đối với cháu trong lòng, một cách âm thầm và lặng lẽ. Ông tỏ ra nghiêm khắc trên bề mặt, còn tình yêu thật sự thì ông giữ trong tim, cho nên cháu gọi nó là ‘tình yêu nghiêm khắc’. Loại tình thương này là tình yêu thương vĩ đại. Cháu thật sự thấy hối hận, trước đây cháu vẫn luôn hiểu lầm ông, phàn nàn và giận dỗi ông, khiến ông phải chịu ủy khuất quá lớn. Bây giờ cháu thành thật xin lỗi ông, cảm ơn ông đã luôn bồi dưỡng cho cháu. Ông thật sự là một người cha và một người ông tốt có trách nhiệm với con cháu. Cháu thật sự thương ông rất nhiều.”
Bức thư bày tỏ tấm lòng của một cậu thiếu niên 13 tuổi đối với ông ngoại của mình, quả thật khiến cho người ta không khỏi cảm động. Nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì có thể cậu bé vẫn còn oán giận ông mình. Sau khi tu luyện thì cậu ấy đã thay đổi cách nghĩ, hiểu rằng ông ngoại yêu thương cậu ấy.
Vậy mà, ĐCSTQ sùng bái “giả-ác-đấu” dám đàn áp học viên Pháp Luân Công là những người tu luyện “Chân-Thiện-Nhẫn”, mặc sức để cho triết lý đấu tranh âm thầm lặng lẽ bám rễ vào mỗi gia đình, mỗi con người, nó thậm chí còn độc hại hơn cả virus Trung Cộng. Những người sống trong “văn hóa đảng” bất tri bất giác đều bị ô nhiễm, hơn nữa còn vận dụng loại phương thức cưỡng chế, đấu tranh, chỉ trích, phàn nàn, làm tổn thương lẫn nhau để giáo dục con cháu, khiến bọn trẻ trở thành vật hi sinh cho “văn hóa đảng” của Trung Cộng, lâu ngày sẽ hình thành nên vòng tuần hoàn ác tính. Chúng ta chỉ có thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng, rời xa tà linh cộng sản, tuân theo Pháp lý vĩnh hằng bất biến “Chân-Thiện-Nhẫn” thì mới có thể bước trên con đường trở về của sinh mệnh, và đó cũng là niềm hy vọng trường cửu của bạn.
Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền thế giới
Pháp Luân Công còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là Đại Pháp tu luyện Phật gia thượng thừa, được Sư phụ Lý Hồng Chí truyền xuất ra kể từ năm 1992. Pháp môn lấy đặc tính tối cao của vũ trụ Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc chỉ đạo người tu luyện, đi kèm năm bài công pháp đơn giản và đẹp mắt. Pháp môn có thể khiến cho người tu luyện đạt được thân thể tịnh hóa, đạo đức hồi thăng trong thời gian cực ngắn.
Trước khi ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công vào năm 1999, theo thống kê của chính phủ Trung Quốc đã có hơn trăm triệu người tu luyện Pháp Luân Công ở Đại Lục. Trong suốt hai mươi năm ĐCSTQ toàn diện bức hại, Pháp Luân Công không những không bị ĐCSTQ đánh đổ, ngược lại pháp môn đã được truyền rộng đến hơn một trăm quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp là Chuyển Pháp Luân đã được phiên dịch ra hơn 39 ngôn ngữ phát hành trên toàn thế giới. Hôm nay, tại hết thảy các quốc gia và vùng lãnh thổ chủ yếu trên toàn thế giới đều có các điểm luyện công của Pháp Luân Công, và cũng có thể nhìn thấy các học viên Pháp Luân Công luyện công tập thể, đó là một bức tranh tuyệt đẹp hồng dương Pháp Luân Công.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/10/7/413449.html
Đăng ngày 11-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.