Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Đức

[MINH HUỆ 25-07-2020 ] Ngày 20 tháng 7 năm 2020 đánh dấu 21 năm cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công, môn tu luyện thiền định ôn hòa. 10 quan chức đắc cử ở Hesse, Đức, bao gồm các nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu (MEP), nghị sỹ của Nghị viện Liên bang (MFP), nghị sỹ của Nghị viện Chính phủ và các Ủy viên Hội đồng Thành phố Frankfurt thuộc năm chính đảng đã gửi thư bày tỏ sự ủng hộ các học viên Pháp Luân Công và lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ.

2d1f4ed8b0cee07f826fcee9507ab62a.jpg

Các quan chức đắc cử ủng hộ các nỗ lực phản bức hại của các học viên: (từ trái qua phải ở hàng trên) ông Michael Gahler, ông Engin Eroglu, bà Ulli Nissen, và bà Karin Mueller; (từ trái qua phải ở hàng dưới) bà Martina Feldmayer, ông Dirk Bamberger, ông Oliver Stirbock, và ông Heiko Kasseckert.

Ba quan chức đắc cử đã ký một tuyên bố chung

Ngày 19 tháng 7 năm 2020, hơn 600 quan chức đắc cử đến từ 30 quốc gia đã ký tên vào một bản tuyên bố chung yêu cầu ĐCSTQ lập tức chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công đã kéo dài 21 năm.

MEP Michael Gahler từ Liên hiệp Dân chủ Cơ Đốc giáo Đức, MEP Engin Eroglu, nghị viên bổ phiếu tự do của Nghị viện Châu Ây và MFP Ulli Nissen của Đảng Dân chủ Xã hội đã ký tên vào bản tuyên bố.

28ae3ee758c1f9a80722b5dedf0bbf8f.jpg

MEP Michael Gahler của Liên hiệp Dân chủ Cơ Đốc giáo của Đức (CDU)

90e09e3358c893316760d21228e98cfa.jpg

MEP Engin Eroglu, thành viên bỏ phiếu tự do của Nghị viện Châu Âu

7a9fcccf3c77186f4430375c96cabd11.jpg

MFP Ulli Nissen của Đảng Dân chủ Xã hội

Tuyên bố chung này là hành động toàn diện đầu tiên nhằm phản đối cuộc bức hại này. Hành động chung này là kết quả của liên minh quốc tế chống ĐCSTQ vì nó xử lý sai dịch bệnh virus corona và đe dọa tới hòa bình thế giới. Các chính trị gia từ Châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Đông, Châu Á-Thái Bình Dương và Nam Mỹ cùng lên tiếng kêu gọi ĐCSTQ chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công.

Tuyên bố chung này đã chỉ ra: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc là cuộc bức hại tàn bạo nhất nhắm vào một nhóm tín ngưỡng”. Tuyên bố này cũng đặc biệt kêu gọi chú ý tới tội ác cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ do chính quyền nước này hậu thuẫn nhắm vào các học viên Pháp Luân Công còn sống và kêu gọi lập tức chấm dứt cuộc bức hại này, đồng thời trả tự do cho tất cả các học viên và các tù nhân lương tâm đang bị giam giữ và cầm tù.

Ba nghị sỹ của Nghị viện Châu Âu của Đảng Xanh đồng ký một bức thư

2c5677f9aa89e049f4c8b73197ec7262.jpg

Từ trái qua phải: MSP Karin Mueller, Phó Chủ tịch của Nghị viện Hesse;MSP Martina Feldmayer; và MSP Miriam Dahlke

b1d680c407f515ca3f380ff669e33115.jpg

Thư của ba MSPKarin Mueller, Martina Feldmayer và Miriam Dahlke

Trong thư có viết: “Pháp Luân Công đã bị ĐCSTQ cấm suốt 21 năm qua. Ngày 20 tháng 7 là một lễ kỷ niệm buồn. Đã đến lúc Trung Quốc phải công nhận những nỗ lực ôn hòa trong việc mưu cầu nhân quyền, tự do ngôn luận, và cơ hội về một nền dân chủ không có áp bức và phân biệt đối xử.

“Với tư cách là các nghị sỹ của Đảng Xanh tại Nghị viện Bang Hesse, chúng tôi trân trọng nhân quyền và coi đây như một nền tảng không thể thiếu đối với sự chung sống hòa bình của thế giới. Bởi vậy, chúng tôi kiên quyết phản đối mọi hình thức bức hại và bạo lực đối với các học viên Pháp Luân Công trong công cuộc tìm kiếm hòa bình”.

Thư của nghị sỹ Heiko Kasseckert bang CDU

1c6a63a3be9e2874584578f74a069e21.jpg

Nghị sỹ Heiko Kassecker

3990bb693de9448be2576c24845ab970.jpg

Thư của nghị sỹ cấp bang Heiko Kassecker

Trong thư có viết: “Nhân kỷ niệm 21 năm cuộc kháng nghị của các học viên Pháp Luân Công phản đối cuộc bức hại vào ngày 20 tháng 7, tôi vui mừng được gửi lời chúc mừng và bày tỏ sự ủng hộ đối với các học viên Pháp Luân Công và các hoạt động ôn hòa của họ.”

“Ngày 20 tháng 7 là ngày mà các học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới tưởng nhớ các nạn nhân của cuộc bức hại này và kỷ niệm cuộc phản kháng ôn hòa.

“Kể từ năm 1992, hàng triệu người trên khắp thế giới đã tập luyện và sống chiểu theo các giá trị của ‘Chân-Thiện-Nhẫn’. Những giá trị này đặc biệt quan trọng đối với chúng ta hiện nay. Các học viên Pháp Luân Công đã có được sự bình yên trong nội tâm và thân thể khỏe mạnh thông qua tu luyện.

“Cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Công bắt đầu từ tháng 7 năm 1999. Các học viên Pháp Luân Công đã bị tra tấn tàn bạo và bị cưỡng chế từ bỏ đức tin. Suốt 21 năm qua, họ đã bền bỉ phản kháng ôn hòa trước cuộc bức hại tàn ác này.

“Bởi vậy, điểu này là vô cùng quan trọng để chúng ta đứng dậy và lên tiếng, thể hiện lập trường và tiếc thương những người đã bị bức hại tới chết, [đồng thời] thể hiện sự phản kháng của chúng ta đối với bạo lực và các hành vi tàn nhẫn.

“Tôi hy vọng các bạn sẽ tiếp tục can đảm và mạnh mẽ bước đi trên con đường đến hòa bình mà các bạn đã lựa chọn và tự do thực hành các đạo lý của các bạn mà không bị bức hại. Tôi nhất định sẽ ủng hộ các bạn”, MSP Heiko Kassecker viết trong thư.

Thư của nghị sỹ Dirk Bamberger của Liên đoàn Dân chủ Cơ Đốc giáo (CDU)

0249bcc80439f68e75d8d1abaad7a9bb.jpg

Nghị sỹ (MSP) Dirk Bamberger

d283537e04fa4c447161554f798a4d9e.jpg

Thư của MSP Dirk Bamberger

MSP Dirk Bamberger viết trong thư: “Ngày 20 tháng 7 năm 2020 là năm thứ 21 diễn ra cuộc bức hại khủng khiếp nhắm vào Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Đây cũng là lễ kỷ niệm lần thứ 21 khi các học viên Pháp Luân Công và những người ủng hộ họ phát động một cuộc phản bức hại ôn hòa với một sự bền bỉ phi thường”.

“Đối với lễ kỷ niệm mà các bạn dự định tổ chức tại Frankfurt vào ngày 25 tháng 7, tôi không chút do dự gửi tới một thông điệp chúc mừng. Ngày hôm nay, tôi rất vui được gửi tới các bạn lời chúc mừng này để bày tỏ sự ủng hộ của tôi với các bạn và phong trào Pháp Luân Công tìm kiếm công lý, sự ghi nhận và bao dung. Làm ơn hãy coi lời chào mừng của tôi như một tín hiệu [mong muốn] sát cánh cùng các học viên Pháp Luân Công và cùng các bạn. Đó cũng là tín hiệu cự tuyệt và phản đối đối với cuộc bức hại này, và tôi sẽ làm hết sức mình để chống lại nó”.

“Mọi người sinh ra là tự do và bình đẳng về tư cách và quyền lợi. Với câu nói này, Liên Hợp Quốc đã khẳng định bất kỳ ai, bất kể màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị, địa vị xã hội, quốc tịch và xuất thân trong xã hội, đều được hưởng tự do và các quyền như nhau. Liên Hợp Quốc đã đưa ra Công bố Nhân quyền vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Đó là một thời khắc lịch sử hết sức tốt đẹp.

“Cuộc bức hại người Do Thái trong Đệ tam Quốc xã đã đạt tới đỉnh điểm của sự man rợ, tàn ác, phi nhân tính. Ngay sau khi cuộc bức hại này kết thúc, Tuyên bố Nhân quyền đã ra đời. Trong tuyên bố này, Điều 18 quy định mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tín ngưỡng. Điều luật này bao gồm quyền tự do biểu đạt tôn giáo, tín ngưỡng vào giáo lý, pháp môn, sự tôn sùng và giới luật, dù là với tư cách cá nhân hay tập thể, bí mật hay công khai. Nhân quyền này luôn là không giới hạn và áp dụng cho tất cả mọi người”.

“Với tư cách là nghị sỹ đắc cử của Nghị viên Bang Hesse, tôi ủng hộ quyền tự do hoạch định cuộc sống mà không bị áp bức và bạo hành của mỗi người. Tôi ủng hộ quyền tự do cơ bản của mỗi người được tôn trọng và đảm bảo. Tôi sẽ làm hết sức mình bảo vệ phong trào Pháp Luân Công và bày tỏ sự phản đối cá nhân mạnh mẽ với những người tham dự vào cuộc bức hại Pháp Luân Công”.

Thư của MSP Oliver Stirbock của Đảng Dân chủ Tự do

684dd907da3e743e2e3b7505f8ab1dbe.jpg

MSP Oliver Stirbock của Đảng Dân chủ Tự do

8ece885161d789dd77d1c547901f59c2.jpg

Thư của MSP Oliver Stirbock

Trong thư viết: “21 năm qua, các bạn đã hành động không biết mệt mỏi để ngăn chặn cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong hơn hai thập kỷ qua, các bạn đã không thể tự do thực hành môn tu luyện ôn hòa của mình ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, và thậm chí cac bạn phải lo lắng về cuộc sống của chính mình.

“Giá trị Chân-Thiện-Nhẫn’ mà Pháp Luân Công đại diện là cao cả và đáng trân trọng, và các giá trị này cần được đảm bảo thông qua các chính sách. Tuy nhiên, cách ứng xử của chính phủ Trung Quốc đối với Pháp Luân Công lại trái ngược hẳn lại. Nó không có sự tôn trọng, phi nhân tính và bất hợp pháp. Cộng đồng quốc tế phải chú ý tới những tội ác này. Sự hiện diện của các bạn là tốt, và Đảng Dân chủ Tự do đứng về phía các bạn.”

“Tôi ủng hộ các bạn kháng nghị ôn hòa cuộc bức hại tàn bạo này, bởi vì chúng tôi, các thành viên của Đảng Dân chủ Tự do ủng hộ tự do và sự tự do phát triển cá nhân, phản đối bất kỳ sự đàn áp mang tính quốc gia nào đe dọa tới tự do trên quy mô toàn cầu mỗi ngày”, MSP Oliver Stirbock đã viết trong thư.

Tiến sỹ Nils Bobler, Chủ tịch CDU tại Hội đồng Thành phố Frankfurt, ủng hộ nhân quyền của các học viên Pháp Luân Công

7ffde8dcb6dd2e5b2f03880609b33447.jpg

Tiến sỹ Nils Bobler, Chủ tịch CDU của Hội đồng Thành phố Frankfurt

Tiến sỹ Nils Kobler đã gửi email bày tỏ sự ủng hộ các sự kiện ngày 20 tháng 7: “Frankfurt là một thành phố cởi mở và dung hòa với mọi giá trị trên thế giới. CDU tại Frankfurt tiếp tục cam kết gìn giữ những giá trị này, bởi vì chúng tôi tin rằng điều này là thiết yếu đối với sự chung sống hòa bình của nhân loại.

“Tôi rất vui mừng rằng các nhóm tu luyện Pháp Luân Công tại Frankfurt có thể tự do luyện công mà không bị can nhiễu. Mong muốn tu luyện bản thân và chiểu theo tiêu chuẩn ‘Chân-Thiện-Nhẫn’ cho thấy phong trào này dựa trên nền tảng ôn hòa”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/25/409578.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/27/186066.html

Đăng ngày 01-08-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share