Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 27-10-2016] Cuối tháng 6 năm 2016, một người phụ nữ đã đệ đơn kiện nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân vì sự mất tích của chồng bà và những gì bà phải chịu đựng về tinh thần cũng như tài chính. Cả hai vợ chồng bà đều tu luyện Pháp Luân Công, một pháp môn tu luyện tinh thần bị Giang Trạch Dân khởi xướng bức hại từ năm 1999.
Ngày 19 tháng 1 năm 2004, ông Trình Phượng Tường ở thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc đã khai thác mạng lưới truyền hình địa phương để chiếu những video vạch trần những tuyên truyền giả dối gây thù hận Pháp Luân Công trên phương tiện truyền thông nhà nước của chính quyền Trung Quốc và để nâng cao nhận thức về hành động tàn bạo của chính quyền đối với học viên Pháp Luân Công. Chín ngày sau đó, ông bị bắt và bị tra tấn không ngừng dưới tầng hầm của một sở cảnh sát.
Cảnh sát sử dụng hai cái còng tay để còng và kéo hai tay ông Trình sang hai bên. Kết quả là, dây thần kinh và dây chằng của ông bị tổn thưởng, hai cánh tay của ông bị tàn tật vĩnh viễn. Họ sử dụng vật nặng đánh vào bàn chân của ông khiến ông đau đớn tột cùng. Họ mở miệng ông ra và ép uống nhưng viên thuốc không rõ nguồn gốc. Cảnh sát còn sử dụng ánh sáng đèn điện để đốt mặt ông Trình và đổ nước sôi lên đầu của ông.
Ông Trình cũng bị ép phải nằm sấp mặt xuống, sau đó họ để một thanh gỗ ngang cẳng chân của ông và hai người đàn ông đứng lên hai đầu thanh gỗ. Sự tra tấn này khiên cẳng chân và đấu gối của ông bị tổn hại nghiêm trọng.
Ông Trình bị tra tấn rất nhiều lần. Cảnh sát còng tay ông vào hàng rào sắt với một tay bên dưới và một tay bên trên, ép ông dựa vào một vị trí nhấp nhô của hàng rào. Họ để một thanh gỗ tựa vào ngực ông, và những viên chức đánh ông từ phía sau lưng, cú đánh mạnh khiến ngực ông đập vào thanh gỗ. Ông Trình không được ngủ 14 ngày liên tiếp và bị đánh và tra tấn không ngừng. Xương sườn ông bị gãy và ông giảm 14kg.
Mùa thu năm 2004, ông Trình có dấu hiệu bị bệnh tim, suy thận và lượng đường trong máu thấp. Tay và chân của ông bị tổn thương khiến ông không thể đi lại và chăm sóc bản thân mình. Sau khi bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức, cảnh sát thông báo cho gia đình ông Trình rằng ông đã chốn thoát và mất tích. Gia đình ông Trình nghi ngờ rằng có thể ông đã chết hay ông bị tàn tật rất nặng khiến cảnh sát không muốn gia đình tới thăm ông.
Sau 12 năm, hiện vẫn chưa rõ ông Trình đang ở đâu.
Gia đình ông Trình không hề lùi bước trước sự tàn bạo và những nỗi đau mà cuộc bức hại mang tới. Vợ ông Trình, bà Củng Song Cần bị giam giữ tám tháng vì không từ bỏ tu luyện Pháp Luân Công. Người nhà ông gồm 20 thành viên luôn bị chính quyền sách nhiễu. Cuộc bức hại đã khiến xưởng sản xuất, nhà hàng và cửa hàng của gia đình ông phá sản.
Cảnh sát đang cố gắng bắt hai con trai đang ở tuổi vị thành niên của ông Trình. Những viên chức cũng bắt giữ hai anh trai và họ hàng của ông, mặc dù họ không tu luyện Pháp Luân Công nhưng họ vẫn bị giam giữ nhiều tháng. Cảnh sát lục soát nhà họ, tịch thu tài sản cá nhân, và cưỡng đoạt rất nhiều tiền. Mẹ bà Củng vì không thể chịu được áp lực quá lớn từ cuộc bức hại nên đã qua đời vào năm 2012.
Bài viết liên quan:
Bối cảnh
Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã bỏ ngoài tai ý kiến của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.
Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.
Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.
Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/10/7/335958.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/10/20/159614.html
Đăng ngày 6-11-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.