[MINH HUỆ 24-02-2019]

(Tiếp theo Phần 2)

3. Sư phụ đến huyện Quan lần thứ hai

Ngày 12 tháng 5 năm 1993, nhân dịp đang mở lớp ở Lâm Thanh, Sư phụ đã dành thời gian đến huyện Quan thăm các đệ tử một lần nữa, Sư phụ đã giảng Pháp hơn một giờ đồng hồ cho các đệ tử tại phòng hội nghị của nhà máy rượu ở huyện Quan vào khoảng hơn hai giờ trưa ngày hôm ấy.

Ông Tân Thành Phú là người ở Lâm Thanh, thuộc Hiệp hội Nghiên cứu Khoa học Khí công Trung Quốc, cũng giống như ông Hàn Ngọc An ở huyện Quan đã từng làm, ông Tân giới thiệu cao đức Đại Pháp cho mọi người ở quê nhà. Sư phụ nhận lời mời từ Hiệp hội khí công thành phố Lâm Thanh và đã đến Lâm Thanh vào sáng ngày 7 tháng 5, và ở tại Nhà khách chính phủ thành phố Lâm Thanh (nay là “Khách sạn Lâm Thanh”, tòa nhà nhỏ nơi Sư phụ ở, giảng đường lớn nơi tổ chức các lớp giảng Pháp và nhà hàng nơi mà Sư phụ cùng các đệ tử dùng bữa nay không còn nữa). Tối ngày 8 tháng 5, tại phòng hội nghị của Nhà khách Ủy ban thành phố Lâm Thanh (sau gọi tắt là Nhà khách thành phố), các lãnh đạo và nhân viên công tác có liên quan của thành phố đã tổ chức một buổi lễ chào mừng, Chủ tịch Lý của Hiệp hội Khí công thành phố đã có bài phát biểu chào mừng và ngâm một bài thơ:

“Quan huyện Lâm Thanh huyện đáp huyện, Điền gian địa đầu thường tương kiến, Hoan tụ nhất đường học tân công, Chúng nhân phủng trứ Pháp Luân chuyển”

Thay mặt cho các giới ở Lâm Thanh, ông Trương Vinh Khải đã phát biểu rằng: “Nhiệt liệt chào mừng Sư phụ Lý đến Lâm Thanh truyền Pháp và trao kho báu này cho chúng tôi.” Lúc ấy cũng có hơn 30 người ở huyện Quan tham gia buổi lễ chào đón. Sau khi lễ chào mừng kết thúc, Sư phụ đã có một bài phát biểu về khí công (Đây có thể là lớp học đầu tiên ở Lâm Thanh, ông Tân Thành Phú và ông Hàn Ngọc An cũng đều tham dự).

Vào buổi chiều ngày 8, một số đệ tử ở huyện Quan cũng lần lượt đến “Nhà khách thành phố”, trong số đó có Lý Phong (hóa danh) ở Cục Giao thông huyện Quan. Anh ấy bị bán thân bất toại, không thể tự chăm sóc bản thân. Vì có một người phụ nữ trung niên trong đơn vị đã được Sư phụ chữa khỏi bệnh, nên anh ấy nhờ gia đình đưa đến Lâm Thanh tìm Sư phụ để trị bệnh. Sư phụ rất bận, nên các đệ tử huyện Quan bèn tìm đến chị Lưu, bởi vì chị Lưu là người trợ Sư truyền công truyền Pháp, nên Sư phụ đã khai mở những khả năng siêu thường cho chị và cho phép chị dùng công năng để trị bệnh (miễn phí). Do đó chị Lưu đã điều chỉnh thân thể cho Lý Phong trong sân của Nhà khách. Một số đệ tử cũ của huyện Quan đứng xung quanh thành một vòng tròn, chị Lưu dùng lực vỗ vào chỗ có bệnh của Lý Phong, đánh tản nghiệp bệnh ra, rồi lại chộp bắt những thứ bất hảo. Trong chốc lát, Lý Phong đứng dậy và bước đi tự nhiên thoải mái như một người bình thường, trông anh ấy hạnh phúc như một đứa trẻ. Lý Phong và vợ là Tôn Thanh (hóa danh) còn có cơ hội dùng bữa sáng với Sư phụ vào ngày 9. Thật đáng tiếc là Lý Phong không thể kiên trì tiếp tục tu luyện, cuối cùng đã đi theo con đường của người thường. Chúng tôi muốn nhân cơ hội này để nhắc nhở các học viên và những người không phải là học viên vẫn còn đang lưỡng lự, rằng một khi cơ hội thực sự mất đi, thì bất kỳ sự hối tiếc nào cũng đều là vô ích.

Sáng sớm ngày 9, các đệ tử huyện Quan tập trung ở trong sân đợi Sư phụ, một số đệ tử cũ của huyện Quan muốn Sư phụ chọn một địa điểm trong công viên để luyện công; khi Sư phụ đến, mọi người đều đi theo Sư phụ ra ngoài. Trên gương mặt mọi người tràn ngập niềm hạnh phúc phơi phới, giống như những đứa trẻ đang đi theo Sư phụ vậy. Chúng tôi băng qua cây cầu nhỏ ở sông Vấn và tiến vào công viên công cộng, cách cổng lớn không xa là một tòa nhà cổ kính có treo một bức hoành phi dưới mái hiên, trên biển ấy là những chữ viết tay của người đương đại. Có một người đang tập hát ở đây, Sư phụ không dừng lại mà tiếp tục tiến về phía trước. Khi chúng tôi đi qua khu rừng tre và rẽ về phía Đông, thì thấy có một số người đang luyện công khác ở đó, tay đánh chân đạp miệng la hét, Sư phụ nhìn thấy chỉ mỉm cười mà không nói gì. Sau khi đi quanh một vòng, cuối cùng chúng tôi nhớ mang máng là Sư phụ đã chọn một địa điểm ở phía Nam tòa nhà cổ kính.

Khi chúng tôi rời công viên và đến trước một quầy bán thức ăn đối diện Bảo tàng thành phố Lâm Thanh, Sư phụ bảo mọi người ngồi xuống ăn sáng. Sau khi Sư phụ ngồi xuống, các đệ tử huyện Quan mang bữa sáng đến cho Sư phụ, bữa ăn gồm có một túi trứng gà luộc (lưu ý một chút, bên trong túi chỉ có một quả trứng gà luộc), một cái bánh bao (trọng lượng của năm cái là 500 gram) và một bát đậu phụ. Các đệ tử huyện Quan muốn trả tiền cho bữa ăn này nhưng Sư phụ không đồng ý, cuối cùng chị Lưu đã thanh toán, nhưng thực ra đó là Sư phụ đã trả tiền cho mấy chục bữa sáng của các học viên. Khi chúng tôi viết đến đây, chúng tôi cảm thấy không thể dùng ngôn ngữ để bày tỏ hết được tấm lòng biết ơn sâu sắc đến Sư phụ.

Sau bữa sáng, Sư phụ lại bảo các đệ tử huyện Quan cùng chụp ảnh lưu niệm ở trước viện bảo tàng. Sau đó Sư phụ để chị Lưu nói với mọi người rằng, vì để cho người dân ở Lâm Thanh có thể liễu giải được Đại Pháp càng sớm càng tốt, Sư phụ quyết định tư vấn chữa bệnh cho hàng trăm lượt người, và để không ảnh hưởng Sư phụ nên các đệ tử huyện Quan không nên đi cùng. Thế là chúng tôi đành phải nói lời từ biệt và chia tay với Sư phụ trong sự quyến luyến chẳng muốn rời xa. Những đệ tử không tham dự lớp học đã trở về nhà.

Từ tháng 11 năm 1992 đến tháng 5 năm 1993, chỉ trong nửa năm ngắn ngủi, các đệ tử ở huyện Quan đã tăng từ hơn 100 lên hơn 300 người. Vì nhiều lý do, chủ yếu là do nhận thức chưa đủ sâu sắc về “tu luyện”, nên chỉ có hơn 10 người ở lại kiên trì tham dự lớp học ở Lâm Thanh, những người còn lại chào tạm biệt Sư phụ và trở về nhà.

Khi những học viên đó trở về, họ nói với mọi người rằng Sư phụ đang ở Lâm Thanh, các đệ tử ở huyện Quan rất muốn gặp mặt Sư phụ và hy vọng rằng Sư phụ có thể trở lại huyện Quan một lần nữa. Sư phụ đã đồng ý và làm thỏa lòng nguyện vọng của mọi người, Sư phụ đã tranh thủ thời gian đến huyện Quan để gặp mọi người vào sáng ngày 12 tháng 5 (Thứ Tư). Các học viên nhận được tin tức sớm đã đến nhà của lão Đại từ sáng sớm để đợi, và rất nhiều người khác cũng đến sau đó. Lúc bình thường, mọi người luôn cảm thấy có rất nhiều điều muốn nói với Sư phụ, nhưng khi gặp rồi thì không biết phải nói gì. Sư phụ ngồi trên chiếc ghế sofa đơn ở hướng Bắc của bức tường phía Tây trong phòng khách của nhà chính, thỉnh thoảng giải đáp những câu hỏi của các đệ tử đưa ra.

Lần này có chị Lưu, Tiểu Lý Tử và một số bạn khí công ở Lâm Thanh đi cùng Sư phụ đến huyện Quan. Bữa trưa được sắp xếp tại một nhà hàng nhỏ ở phía Bắc của Nhà khách Huyện ủy (bây giờ không còn nữa), Phó Huyện trưởng Tề Ngọc Phân cũng đặc biệt tranh thủ đến dùng bữa trưa với Sư phụ. Khoảng hơn 30 người đã ăn trưa cùng Sư phụ vào ngày hôm đó.

Trước bữa ăn, Sư phụ nói: “Đến huyện Quan cũng xem như về đến quê nhà rồi.” Các đệ tử hỏi: “Thưa Sư phụ, chẳng phải quê hương của Sư phụ là ở Trường Xuân sao ạ?” Sư phụ nói: “Ta có một đời ở huyện Quan.” Lúc ấy các đệ tử không hiểu, sau khi trải qua học Pháp và thực tu một giai đoạn thời gian mới lý giải được một chút hàm ý trong câu nói ấy. Mãi đến khi các đệ tử ở Trường Xuân nói “Sư phụ có một đời đã đi ăn xin trong người thường ở huyện Quan”. Lúc bấy giờ, các đệ tử ở huyện Quan dường như mới hiểu ra được mối nhân duyên đặc biệt giữa Sư phụ và huyện Quan, vì độ những người ở huyện Quan đây mà Sư phụ đã phải lao tâm khổ nhọc biết nhường nào.

Vào lúc này, một cơn mưa nhẹ bắt đầu rơi bên ngoài nhà hàng và các đệ tử được đắm mình trong ân trạch của Phật Chủ.

Sau bữa trưa, vào khoảng 2 giờ chiều, Sư phụ đã đến Nhà máy rượu huyện Quan (nay là Công ty TNHH Rượu Quan Nghi Xuân).

Các đệ tử đã đến đây từ sớm để chào đón Sư phụ, trong đó có ông Sử Vĩnh Triêu, khi ấy là Phó Bí thư Huyện ủy, cùng một số vị lãnh đạo cấp cục và các ban ngành. Vì trời mưa nên một số đệ tử ở xa không thể đến được. Sư phụ bước lên bục giảng quen thuộc, và tiếng vỗ tay như sấm vang lên khắp hội trường. Sư phụ ra hiệu cho mọi người im lặng, các đệ tử cảm thấy giống như nửa năm trước khi Sư phụ giảng Pháp lần đầu tiên, và bây giờ Sư phụ lại đang giảng Pháp cho chúng ta một lần nữa. Đầu tiên, Sư phụ giới thiệu tóm tắt về tình hình phát triển của Pháp Luân Công trong sáu tháng qua, và liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học Pháp và tu tâm tính. Sư phụ cũng mang sách Đại Pháp mới xuất bản là cuốn “Pháp Luân Công Trung Quốc” cho các đệ tử huyện Quan (Sau khi lớp học ở Lâm Thanh kết thúc, Sư phụ đã cho huyện Quan chúng tôi khoảng hơn 100 bản), ngoài ra Sư phụ còn hứa cho các đệ tử huyện Quan một bộ băng ghi âm giảng Pháp trong lớp học ở Lâm Thanh. Sư phụ còn giải đáp các câu hỏi của một số đệ tử Đại Pháp. Cuối cùng Sư phụ đích thân trị bệnh cho mọi người (bởi vì lúc ấy có người mới gia nhập, một số là người thường, một số là những người có duyên phận, phúc phận).

Sư phụ đứng trên bục giảng với micro trên tay trái, bảo mọi người nghĩ một chút về những căn bệnh mà chúng tôi muốn thoát khỏi, đứng thư giãn và nhắm mắt (nếu bản thân không có bệnh thì có thể nghĩ đến bệnh của những người thân trong gia đình mình). Chúng tôi chỉ thấy Sư phụ vẫy bàn tay to, và nắm lấy thứ gì đó vô hình từ phía chúng tôi, rồi hỏi “Tốt chưa nào?” Một số người nói tốt rồi, một số người nói chưa. Sư phụ nói: “Sẽ chữa cho mọi người thêm một bệnh nữa, ngộ tính tốt thì bệnh cũng theo đó mà khỏi, bởi vì bệnh không thể được tiêu trừ một cách tùy tiện.” Sư phụ lại chộp bắt một lần nữa, đại đa số mọi người đều khỏi bệnh, nhưng cũng có một vài trường hợp đặc biệt không được chữa khỏi.

Ngồi bên dưới có hai người là thông gia với nhau, trong số họ có một bà lão bị bệnh viêm gan hơn 20 năm, bệnh đã phát triển đến trướng nước và hầu như không thể ăn được gì. Cả Trung Tây y đều bó tay không thể chữa, nói một cách khác là đại nạn đã gần kề. Buổi sáng, cậu con trai đến gặp Sư phụ và nói một chút về bệnh trạng của mẹ mình, Sư phụ nghe xong liền tiện tay lấy hai quả chuối trên bàn, đặt chúng vào giữa hai lòng bàn tay và úp lại một lúc rồi đưa cho cậu con trai, cậu ấy vội nói: “Con không ăn ạ”. Sư phụ nói: “Không phải cho con ăn”, cậu ấy vừa nghe đã lập tức hiểu ra, đây là dành cho người mẹ ốm yếu của mình.

Trước khi Sư phụ giảng bài, bà lão này đã ăn quả chuối mà Sư phụ đã phát công vào. Khi Sư phụ vẫy tay trị bệnh, bà liền cảm thấy một luồng khí lạnh truyền từ vùng gan phải dọc theo chân phải đi ra và xuống đất, kể từ đó bệnh viêm gan đã không cánh mà bay. Bà lão ấy vẫn kiên định tu luyện cho đến ngày hôm nay, chiểu theo yêu cầu của Sư phụ mà tu bản thân, giảng chân tướng, cứu người, học lực của bà chỉ tương đương với lớp một tiểu học nhưng bà lại có thể đọc lưu loát sách Đại Pháp, có nhiều vô số kể những đệ tử giống như vậy ở huyện Quan.

Sư phụ phải rời đi, các đệ tử tiễn Sư phụ ra tận bên ngoài cổng lớn và đợi đến khi Sư phụ lên xe đi thật xa rồi mọi người mới chầm chậm ra về trong sự lưu luyến mãi khôn nguôi.

Sau khi Sư phụ trở lại Lâm Thanh, một số đệ tử cũng đến Lâm Thanh thăm Sư phụ vào ngày 15 (thứ Bảy). Sư phụ không nhận quà, không uống bia rượu, cũng không uống trà (ở huyện Quan có người tặng Sư phụ rượu Mao Đài, là đặc sản của thị trấn Mao Đài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc, nhưng Sư phụ đã từ chối khéo). Các đệ tử đến phòng của Sư phụ vào buổi chiều, và nhìn thấy Sư phụ đang nói chuyện với một phụ nữ trung niên tên Vương, người ở Lâm Thanh. Tiểu Lý chào và mời mọi người ngồi xuống, sau đó mời mỗi người một tách trà và ăn cam. Sư phụ tiễn khách xong quay lại trò chuyện cùng mọi người, Sư phụ cũng mời mọi người uống trà và ăn cam. Sư phụ cũng nâng cốc nước, chúng tôi thấy có lá trà trong cốc của Sư phụ, liền hỏi Sư phụ đó là loại trà gì vậy, Sư phụ chỉ sang lão Thụy và nói rằng là trà của ông ấy. Lúc này lão Thụy mỉm cười. Sư phụ đã ngoại lệ nhận một gói trà của lão Thụy.

Lão Thụy cầm trong tay ảnh Pháp tượng của Sư phụ đang ngồi đả tọa trong chiếc áo len, và một quyển “Pháp Luân Công Trung Quốc” vừa mới xuất bản, trên trang tiêu đề của cuốn sách, Sư phụ đã viết hai dòng chữ tặng ông ấy: “Nhất tâm tu Chính Pháp, Cánh thượng nhất tầng lâu” (Về sau một học viên ở Thiểm Tây đã thỉnh cuốn sách này về đọc, và bị cảnh sát tà ác ở Cục công an huyện Quan lấy mất). Các đệ tử khác cũng xin thỉnh ảnh Pháp tượng mới của Sư phụ. Những sách mà Sư phụ mang đến lớp học lần này, phần lớn là được trao lại cho các đệ tử huyện Quan sau khi kết thúc lớp học.

Có một cơn mưa nhẹ trước bữa tối, và không khí đặc biệt trong lành, một số đệ tử chụp ảnh kỷ niệm với Sư phụ trong sân. Sau đó, Sư phụ mời chúng tôi cùng đi dùng bữa tối, lão Thụy mua một hộp nước trái cây, khi uống vào miệng, chúng tôi cảm thấy nó ngọt đến tận trong tim.

Sau bữa tối là buổi học cuối cùng, và một buổi lễ bế giảng đơn giản trước khi lớp học bắt đầu. Có một học viên nữ mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối đã phát biểu, bác sỹ phán rằng cô sẽ chết, nhưng chỉ trong một lớp học, triệu chứng bệnh của cô đã không cánh mà bay. Khi đứng trên bục giảng, cô ấy xúc động đến nỗi không nói nên lời, nước mắt cứ tuôn rơi, khoảnh khắc ấy thật cảm động lòng người, khắc sâu trong tâm trí chúng tôi và khó quên nhất.

Sau khi các học viên phát biểu xong, Sư phụ giải đáp những câu hỏi cho mọi người, một số trong chúng tôi cảm thấy đặc biệt nóng, ấm nóng toàn thân đến toát cả mồ hôi và vô cùng buồn ngủ, không sao mở mắt lên nổi. Một anh cán bộ công an nọ lúc bình thường rất năng động hoạt bát, cũng cảm thấy buồn ngủ và từ từ nhắm mắt lại, anh ấy cố gắng tỉnh táo nhưng cuối cùng cũng ngủ thiếp đi, nhưng đều nghe được toàn bộ Pháp mà Sư phụ giảng, dẫu chỉ một chữ cũng không bỏ sót.

Vào sáng sớm ngày 16 tháng 5 (Chủ nhật), Sư phụ phải trở về Bắc Kinh, các học viên ở Lâm Thanh đã thuê một chiếc xe buýt nhỏ, còn các đệ tử huyện Quan đã đến đợi trong sân của Nhà khách từ sớm. Sư phụ đi từ trên lầu xuống, và bắt tay với từng đệ tử huyện Quan, các đệ tử nhìn Sư phụ lên xe mà quyến luyến không muốn rời xa. Khi xe khởi động và chuẩn bị lăn bánh ra cổng lớn, trong tâm của các đệ tử cảm thấy không thể chịu đựng được nên vội vã đuổi theo ra cổng. Trong số ấy có một nữ học viên mới không nhẫn được đã bật khóc, đôi mắt của các học viên khác cũng đẫm lệ. Mặc dù xe của Sư phụ lăn bánh rất chậm nhưng cũng dần dần di chuyển ngày càng xa và khuất bóng.

4. Sư phụ chuẩn bị đến huyện Quan lần thứ ba

Vào tháng 1 năm 1994, Sư phụ đã tổ chức lớp học Pháp Luân Công trực tiếp đầu tiên tại Tế Nam, địa điểm là Trường Đoàn Thanh niên tại Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Vào khoảng 7 giờ sáng thứ Năm, ngày 27 tháng 1, lão Thụy, lão Đại, ông Đỗ (Chủ tịch Ủy ban Khoa học) v.v. Và khoảng năm, sáu người nữa đã đến phía Tây ga Tế Nam để đón Sư phụ. Ban tổ chức ở Tế Nam cũng đến phía Tây ga Tế Nam đón Sư phụ, nhưng các nhân viên có liên quan ở Tế Nam không biết Sư phụ. Nhóm mấy người của lão Thụy đã mua vé sân ga và đứng ở đó đợi, đến khi Sư phụ vừa xuống xe là nhìn thấy, mọi người giúp Sư phụ xách hành lý, vây quanh Sư phụ và cùng đi bộ ra bên ngoài nhà ga. Lão Thụy và ông Đỗ đều có xe hơi, ban tổ chức cũng có xe hơi, Sư phụ sẽ lên xe nào đây? Lão Thụy nói Sư phụ hãy ngồi xe của ban tổ chức nhé!

Xe của ban tổ chức chạy trước, xe chạy rất nhanh, xe của lão Thụy theo sát phía sau, chiếc xe đến Nhà khách của Sở Y tế tỉnh Lộ Nam ở phía Đông của đường Kinh Thập, và sắp xếp để Sư phụ ở lầu bốn. Sau khi làm xong tất cả các thủ tục, lão Thụy nói với Sư phụ rằng hôm nay còn phải trở lại huyện Quan, và muốn dùng bữa trưa với Sư phụ. Thực ra ban tổ chức cũng đã sắp xếp một bữa tiệc chào đón Sư phụ, nhưng Sư phụ vừa nghe lão Thụy nói xong thì lập tức nói với ban tổ chức không cần chuẩn bị bữa trưa, ban tổ chức có phong cách rất cao liền thuận ý để Sư phụ đến huyện Quan.

Sau khi thu xếp ổn thỏa mọi thứ, Sư phụ đã đến phòng hội nghị của “Trường Đoàn Thanh niên tỉnh Sơn Đông” ở đường Bắc. Khoảng 10 giờ sáng, Sư phụ muốn tổ chức một bài báo cáo về khí công. “Phòng hội nghị” cũng gọi là “Khán phòng nhỏ”, nó nằm ở phía Bắc với cửa hướng về phía Nam, rất gần với cổng lớn của trường, bên trong có khoảng hơn 600 chỗ ngồi, trong ấy có hơn 40 đệ tử huyện Quan đang mong chờ được gặp Sư phụ. Trong khán phòng này không có cửa sau hoặc cửa phụ, ra vào đều phải đi cửa chính, vì vậy mọi người cứ không ngừng tập trung nhìn vào cửa chính.

Gần 10 giờ sáng, Sư phụ đến, và con gái của Sư phụ cũng đi cùng, các đệ tử huyện Quan đứng lên chào đón Sư phụ. Sư phụ mỉm cười, vừa bắt tay với mọi người vừa bước lên bục giảng, Sư phụ đúng giờ và đứng trên bục giảng. Ở bên dưới, ngoài các đệ tử huyện Quan và các đệ tử lâu năm ra, thì rất ít người ở Tế Nam hiểu về Pháp Luân Công và biết đến Sư phụ, nên tiếng vỗ tay không được nhiệt tình lắm. Lúc này Chủ tịch Hiệp hội khoa học huyện Quan, ông Đỗ Vân Trụ (vì kiên tu Đại Pháp mà ông bị ác đảng bức hại cực hình và đã hàm oan qua đời vào ngày 22 tháng 6 năm 2009), ông cũng lên bục giảng, đại biểu cho toàn thể các đệ tử Đại Pháp ở huyện Quan bày tỏ tấm lòng tôn kính cao cả nhất đến Sư phụ, và giới thiệu ngắn gọn về tình hình phát triển Pháp Luân Công tại huyện Quan và những thay đổi về thể chất và tinh thần mà Pháp Luân Công mang đến cho mọi người sau khi tu luyện môn này. Ông cũng liệt kê một số ví dụ về luyện công được khỏi bệnh, và đọc thư chúc mừng từ các đệ tử Đại Pháp huyện Quan, chúc “Lớp học Pháp Luân Công đầu tiên ở Tế Nam” tổ chức thành công. Lúc này, tiếng vỗ tay vang lên như sấm từ khán giả.

Sư phụ giảng Pháp hơn một giờ, buổi báo cáo này thu 5 nhân dân tệ mỗi người, rất nhiều người sau khi nghe xong báo cáo đã thay đổi kế hoạch và tức khắc quyết định ở lại, ngay lập tức mua vé tham dự các buổi học, lệ phí của 10 buổi học là 40 nhân dân tệ mỗi người, và thu 20 nhân dân tệ cho mỗi học viên đã tham gia các lớp học trước đó. Đây là sự thực lịch sử về những khoản phí được tính cho các lớp học của Sư phụ. Về phương diện này, Giang Trạch Dân và bè đảng đã tạo tin đồn rằng Sư phụ thu phí đắt đỏ.

Khi mọi người tham dự lớp học đã rời đi, Sư phụ mới là người cuối cùng bước ra khỏi cửa lớn của khán phòng. Lúc ấy Lý Học Tu (hóa danh) là người đầu tiên nhìn thấy Sư phụ, anh ấy gọi lớn và gây sự chú ý cho mọi người, những người vừa mua quyển “Pháp Luân Công Trung Quốc” đã ngay lập tức chạy đến tiếp cận Sư phụ và thỉnh Sư phụ ký vào cuốn sách cho họ. Sư phụ đã làm hài lòng tâm nguyện của mọi người, Sư phụ lấy bút ra và lần lượt ký tên cho các học viên mới, trong khi ấy xe của lão Thụy đang đợi, Sư phụ ký xong chữ ký cuối cùng rồi mới lên xe. Lúc này đã gần 12 giờ 30, Sư phụ đã không hề nghỉ ngơi trong hơn mười giờ đồng hồ.

Ở phía Đông của đường Kinh Thập và từ chân núi Yên Tử rẽ về phía Bắc, đi một đoạn và dừng lại trước một khách sạn ở phía Đông của con đường (đã quên tên). Lão Thụy, Ủy ban Khoa học huyện Quan và Hiệp hội khí công Quận đã kết hợp tổ chức bữa trưa chào đón Sư phụ, gồm hai bàn, có gần 10 vị đệ tử đã dùng bữa trưa với Sư phụ.

Sau khi dùng bữa xong, Lý Học Tu mở cửa nhà hàng cho Sư phụ, sau khi Sư phụ xuống cầu thang, anh lại mở cửa xe cho Sư phụ, Sư phụ ngồi phía bên phải của tài xế, và Lý Học Tu đóng cửa xe lại. Sư phụ kéo cửa sổ xe xuống và quay mặt về hướng Đông nói với anh ấy rằng: “Công của các đệ tử huyện Quan đang tăng đều đặn (hoặc tăng trưởng lên, về cơ bản thì đây là những lời nói nguyên gốc của Sư phụ).” Trong khi ăn cơm, Sư phụ cũng có nói với lão Thụy rằng “Toàn bộ bầu trời ở huyện Quan được che chắn bằng ánh sáng màu đỏ.”

Về đến Nhà khách, Lý Học Tu chuyển hộp táo do Ủy ban Khoa học gửi đến Sư phụ lên tầng bốn, sau đó mọi người chào tạm biệt Sư phụ. Lão Thụy là người cuối cùng rời đi, Sư phụ tiễn ông ấy xuống lầu hai, nhưng ông ấy kiên quyết nói Sư phụ đừng tiễn nữa, trong khi nói mà mắt ông ngấn lệ. Sư phụ cũng không nỡ để ông ấy rời đi, và đây là lần cuối cùng lão Thụy nhìn thấy Sư phụ.

Sư phụ đã đến thăm chùa Linh Nham, hầu hết các đệ tử huyện Quan đều biết điều đó, nên một vài đệ tử trong lớp cũng đến chùa Linh Nham, và hồi tưởng lại con đường mà Sư phụ đã từng đi qua. Những vị này đã đến gặp Sư phụ sau giờ học vào buổi tối, mặc dù Sư phụ rất bận nhưng vẫn gặp các đệ tử này. Sư phụ còn bảo Tiểu Lý Tử mang quả lê tây cho mọi người cùng ăn (vào ngày đầu tiên bắt đầu lớp học, các đệ tử huyện Quan đã ăn bánh quai chèo do Sư phụ mua từ Thiên Tân đến, những chiếc bánh này đều được Sư phụ phát công vào). Một trong những đệ tử nói rằng sẽ không ăn quả lê này, vì sức khỏe của mẹ cậu ấy không tốt, kính xin Sư phụ phát một chút công vào quả lê để mang về cho mẹ mình ăn. Sư phụ cầm quả lê trong lòng bàn tay một chút rồi đưa cho người đệ tử ấy, sau đó lại lấy một quả lê khác cho anh ấy ăn. Mọi người giống như những đứa trẻ quây quần ăn trái cây quanh Sư phụ, và Sư phụ cũng rất vui. Ba người trong số họ nói rằng sẽ phải trở về nhà vào sáng hôm sau vì có công việc. Sau khi nghe xong, Sư phụ nói: “Không về không được sao?” Hai trong số ấy giải thích rằng công việc là như thế như thế, không về không được. Sư phụ nghe xong thì trầm mặc (im lặng) một lúc lâu rồi nói: “Nếu muốn về thì về vậy” (Sư phụ thật không muốn các học viên này rời đi). Một đệ tử trong số ấy vừa nhìn thấy như vậy liền lập tức nói: “Con sẽ còn quay lại ạ!” Mọi người trò chuyện với nhau một chút rồi chào tạm biệt Sư phụ. Sư phụ tiễn các đệ tử ra tận cửa, Ngài đứng ở cửa đợi đến khi tất cả đi xuống cầu thang rồi mới quay vào phòng.

Ngày thứ tư của lớp học là Chủ nhật, nên Sư phụ muốn nhân ngày này đến thăm các đệ tử ở huyện Quan lần thứ ba. Sau khi Sư phụ nói ra điều này, thì A Hóa (hóa danh), là đệ tử huyện Quan, đang có mặt ở đó nhanh chóng nói: “Chỉ cần Sư phụ xác định đi, con sẽ lập tức nói với huyện Quan đưa xe đến đón ạ”. Nhưng vì có một số việc trên núi Thái Sơn và núi Thiên Phật đang cần Sư phụ giải quyết nên mong muốn đến huyện Quan lần này của Sư phụ không thể thực hiện được.

Vào một buổi tối mùa đông năm 1996, một đệ tử huyện Quan nằm mộng, thấy rằng Sư phụ đã đến huyện Quan trên một chiếc xe tải. Sau khi chiếc xe dừng lại nhưng Sư phụ không xuống xe. Trong mơ vị đệ tử này gọi to lão Tiền (bởi vì vị đệ tử tên Tiền này có một chiếc xe jeep), sau đó vội mở cửa xe mời Sư phụ xuống nhưng Sư phụ đã ra hiệu là không xuống. Sau đó chiếc xe nhanh chóng đi về hướng Đông Bắc. Sáng sớm hôm sau, có đệ tử ở điểm luyện công nói rằng: “Tối hôm qua, Sư phụ đi từ Hàm Đan đến Tế Nam. Sư phụ đã đi qua huyện Quan nhưng không xuống xe.” Vậy đây là lần thứ ba Sư phụ đến huyện Quan, bởi vì không muốn gián đoạn việc tu luyện của các đệ tử nên Sư phụ đã âm thầm lặng lẽ đến và âm thầm lặng lẽ rời đi. Nhưng Sư phụ không lúc nào là không lo lắng và chăm sóc cho mỗi từng đệ tử ở huyện Quan.

Sư phụ không bao giờ muốn để rớt lại bất kỳ một đệ tử nào, chúng ta nên trân quý từng phút từng giây mà Sư phụ đang kéo dài cho tất cả chúng ta. Hãy làm tốt việc của bản thân mình, tận sức thực hiện nghĩa vụ của bản thân, làm tròn lời hứa của bản thân, để không phụ đại nguyện tiền sử của bản thân. Có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, chúng ta có chính niệm vững như bàn thạch và niềm tin thần thánh đối với Sư phụ, đối với Pháp, thì việc trợ Sư chính Pháp cứu độ chúng sinh tất sẽ thành, không có bất kỳ lực lượng nào có thể ngăn trở chính niệm hồi quy của chúng sinh. Các đệ tử huyện Quan nhất định không cô phụ tấm lòng mong mỏi tha thiết của Sư phụ, càng làm tốt hơn nữa ba việc mà Sư phụ giao phó cho chúng ta!

Năm mới 2007 sắp đến, nhân dịp bài viết này được đăng, toàn thể đệ tử Đại Pháp ở huyện Quan xin chúc mừng năm mới Sư phụ vĩ đại của chúng ta, kính chúc Sư phụ một năm mới hạnh phúc! Các đệ tử Đại Pháp huyện Quan vô cùng nhớ Sư phụ, mong Sư phụ sớm ngày trở lại thăm huyện Quan.

Lời kết

Bài viết này là hồi ức về Sư phụ của các đệ tử Đại Pháp tại huyện Quan, nội dung đã được xác minh và thảo luận nhiều lần bởi các đệ tử có mặt tại thời điểm đó. Bài viết là sự nỗ lực tái hiện lại nguyên trạng lịch sử, đặc biệt là thời gian, địa điểm và nhân vật. Nếu bất kỳ học viên nào khác từ huyện Quan xuất bản bất kỳ thông tin nào mâu thuẫn với bài viết này, vui lòng sửa lại theo bài viết này, chẳng hạn như thời gian về lần đầu tiên Sư phụ đến huyện Quan, thời gian và địa điểm của các lớp báo cáo khí công đầu tiên v.v.

Do sự giới hạn về điều kiện và tình hình hiện tại ở Trung Quốc, nên phạm vi bao hàm của bài viết này cũng rất hạn chế, ngoài ra, khuyết điểm và thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. Hy vọng rằng phần lớn các đồng tu, đặc biệt là các đệ tử Đại Pháp có mặt tại thời điểm đó ở huyện Quan, sẽ đưa ra nhiều ý kiến sửa đổi bổ sung, làm cho bài viết này được hoàn thiện hơn nữa trong tương lai. Cảm ơn mọi người!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2007/2/24/149468.html

Bản tiếng Anh: https://www.clearwisdom.net/emh/articles/2007/3/28/83976.html

Đăng ngày 20-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share