Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Đức

[MINH HUỆ 01-10-2020] Người dân trên khắp thế giới đang học Đại Pháp, người dân thuộc mọi chủng tộc đều nhận được lợi ích từ Pháp. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp phương Tây chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp trong cuộc sống hàng ngày. Nhờ vậy, họ nhận được lợi ích về thể chất cũng như tinh thần và có cuộc sống gia đình hòa thuận hơn.

Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Đức hiểu rằng Tết Trung thu là lễ hội gia đình truyền thống của Trung Quốc. Vì vậy, các học viên từ ba gia đình người Đức đã chia sẻ về việc các thành viên trong gia đình họ ngày càng trở nên hòa thuận kể từ khi họ bắt đầu đi trên con đường tu luyện Đại Pháp như thế nào. Họ cũng mong nhiều người hơn có thể trải nghiệm sự quý giá và uy lực của Đại Pháp.

Bỏ tâm tật đố: Chị em ruột trở nên hòa thuận hơn

80119a24c1828a37bf59c90c95da5761.jpg

Ba chị em ruột cùng tu luyện trong Đại Pháp, (từ trái sang phải) ông Werner, bà Ursula và bà Karin.

Ba chị em đã có gia đình riêng và có công việc của mình. Bà Karin là một công chức, bà Ursula làm việc trong một phòng thí nghiệm hóa học, còn ông Werner làm việc ở bộ phận hỗ trợ của một trường đại học.

Bà Ursula cho biết, nhờ Đại Pháp mà cuộc sống gia đình bà trở nên hòa thuận hơn, “Ba chúng tôi thường giữ quan điểm của riêng mình. Tuy nhiên, vì tu luyện, chúng tôi trước tiên đã có thể hướng nội để tìm vấn đề của mình khi chúng tôi có quan điểm khác biệt. Đôi khi, chúng tôi cũng nghe nói hoặc thấy anh chị em nhà khác cãi vã, tranh giành nhau vì phân chia tài sản không công bằng. Tuy nhiên, ba chúng tôi không như vậy. Nhờ học Pháp, chúng tôi hiểu rằng chúng tôi không nên ôm giữ truy cầu và dục vọng. Nếu có bất kỳ lợi ích nào, chúng tôi sẽ nhường cho anh chị em trong nhà.”

Trong quá trình tu luyện, bà Ursula nhận ra rằng bà có tâm tật đố với em trai mình. Cuối cùng, bà cũng có thể bỏ tâm này và đã có mối quan hệ hòa thuận với em trai.

Bà chia sẻ: “Tôi là con thứ trong gia đình, Werner thì kém tôi hai tuổi. Từ khi còn nhỏ, tôi đã cảm thấy mình không được đối xử tốt như chị gái, cũng không được yêu thương nhiều như em trai. Tôi cảm thấy em trai được đối xử như một ‘hoàng tử nhỏ’ nên từ khi còn nhỏ, tôi đã rất tật đố với cậu ấy.”

Bà tiếp tục, “Khi tôi đắc Pháp, cả ba chúng tôi đã hơn 40 tuổi, đã không còn ở cùng cha mẹ nữa, và đã có cuộc sống, công việc và gia đình riêng. Tôi luôn nghĩ rằng tôi đã bỏ được tâm tật đố khi chúng tôi trưởng thành hơn. Thế nhưng, có lần khi cha mẹ khen ngợi Werner, tôi lại nghĩ như trước đây, ‘Lại là em trai, mọi thứ tốt đẹp luôn dành cho nó.’“

Bây giờ, tôi để ý hơn đến suy nghĩ của mình. Nhờ học Pháp, tôi đã nhận ra rằng khi thấy em trai được cha mẹ khen, thay vì mừng cho cậu ấy thì tâm tôi không cảm thấy thoải mái. Đây chẳng phải là tâm tật đố mà Sư phụ đã giảng sao? Lần này, tôi nhận ra rằng trong tôi vẫn còn nhân tố của tâm tật đố. Khi tôi đối chiếu vấn đề với các nguyên lý của Pháp, tôi nhận ra rằng tôi luôn so bản thân mình với Werner, thậm chí còn so sánh cách đối xử của cha mẹ tôi đối với chồng tôi và vợ của Werner. Khi tôi phát hiện ra trong tôi vẫn còn tâm tật đố này, tôi đã chủ động loại bỏ nó. Nhờ vậy, mối quan hệ giữa tôi và Werner trở nên rất hòa thuận.”

“Cảm tạ Sư phụ đã cho chúng con cơ hội tu luyện trong Đại Pháp, nhờ đó mà gia đình chúng con đã thụ ích rất nhiều. Nhân ngày Trung thu, ngày hội gia đình truyền thống của Trung Quốc này, ba chúng con muốn bày tỏ lòng biết ơn đến Sư phụ.”

Đối xử với mọi người bằng tâm từ bi: Xung đột biến mất

3a2b525cf69c17eb2b0bdffff17783c9.jpg

Cô Andrea và anh Richard

Cô Andrea và anh Richard đã kết hôn được 10 năm. Cô Andrea làm việc trong ngành giáo dục trong khi anh Richard làm công chức. Cô Andrea đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trước khi cuộc bức hại được phát động tại Trung Quốc.

Anh Richard sinh ra trong một gia đình theo đạo Cơ đốc truyền thống. Khi hai người gặp nhau, anh Richard phát hiện ra rằng vào mỗi tuần, dù mưa hay nắng, cô Andrea sẽ đến một công viên nhỏ trong thành phố để luyện công. Khi trở về nhà, cô ấy có vẻ rất hạnh phúc. Vì vậy, anh trở nên tò mò và muốn tìm hiểu thêm về Pháp Luân Đại Pháp. Với sự giúp đỡ của Andrea, anh Richard bắt đầu đọc Chuyển Pháp Luân. Anh cho biết, “Tôi cảm thấy Chuyển Pháp Luân thật tuyệt vời. Quyển sách đã trả lời nhiều câu hỏi, thậm chí sau đó tôi đã học được nhiều điều hơn so với Cơ đốc giáo. Vì vậy, tôi quyết định tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.”

Sau khi kết hôn, cô Andrea phát hiện ra rằng Richard dường như buồn hơn khi anh ở chỗ mẹ. Khi Richard nhận thấy những suy nghĩ và hành vi của mẹ mình không phù hợp, anh đã cứ tranh luận với bà. Nhưng, mẹ của anh không muốn nghe, thậm chí còn nói, “Mẹ vẫn làm vậy rồi.” Vì những mâu thuẫn như vậy mà anh Richard thường thực sự cáu giận; điều này khiến Andrea buồn.

Sau khi học các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp, tình trạng này cuối cùng đã được cải thiện. Cô Andrea nhớ lại, “Một lần, khi chúng tôi học Pháp và chia sẻ thể ngộ của mình, chúng tôi nhận ra rằng Sư phụ chỉ nhìn vào mặt tốt của chúng ta. Trong trường hợp đó, tại sao chúng tôi cứ nhìn vào mặt xấu của mẹ anh Richard? Chúng tôi nhận ra rằng Sư phụ đã đối xử với chúng tôi bằng lòng từ bi, và chúng tôi cũng nên sử dụng cách tiếp cận tương tự để đối xử với những người xung quanh. Kể từ đó, khi chúng tôi đến thăm mẹ của anh Richard, chúng tôi cố gắng hết sức để nhìn vào mặt tốt của bà, ngay cả khi bà gây gổ với chúng tôi. Dần dần, anh Richard ngày càng điềm đạm hơn. Bây giờ, không ai trong chúng tôi tức giận nữa, thậm chí còn phát hiện ra rằng mẹ của anh Richard có rất nhiều điểm dễ chịu.”

“Chúng con kính chúc Sư phụ Tết Trung thu vui vẻ. Cảm tạ Sư phụ đã từ bi cứu độ chúng con”

Thuận theo sự an bài của Sư phụ: Không lo lắng về được và mất của bản thân

3958cbc4bcee4cd18bb68b9db6acb88a.jpg

Ông Walter và bà Ingrid

Năm 2019, bà Ingrid và ông Walter gặp nhau trong một hội nghị chia sẻ tu luyện của các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Không lâu sau khi kết hôn, ông Walter đã chuyển đến thành phố mà bà Ingrid đang sống. Bà Ingrid làm việc trong ngành giáo dục trong khi ông Walter đang gây dựng hoạt động kinh doanh ở thành phố mới.

Bà Ingrid cho biết, “Cả hai chúng tôi đều là người tu luyện, nhưng tính cách của chúng tôi hoàn toàn khác nhau. Khi đưa ra quyết định, tôi hay dùng lý trí hơn. Tôi thường sẽ xem xét hiệu quả của kế hoạch và so sánh ưu, nhược điểm trước khi đưa ra quyết định. Còn Walter hay dùng cảm tính hơn. Nếu thấy tốt thì anh ấy sẽ làm. Khi chúng tôi có ý kiến khác biệt, tôi muốn anh ấy cho tôi biết lý do, nhưng anh ấy chỉ nói rằng anh ấy cảm thấy cách này khá ổn. Nhưng như thế không đủ để thuyết phục tôi. Do đó, đôi khi chúng tôi lại tranh luận.”

Gần đây, khi tìm nhà, mâu thuẫn giữa hai người đã lộ rõ. Sau khi ông Walter chuyển đến căn hộ của bà Ingrid, họ nhận ra rằng họ cần một căn hộ lớn hơn. Tuy nhiên, sau khi xem qua một vài căn hộ, họ không thể chốt được căn hộ phù hợp.

Bà Ingrid cho biết, “Tôi thấy diện tích và các tầng của căn hộ là phù hợp, nhưng anh ấy cứ thấy nó không ổn. Còn căn hộ mà anh ấy ưng ý thì tôi lại thấy kết cấu không tốt, diện tích sử dụng phân bố không hợp lý.”

Bà tiếp tục, “Cả hai chúng tôi đều là người tu luyện, và chúng tôi hiểu rằng chúng tôi cần đặt mình vào vị trí của người khác. Vì vậy, hai chúng tôi đều chuẩn bị lùi một bước và sẽ ở căn hộ mà đối phương thích. Rồi khi đi dạo, chúng tôi thấy một căn hộ dán thông báo cho thuê và cả hai chúng tôi đều thấy nó rất phù hợp. Hơn nữa, chúng tôi lại biết chủ nhà, và chủ nhà cũng sẵn sàng cho chúng tôi thuê căn hộ.”

“Chúng tôi đều hiểu rằng Sư phụ từ lâu đã an bài mọi thứ ổn thỏa. Lý do của ai đúng hơn, hay hợp lý hơn trên bề mặt đều không quan trọng. Nếu chúng ta có thể buông bỏ ý kiến của mình, mọi thứ sẽ thay đổi.”

“Đại Pháp đã đưa chúng tôi đến với nhau. Gia đình chúng con cảm ơn Sư phụ vì sự từ bi cứu độ của Ngài và chúng con kính chúc Sư phụ một Tết Trung thu thật vui vẻ!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/10/1/413008.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/10/2/187593.html

Đăng ngày 03-10-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share