Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-12-2016] Ông Dương Hưng Phúc, một sĩ quan quân đội về hưu từ Nam Kinh, từng bị bắt giữ và đưa vào Trại lao động cưỡng bức ba lần kể từ khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào tháng 7 năm 1999.

Bà Trần Xuân Mỹ, vợ của ông Dương, cũng từng bị bắt giữ ba lần và chịu một năm lao động cưỡng bức. Cả hai người đều từng bị giữ trong các trung tâm tẩy não nhiều lần và nhà của họ từng bị lục soát 10 lần.

Ngày 24 tháng 6 năm 2015, ông Dương và vợ ông đã đệ đơn kiện Giang Trạch Dân lên Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Dưới đây là một trích đoạn từ đơn kiện của ông Dương:

Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công từ tháng 7 năm 1996. Tôi là tổng biên tập của Bộ Văn hóa, một chi nhánh của Cục Chính trị Quân khu Nam Kinh. Tôi là một đại tá cấp cao.

Trước khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công. Tôi bị thoát vị đĩa đệm, viêm khớp mãn tính, viêm xoang, ung thư bàng quang và nhiều bệnh tật khác. Tôi thường cảm thấy hoa mắt chóng mặt, yếu ớt và hầu như không thể điều tiết được bàng quang của mình. Một người bạn khuyên tôi nên học Pháp Luân Công.

Sau khi tập được hơn hai tháng một chút, các triệu chứng này đã biến mất, toàn thân tôi thoải mái. Tôi tràn trề năng lượng. Kể từ đó, tôi không phải tới bệnh viện hay phòng khám, trừ khi tôi ở trong trại lao động cưỡng bức. Tôi không cần uống thuốc. Bằng chứng là thẻ y tế quân đội của tôi không có bất kì hồ sơ y tế nào liên quan đến nó. Tập Pháp Luân Công giúp tiết kiệm cho chính phủ hàng trăm nghìn nhân dân tệ chi phí y tế.

Tôi tu luyện bản thân mình theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn, và cảnh giới tinh thần của tôi đã được thăng hoa rất nhiều. Trước cuộc đàn áp, tôi được nhận nhiều giải thưởng và danh hiệu tại nơi làm việc. Tôi trở nên tốt bụng hơn, thật thà và kiên nhẫn hơn nhờ Pháp Luân Công. Tôi hiểu rằng sức khỏe thể chất và tinh thần là kết quả của việc đề cao tâm tính.

Thật không may, kể từ khi kẻ độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Phòng 610 và các cơ quan bất hợp pháp của nó đã bức hại tôi.

Lao động cưỡng bức vào năm 2000

Ngày 9 tháng 7 năm 2009, tôi bị cảnh sát mặc thường phục từ Đội An ninh Nội địa Nam Kinh bắt giữ trong khi đang phân phát tài liệu về Pháp Luân Công. Ít nhất 10 cảnh sát đã thẩm vấn tôi, dẫn đầu là một người đàn ông tên là Lý Diệu Quân. Họ đe dọa và sách nhiễu tôi. Điều hòa không khí được bật đến mức tối đa để khiến tôi lạnh cóng. Phiên thẩm vấn kéo dài hơn tám giờ đồng hồ. Sau đó họ giao tôi về đơn vị.

Phòng 610 của quân khu lập tức giam tôi vào xà lim giăng thép gai. Phòng giam này được canh gác bởi các lính có vũ trang. Vài quan chức quân đội cố gây áp lực để tôi từ bỏ Pháp Luân Công và tiết lộ nguồn lấy tài liệu.

Ba ngày sau, tức ngày 12 tháng 7 năm 2009, Tống Hồng Hỉ dẫn đầu vài lính từ Đội An ninh đến lục soát nhà và văn phòng tôi. Họ lấy đi mọi thứ. Tôi bị tạm giam hình sự suốt đêm. Phan Binh, người đứng đầu nhà tù quân khu, còng tay tôi và đưa tôi vào nhà tù để tiếp tục bức hại.

Một số cán bộ từ cục chính trị, các quan chức từ đơn vị quân sự của tôi và phó bộ trưởng Bộ quốc phòng, Tào Bá Như, thông báo rằng tôi sẽ phải chịu ba năm lao động cưỡng bức và bản án có hiệu lực từ ngày 12 tháng 8 năm 2009. Tôi bị cách chức tổng biên tập và hạ bậc quân hàm xuống Đại tá. Gia đình tôi bị chuyển đến một căn hộ nhỏ hơn. Moị quyền lợi của tôi bị đình chỉ trong suốt thời gian lao động cưỡng bức.

Tôi là học viên duy nhất trong trại lao động cưỡng bức. Những tù nhân khác hầu hết là lính trẻ, sĩ quan cấp thấp, bị bỏ tù do phạm các tội như hiếp dâm, tham nhũng, trộm cắp hay gian lận.

Tôi bị đặt dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt và tàn bạo trong hơn tám tháng vì không từ bỏ Pháp Luân Công. Tất cả các tù nhân trong nhóm đều theo dõi tôi. Tôi bị khống chế nhiều hơn bất kì ai khác.

Tù nhân cầm đầu của nhóm được cho phép trừng phạt tôi theo ý thích. Tôi bị buộc ngồi trên ghế nhỏ và cấm nói chuyện hay đứng. Tôi cũng không được phép dùng nhà vệ sinh. Tôi không thể làm theo tất cả những quy tắc mà họ tạo ra, nên thường xuyên bị phạt, kể cả việc bị biến thành trò hề, và hơn nữa.

Trên đây là những chuyên thường ngày của tôi trong Trại lao động. Ngoài ra, các đặc vụ từ Phòng 610 còn đe dọa và ngược đãi tôi. Cuối cùng tôi được thả ra, họ đe dọa sẽ cắt những lợi ích từ chính phủ của tôi. Tôi được giảm án một năm và được thả ra khỏi trại lao động vào ngày 12 tháng 7 năm 2002.

Tháng 9 năm 2002, tôi bị buộc nghỉ hưu sớm.

Đợt lao động cưỡng bức thứ hai vào năm 2005

Tông Quý Minh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, và Thôi Vinh Huy, Bí thư Đảng Ủy, cùng một toán lính đã xông vào nhà tôi. Ngày 4 tháng 1 năm 2005, họ bắt tôi đến Trung tâm tẩy não Trấn Giang. Uông Vệ Trung từ Phòng 610 địa phương, Viện phó Viện kiểm sát quân khu và Phó Chánh án Tòa án quân khu đã đến trung tâm tẩy não để thẩm vấn và buộc tôi từ bỏ Pháp Luân Công.

Tôi giữ im lặng trong suốt buổi thẩm vấn, cho dù họ đe dọa và mắng nhiếc. Cuối cùng, Tông đe dọa tôi bằng cách sử dụng con rể tôi, là một bác sĩ quân y. Tông nói rằng ông sẽ buộc cậu phải ly hôn con gái tôi. Ông ra lệnh cho một sĩ quan hạn chế tự do của con rể tôi. Tôi vẫn giữ im lặng.

Ông ta tiếp tục đe dọa tôi và nói rằng ông sẽ kết án tôi trong thời gian dài. Tôi vẫn tiếp tục im lặng. Không thể ép buộc tôi, cuối cùng họ rời đi.

Ngày 28 tháng 1 năm 2005, tôi bị gửi đến Trại lao động cưỡng bức của quân khu trong thời hạn ba năm. Tôi bắt đầu tuyệt thực và tiếp tục cho đến ngày 13 tháng 3 năm 2015. Những dọa dẫm và nhục nhã [mà tôi đã trải qua] thật đau đớn khi hồi tưởng lại.

Đợt lao động cưỡng bức thứ ba vào năm 2012

Ngày 20 tháng 4 năm 2012, tôi bị đưa đến đơn vị công tác của mình, Bộ Văn hóa. Uông Vệ Trung từ Phòng 610 có mặt ở đó. Ông đe dọa tôi và nói rằng tôi sẽ bị giam trong một trại lao động cưỡng bức trong ba năm. Tôi khước từ không nói gì cả.

Sau đó, hai lính có vũ trang đưa tôi đến một căn phòng phía sau tòa nhà. Tôi bị giam trong phòng để họ tẩy não tôi. Bảy quân nhân thay phiên nhau canh gác.

Sau đó, ngày 28 tháng 4 năm 2012, tôi được đưa đến nhà khách của nhà tù quân khu và có sáu lính vũ trang theo dõi. Phòng 610 đặt ra một kế hoạch chi tiết để tẩy não tôi. Các lính canh báo cáo tiến độ hàng ngày về tôi. Trương Chí Dương và Lý Thế Kiệt từ Phòng 610 thông báo rằng tôi bị kết án ba năm lao động cưỡng bức bắt đầu từ ngày 17 tháng 5 năm 2012.

Vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, nên tôi lại bị đưa vào một đơn vị kiểm soát nghiêm ngặt. Tôi không được phép gọi điện, viết thư, đọc báo hay xem TV. Giường của tôi được đặt ngay dưới camera giám sát. Tù nhân và lính canh giám sát tôi mọi thời điểm trong ngày. Tôi bị theo dõi suốt cả ngày đêm, và mọi việc tôi làm hay nói đều được báo cáo.

Tôi buộc phải lao động ở nhiệt độ 100 độ[F] {tương đương gần 38 độ C} và gần như ngất đi. Tình trạng của tôi rất tệ vì tôi không thể tập các bài công pháp Pháp Luân Công. Gần dịp nghỉ Tết năm 2013, tôi yêu cầu kiểm tra sức khỏe.

Một tháng trôi qua trước khi tôi được phép tới gặp một bác sĩ ở bệnh viên đa khoa của quân khu, người đã khẳng định rằng tôi bị thoát vị đĩa đệm nghiêm trọng và một thuyên tắc ở cột sống. Ông đề nghị rằng tôi phải nhập viện, nhưng các nhà chức trách không cho phép.

Ngày 5 tháng 3 năm 2013, sau khi một báo cáo về việc tôi bị bức hại được đăng trên trang Minh Huệ, một đội đặc nhiệm đã được thành lập. Ba thành viên – Uông Vệ Trung và Dương Liên Ba từ Phòng 610 và Trương Bính Tài từ Bộ văn hóa – thay phiên nhau cố gắng để khủng bố tinh thần tôi trong ba ngày liên tiếp. Họ mệt mỏi vì phải thực hiện mệnh lệnh.

Trong ngày thứ tư, họ đe dọa sẽ gây rắc rối cho con gái tôi: con bé sẽ bị mất việc và chồng của của nó sẽ bị buộc phải ly hôn nó nếu tôi không từ bỏ đức tin của mình. Tuy nhiên, con gái tôi có hồ sơ hoạt động nổi bật và từng đạt giải thưởng “Công chức xuất sắc” trong vòng tám năm, khiến những nỗ lực của Phòng 610 thất bại.

Uông Vệ Trung từ Phòng 610 thông báo cho tôi rằng hạn lao động cưỡng bức của tôi kết thúc vào ngày 20 tháng 1 năm 2014. Tuy nhiên, tôi sẽ trở về quê hương mà không có bất kì đãi ngộ quân đội nào nếu tôi không từ bỏ Pháp Luân Công. Ông ta liên tục ép tôi chuyển hóa. Tôi chỉ giữ im lặng và không nói gì.

Ngày 24 tháng 1 năm 2014, tôi được phép về nhà.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/12/10/338674.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/1/6/161037.html

Đăng ngày 6-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share