Bài viết của các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Vancouver
[MINH HUỆ 14-07-2020] Ngày 10 tháng 7 vừa qua, các học viên Pháp Luân Đại Pháp (còn được gọi là Pháp Luân Công) ở khu vực Vancouver đã tập trung trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Vancouver đã kháng nghị ôn hòa để kêu gọi dư luận chú ý tới cuộc bức hại đức tin của họ ở Trung Quốc sắp sang năm thứ 21. Họ tổ chức buổi thắp nến tưởng niệm những người bị tra tấn đến chết chỉ vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp đứng thành hai hàng dài hơn 100 mét ở hai bên lối vào Lãnh sự quán Trung Quốc. Họ cầm các biển hiệu bằng tiếng Anh và tiếng Trung, kêu gọi mọi người giúp chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo của chính quyền cộng sản Trung Quốc đối với các học viên ở quốc gia này.
Sinh viên Trung Quốc bước vào tu luyện Đại Pháp sau khi biết sự thật
Anh Lưu Đại Vệ
Anh Lưu Đại Vệ sang Canada du học vào năm 2003. Mấy năm sau, anh đã bắt đầu hiểu Pháp Luân Đại Pháp là gì và nhận ra sự tuyên truyền phỉ báng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Anh đã quyết định bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.
Anh kể cho gia đình nghe về những trải nghiệm của mình về Pháp Luân Đại Pháp trong chuyến về thăm Trung Quốc cùng vợ con. Bà ngoại 80 tuổi của anh, đã tụng kinh Phật nhiều năm, đã chuyển sang tu luyện Pháp Luân Đại Pháp sau khi Đại Vệ giới thiệu môn tu luyện cho bà. Bà nói cuốn Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính gồm các bài giảng Pháp Luân Đại Pháp, là bảo vật mà bà hằng tìm kiếm cả đời.
Mẹ của Đại Vệ sức khỏe trước kia rất kém. Sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, các vấn đề sức khỏe của bà đã được giải quyết. Bà cảm thấy nhẹ nhàng hơn sau khi luyện các bài công pháp đứng. Bây giờ, bà ăn ngon miệng và ngủ ngon hơn. Bà cũng trở nên tốt bụng và ân cần hơn với những người khác khi hành xử theo nguyên lý của Đại Pháp và hòa thuận hơn với gia đình.
Đại Vệ cũng kể với bạn bè về lợi ích của Đại Pháp. Một người bạn ở Thượng Hải đang chuẩn bị phẫu thuật. Sau khi trò chuyện với Đại Vệ, anh đã bắt đầu tu luyện Đại Pháp và nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Một người bạn ở Hồng Kông mà gia đình theo đạo Phật, đã cảm động sau khi thấy những thay đổi ở Đại Vệ, và đã quyết định tu luyện Đại Pháp.
Đại Vệ nói: “Pháp Luân Đại Pháp đang thức tỉnh lương tâm người Trung Quốc.”
Người nhà trở thành học viên
Ông Tôn Lộ Dị (thứ hai từ trái sang)
Ông Tôn Lộ Dị và gia đình chuyển tới Canada tới từ nhiều năm trước. Năm 2011, ông bắt đầu đọc bài viết về Pháp Luân Đại Pháp trên trang web Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung. Ông nói ông muốn sống theo nguyên lý chỉ đạo của Pháp Luân Đại Pháp là Chân-Thiện-Nhẫn, và trở thành một người vị tha hơn. Ông quyết định bắt đầu tu luyện Đại Pháp.
Ông Tôn trước đây đã phải nhập viện ba lần do làm việc quá sức khi quản lý cửa hàng. Sức khỏe của ông đã được cải thiện sau khi bắt đầu tu luyện, và ông đã không cần tới một viên thuốc nào trong chín năm qua. Sau khi chứng kiến những thay đổi tích cực của mình, vợ, con gái và mẹ vợ của ông cũng quyết định bước vào tu luyện. Các mối quan hệ gia đình của ông trở nên hài hòa, và mẹ vợ 70 tuổi của ông giờ đây tràn đầy năng lượng.
Sau khi ông Tôn nói với bạn bè và người thân của mình về những lợi ích đáng kinh ngạc của Đại Pháp, hai người chị, bố vợ và họ hàng của ông nhận ra rằng họ bị lừa dối bởi tuyên truyền công kích Pháp Luân Đại Pháp của ĐCSTQ, và đã thoái xuất khỏi các tổ chức cộng sản mà họ đã từng gia nhập.
May mắn được tìm thấy Đại Pháp
Cô Trịnh Ái Thục (đầu tiên bên trái)
Cô Trịnh Ái Thục là người Hàn Quốc, sống ở vùng Đông Bắc Trung Quốc. Có người đã tặng cô cuốn Chín Bài bình luận về Đảng Cộng sản (Cửu Bình) tại một khu chợ đêm ở Vancouver vào năm 2005. Khi biết sự thật về ĐCSTQ, cô sửng sốt đến nỗi cô không thể ngừng suy nghĩ về điều này. Sau đó, cô đã trò chuyện với các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại một quầy thông tin ở Khu phố Tàu, và mượn một cuốn của Chuyển Pháp Luân để đọc.
Cô Trịnh cho biết: “Tôi không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp để cải thiện sức khỏe. Tôi cảm thấy những lời giảng thật tuyệt vời. Cuốn sách đã giải khai mọi khúc mắc mà tôi có về nhân sinh. Tôi đã bước vào luyện tu luyện vào năm 2007. Dù hơi muộn nhưng tôi thấy vô cùng may mắn khi có thể tu luyện một cách tự do bên ngoài Trung Quốc.”
Cô tích cực tham gia các sự kiện nâng cao nhận thức về cuộc bức hại, dù là bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc hay tại các điểm du lịch ở Vancouver. Cô còn tham gia đội trống lưng của các học viên và biểu diễn trong các cuộc diễu hành cộng đồng.
Bị bức hại vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp
Ông Nhạc Trung Sinh (đầu tiên từ trái sang)
Ông Nhạc Trung Sinh là một giảng viên ngoại ngữ tại Đại học Hàng không Dân dụng Trung Quốc, và được bạn bè và gia đình kính trọng. Ông đã bị bắt giữ ba lần và bị giam cầm trong các trại lao động cưỡng bức hai lần chỉ vì từ chối từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và trò chuyện với mọi người về cuộc bức hại.
Vụ bắt giữ đầu tiên của ông là vào đầu năm 2005, khi ông phát một đoạn video về Pháp Luân Đại Pháp cho các sinh viên năm cuối, và bị tố giác với nhà trường. Cảnh sát đã bắt giữ và giam giữ ông tại Trại tạm giam Thiên Tân. Ông Tôn, trưởng Đồn Cảnh sát Quận Đông Lệ, đe dọa sẽ tiêu diệt ông và gia đình ông nếu ông không tiết lộ ông có cuốn băng video về Pháp Luân Công từ đâu.
Ông Nhạc thường hay bị bốn, năm tù nhân đánh đập vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Đại Pháp. Ông bị ngược đãi trong thời gian bị cầm tù tại Trại Lao động Song Khẩu ở Thiên Tân. Có kẻ nhiều lần đánh ông bằng chiếc ghế đẩu. Ông thường bị đánh đau tới mức không thể ngủ hay thậm chí là xoay người. Sau khi được thả, cuộc kiểm tra y tế cho thấy chín xương sườn của ông bị gãy do bị đánh đập.
Ông bị trường đại học sa thải trong thời gian bị cầm tù mà không được bồi thường gì.
Ông Nhạc cho biết: “Các anh hùng trong lịch sử Trung Quốc đã hy sinh rất nhiều vì công lý, kể cả mạng sống của họ. Tôi không thể từ bỏ đức tin và lương tâm của mình vì lợi ích cá nhân.”
Ông nói ông tin tưởng rằng thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn và cuối cùng, những nguyên lý này sẽ chiến thắng cái ác.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/7/14/409001.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/7/17/185910.html
Đăng ngày 18-07-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.