Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Liêu Ninh, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-11-2016] Nhiều học viên Pháp Luân Công (hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp) đã nộp đơn kiện cựu độc tài Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công và đã gây ra cho họ những thiệt hại và những đau khổ to lớn trong suốt hơn 17 năm qua. Kể từ tháng 5 năm 2015, hơn 200.000 học viên và người nhà của họ đã đệ đơn kiện kẻ độc tài này.

Bà Đổng Mai ở Thẩm Dương đã nộp đơn kiện vì những năm tháng bà bị tra tấn vô nhân đạo ở đủ các trung tâm giam giữ khác nhau, từ nhà tù, tới những trại lao động cưỡng bức và các trung tâm tẩy não. Dưới đây là một đoạn trích, trong đó bà kể chi tiết về những hình thức tra tấn và lạm dụng mà bà đã phải trải qua.

Bức hại tại Trung tâm chuyển hóa Long Sơn

Tôi đã bị giam giữ hơn một tháng kể từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1999.

Tôi đã phải chịu đựng nhiều loại tra tấn về thể xác vì đã tu luyện Pháp Luân Công. Tôi đã bị buộc phải ngồi xổm hoặc phải đứng thẳng với hai tay giơ lên một tường trong nhiều giờ liên tục. Khi tôi không thể giơ được thẳng hai tay lên tường nữa vì mỏi, các lính canh đã sốc điện tôi.

Các lính canh thường đưa tôi vào phòng họ và buộc tôi phải ngồi xổm với hai tay ôm lấy đầu. Sau đó, họ đá và sốc điện tôi khiến cho toàn thân tôi bị co giật.

Bị tra tấn trong Trại lao động Long Sơn

Trong trại lao động cưỡng bức, các lính canh khuyến khích những cộng tác viên tra tấn và chuyển hóa các học viên. Khi tôi từ chối đọc các tài liệu phỉ báng Đại Pháp và từ chối từ bỏ tu luyện thì các cộng tác viên này không những đã đánh đập, giật tóc, và đập đầu tôi vào tường mà họ còn kéo tôi qua lại trên nền nhà xi măng khiến cho mắt cá chân tôi bị chấn thương nghiêm trọng. Vào một lần, vài lánh canh đã đè tôi xuống nền xi măng và vặn tay tôi ra đằng sau lưng. Sau đó, họ vừa đánh đập tôi một cách tàn bạo vừa gào thét những lời tục tĩu vào tai tôi.
87435bdce98081ae8d5942a3c9ec0db7.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Đánh đập tàn bạo

Vì bị tra tấn tàn bạo, đầu tôi như muốn nổ ra vì đau đớn, hai tai luôn vang lên những tiếng ong ong, đầu tóc quần áo đều ướt đẫm mồ hôi, tức ngực, khó thở. Hai chân tôi đau đớn và dần dần bị mất cảm giác. Tôi không thể đi bộ mà không có người giúp đỡ, mãi cho tới hai tháng sau mới bình phục.

Sau đó, các lính canh bắt đầu thay đổi chiến thuật. Họ buộc tôi phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong một thời gian dài mỗi ngày. Họ trực tiếp chỉ đạo các tù nhân giám sát tôi và đánh thức tôi dậy vào lúc 4 giờ sáng.

Vài học viên và tôi đã tuyệt thực để phản đối.

Tôi đã bị còng vào ghế. Họ đã giẫm chân lên hình Sư phụ Lý (nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp) trong khi bức thực tôi thông qua đường mũi bằng một cái ống. Khi cái ống được rút ra, máu miệng và máu mũi tôi đã trào ra theo.

Họ cũng buộc tôi phải giẫm chân lên hình của Sư phụ và đe dọa “Nếu bà tiếp tục tuyệt thực, chúng tôi sẽ bắt tất cả các học viên phải giẫm chân lên bức hình.”

Tôi cảm thấy rất yếu và không thể đứng nổi. Sang đến ngày thứ ba, tôi đã bị ngất đi.

Để tăng thêm hình thức tra tấn, họ đã cưỡng chế tôi phải lao động hơn 10 giờ mỗi ngày mà không có lương, và công việc thường kết thúc vào quá nửa đêm.

Năm đầu tiên ở trại giam, tôi đã phải làm công việc dán hộp nhựa PVC cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Thẩm Dương. Phòng giám sát, nơi chúng tôi làm việc thì nhỏ và đầy các học viên. Vì thiếu không khí lưu thông và mùi keo dán bốc lên, tôi đã bị đau đầu, sưng da, buồn nôn và ho.

Tháng 6 năm 2002, họ đã làm thêm mặt hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu đi các nước Mỹ, Hàn Quốc. Tôi bị buộc phải làm sợi xe dây kim loại, gắn các loại hạt cườm, lá cây Tước Tử, lá Tùng và dán chúng lại với nhau. Vì những hóa chất ăn mòn có trong keo, các ngón tay tôi chuyển thành màu đen và sau đó bị bong ra, thối rữa và nhiễm trùng. Mỗi khi phải vặn kết những món đồ đó, nó khiến tôi cực kỳ đau đớn. Cơn đau dường như không thể chịu nổi. Các khớp ngón tay trở nên cứng lại và ngón tay trở nên biến dạng không thể trở lại bình thường.

Năm 2003, tôi bị buộc phải làm công việc xé váng sữa đậu nành thành những sợi nhỏ. Việc phải xé những miếng váng đậu nành bằng tay trần đã khiến tay tôi bị phồng rộp. Mặc dù các dụng cụ được cung cấp sau đó, thì việc phải giữ chúng trong nhiều giờ đã khiến cho các móng tay tôi chuyển sang màu đen và bị bong ra.

Vào ngày 24 tháng 8 năm 2001, tôi bị đưa vào trại lao động cưỡng bức Long Sơn, và thời hạn giam giữ của tôi sau đó bị kéo dài thêm ba tháng.

Bức thực tại Trung tâm tẩy não Thẩm Dương

Vào ngày tôi dự kiến được thả (mùng 8 tháng 10 năm 2003), tôi đã bị điều chuyển phi pháp đến Trung tâm tẩy não Thẩm Dương trong hơn hai tháng.

Ngay lập tức tôi đã tuyệt thực để phản đối. Các tù nhân ở đây đã bắt đầu trừng phạt tôi. Một buổi tối, cơ thể tôi xuất hiện trạng thái: môi trắng bệch, hơi thở dồn dập, mạch đập yếu ớt và huyết áp tụt xuống rất thấp. Tôi gần như suy sụp hoàn toàn.

Tuyệt thực đến ngày thứ tư, các lính canh đã đè tôi xuống ghế và bắt đầu bức thực tôi một cách tàn bạo. Họ bịt mũi tôi lại và dùng một chiếc thìa thép cạy miệng tôi ra rồi đổ vào một hỗn hợp gồm bột ngô và muối. Tôi như chết đi sống lại vì đau đớn.

f0aca961f8e33571120512ec5d45783e.jpg

Tái hiện cảnh tra tấn: Bức thực

Bị sa thải

Tôi vẫn kiên định vào đức tin của mình. Sau khi được thả, tôi đã buộc phải rời nhà trong nhiều năm để tránh bị bắt lại. Sau đó, tôi bị từ chối cấp thẻ căn cước (chứng minh thư), nó khiến tôi khó khăn khi đi xin việc làm.

Khi tôi tìm được một công việc tài chính tại một khách sạn vào năm 2006, cảnh sát đã gây áp lực với người quản lý để sa thải tôi.

Lợi ích sức khỏe từ Pháp Luân Công

Mẹ tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào mùa hè năm 1996. Không bao lâu sau khi tu luyện, mọi vấn đề về sức khỏe của bà như chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh và bệnh lao đã biến mất.

Ngay sau đó, tôi cũng trở thành học viên. Tôi tuân thủ nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày và trở thành người tốt bụng, chu đáo và trung thực hơn. Chứng bệnh ngoài da đã hành hạ tôi trong hơn 20 năm đã biến mất không lâu sau khi tôi bắt đầu tu luyện.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư ĐCSTQ, bất chấp sự phản đối của các ủy viên thường vụ Bộ Chính trị khác, đã phát động cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 16 năm qua. Nhiều người bị tra tấn chỉ vì niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân và đồng phạm phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610”, vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và hệ thống tư pháp trong việc thi hành chỉ đạo của Giang đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thân thể.

Giang đã rời khỏi vị trí là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 2002. Nhưng ông ta vẫn còn rất nhiều quyền lực từ trong bóng tối thông qua một mạng lưới các quan chức do ông ta dựng lên.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/18/337831.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/1/160172.html
Đăng ngày 14-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share