Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Thụy Sỹ
[MINH HUỆ 31-07-2020] Các học viên Pháp Luân Công trên khắp Thụy Sỹ mới đây đã tổ chức một loạt sự kiện để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc. 12 thành viên lập pháp đã viết thư bày tỏ sự ủng hộ đối với Pháp Luân Công và lên án cuộc đàn áp ở Trung Quốc.
Các sự kiện được tổ chức tại Bern, Zurich và thành phố St. Gallen ở Đông Bắc Thụy Sỹ. Các nhà lập pháp viết thư ủng hộ các sự kiện là thành viên của Hội đồng Quốc gia, Hội đồng các Bang, Hạ viện và Thượng viện của Quốc hội Liên bang.
Vi phạm nhân quyền nghiêm trọng
Bà Yvonne Feri, ủy viên Hội đồng Quốc gia
Bà Yvonne Feri, ủy viên Hội đồng Quốc gia từ năm 2011, cho biết bà luôn chú ý đến việc bảo vệ người thiểu số và các nạn nhân bạo lực. Các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc vẫn bị bức hại kể từ tháng 7 năm 1999 với các hình thức ngược đãi như bắt giữ bất hợp pháp, tra tấn tàn bạo và tẩy não. Tệ hơn nữa, chính quyền Trung Quốc đã giết các học viên Pháp Luân Công và bán nội tạng của họ để kiếm lời.
Bà nói rằng hành vi đó là không thể chấp nhận, và mặc dù những tội ác này ở Trung Quốc cách xa Thụy Sỹ, nhưng khi nhân nhượng một chế độ tàn bạo như vậy thì hệ quả là sẽ khiến mọi người tổn thương. Sự lây lan của virus Vũ Hán là một ví dụ cụ thể. Chỉ trong một thời gian ngắn, mà cả thế giới đã bị ảnh hưởng và cho đến nay, cuộc sống của chúng ta vẫn chưa thể trở lại bình thường.
Nhưng các học viên ở Trung Quốc đã phải chịu đựng nhiều hơn thế nhiều, bà Feri cho biết. Chỉ vì tập luyện môn thiền định ôn hòa, mà các học viên Pháp Luân Công bị mất việc, gia đình, bạn bè, sức khỏe và thậm chí cả mạng sống của họ.
Các quyền cơ bản của con người là các tiêu chuẩn phổ quát, và phụ thuộc vào sự tôn trọng, bảo vệ của mọi người mà tồn tại. Bà cảm ơn các học viên Pháp Luân Công vì những nỗ lực của họ thay mặt cho người Trung Quốc và nói rằng bà hy vọng nhiều người hơn nữa sẽ lên tiếng về cuộc bức hại và đóng góp cho sự nghiệp vĩ đại này.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã giết chết 2.700 người mỗi ngày trong 70 năm
Ủy viên Hội đồng Quốc gia Martina Munz viết trong thư rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phải chịu toàn bộ trách nhiệm về những thảm kịch xảy ra với các học viên Pháp Luân Công. Cuộc bức hại ở Trung Quốc nhấn mạnh tính cấp bách của việc bảo vệ nhân quyền, tự do tín ngưỡng và lương tâm của chúng ta.
Kể từ khi lên nắm quyền vào năm 1949, chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ đã chà đạp nhân quyền, quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Chế độ độc tài này đã xúi giục đấu tranh giữa các nhóm người trong xã hội và ra sức tiêu diệt con người. Vì toàn bộ truyền thông ở Trung Quốc đều bị kiểm duyệt và quyền tự do cá nhân bị kìm kẹp, dân thường cũng đang bị tẩy não như tù nhân bị giam giữ trong vô số trại lao động.
Ủy viên Hội đồng Quốc gia Martina Munz
Khoảng 70 triệu người đã mất mạng trong nhiều cuộc vận động chính trị của ĐCSTQ. Điều này có nghĩa là, kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền cách đây 70 năm, trung bình mỗi ngày có hơn 2.700 người bị thiệt mạng. Một trong những mặt tồi tệ nhất của cuộc bức hại Pháp Luân Công là nạn buôn bán nội tạng hoặc giết người để lấy nội tạng của ĐCSTQ. Nhiều học viên Pháp Luân Công đã trở thành nạn nhân của những tội ác này.
Bà Munz kêu gọi các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ các học viên tiếp tục những nỗ lực ôn hòa trong việc phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ. Những nỗ lực này sẽ cải thiện nhân quyền ở Trung Quốc và khôi phục nhân phẩm của người dân Trung Quốc, mang lại hy vọng cho Trung Quốc và thế giới. Bà cảm ơn các học viên vì sự kiên định của họ và hoan nghênh nhiều nỗ lực chung.
Phơi bày sự tàn bạo
Ông Tobias Baggenstos, một thành viên lập pháp của Đảng Nhân dân Thụy Sỹ tại Zurich, cho biết ông ngưỡng mộ sự can đảm chống lại ĐCSTQ của các học viên. Ông nói cuộc đàn áp Pháp Luân Công, cũng như các nhóm thiểu số và tín ngưỡng khác, là tùy tiện. Những người bị giam giữ bị biến thành tài sản của quốc gia. Cuộc đàn áp này còn kinh hoàng đến nỗi, ngoài việc bị bóc lột trong các trại lao động cưỡng bức, họ còn bị mổ lấy nội tạng để bán. Điều này khiến cho cả những “người hiến tặng” không tự nguyện và những người nhận cơ quan tạng trở thành nạn nhân của hệ thống đáng hổ thẹn này.
Ông Tobias Baggenstos, thành viên lập pháp của Đảng Nhân dân Thụy Sỹ tại Zurich
Ông Baggenstos cho biết cả ông và đảng của ông đều lên án những tội ác như vậy. Ông nói bản thân việc được biết đến sự việc này đã có sức mạnh của nó. Mọi người cần biết những gì đã xảy ra và những gì có thể xảy ra. Ông cho hay ông sẽ nói cho mọi người biết, ngay cả những người không muốn lắng nghe, về điều này, bởi vì toàn bộ thế giới đáng được biết về những hành vi xấu xa của ĐCSTQ.
Các biện pháp trừng phạt đối với thủ phạm nhân quyền
Ông Urs Hans, một thành viên lập pháp khác đến từ Zurich, cho biết ông nhớ rõ, vào 20 năm trước, ông từng thấy cảnh các học viên Pháp Luân Công thiền định một cách an hòa trên truyền hình. Ông đã tìm kiếm thông tin về môn tu luyện này trên Internet và biết thêm về cuộc bức hại kéo dài 21 năm ở Trung Quốc, và vào ngày 20 tháng 7 năm nay, ông đã tham dự lễ mít-tinh của các học viên tại Zurich.
Trong sự kiện này, ông Hans kêu gọi chính phủ Thụy Sỹ thông qua các lệnh trừng phạt đối với chế độ độc tài ĐCSTQ và cho mọi người ở khắp mọi nơi rút ra bài học lịch sử. Ông nói các quan chức không nên giữ im lặng vì lợi ích kinh tế. Sự bành trướng toàn cầu của ĐCSTQ đã xảy ra một phần do nhiều nước và doanh nghiệp phương Tây đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc. Vì tập trung vào lợi ích ngắn hạn, các nhà lãnh đạo phương Tây đã hy sinh các giá trị đạo đức và sự độc lập của họ.
Ông Urs Hans, một thành viên lập pháp từ Zurich
Ông Hans nói thêm rằng, việc tưởng niệm những người đã khuất là không đủ. Để giúp các học viên bị bức hại ở Trung Quốc vì đức tin của họ, Thụy Sỹ và các quốc gia còn lại của Châu Âu phải thực hiện các hành động cụ thể. Nếu không, toàn bộ thế giới có thể sẽ trở thành nạn nhân của chế độ ĐCSTQ toàn trị.
Ông Bernhard Hauser, thành viên lập pháp của Đảng Dân chủ Xã hội, đã đồng ý. Ông kêu gọi Chính phủ Thụy Sỹ lên án công khai các vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ. Ông nhấn mạnh rằng, ngoài ra, cần ban hành các quy định pháp lý để cấm giao thương giữa Thụy Sỹ và Trung Quốc, trừ những hoạt động thương mại được chứng minh là có lợi ích trực tiếp cho người bị bức hại.
Công dân gương mẫu
Ông Basil Oberholzer là một thành viên của Đảng Xanh ở St. Gallen. Ông chỉ ra rằng tự do tôn giáo là một giá trị phổ quát. Khi mọi người bị đàn áp chỉ vì tìm kiếm mục đích của cuộc sống, đó là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.
Ông nói các học viên Pháp Luân Công chỉ muốn thực hành đức tin của họ. Phong thái ôn hòa và sự kiên định của họ khi đối mặt với cuộc bức hại tàn khốc như vậy là một tấm gương tích cực cho tất cả mọi người. Làm ngơ trước cuộc đàn áp như thế này sẽ đem đến nguy hiểm cho nhân loại.
Bà Eva Keller, một thành viên khác của Đảng Dân chủ Xã hội, cho biết nhiều người hơn nữa cần biết đến tội ác của ĐCSTQ. Mặc dù Pháp Luân Công không phải là nhóm duy nhất bị đàn áp ở Trung Quốc, và có rất ít báo cáo trên phương tiện truyền thông về cuộc bức hại Pháp Luân Công, nhưng mọi người đừng bao giờ nên làm ngơ trước những đau khổ như vậy.
Bà Nadine Niederhauser, cùng với Đảng Xanh cảm ơn các học viên đã vạch trần sự kinh hoàng ở Trung Quốc và hy vọng cuộc bức hại sẽ sớm kết thúc.
Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/31/409843.html
Bản tiếng Anh:https://en.minghui.org/html/articles/2020/8/4/186191.html
Đăng ngày 08-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.