Bài viết của nhóm phóng viên Minh Huệ tại Melbourne và các học viên Pháp Luân Công tại Na Uy và Đức

[MINH HUỆ 28-07-2019] Gần đây, các học viên Pháp Luân Công trên khắp thế giới đã tổ chức các lễ diễu hành, mít-tinh và thắp nến tưởng niệm để đánh dấu 20 năm kể từ khi các học viên của môn tu luyện cổ truyền này bắt đầu kháng nghị cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Pháp Luân Công là một môn tu luyện ôn hòa, tu luyện cả thân lẫn tâm dựa trên nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, cựu lãnh đạo ĐCSTQ Giang Trạch Dân đã chỉ đạo cuộc bức hại tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công.

Trang web Minh Huệ đã xác nhận cái chết của hơn 4.000 học viên Pháp Luân Công do cuộc bức hại trong 20 năm qua. Tuy nhiên, con số thực tế được cho là cao hơn rất nhiều, nhưng vì sự phong tỏa thông tin của chính quyền Trung Quốc nên rất khó đưa các tin tức ra ngoài đất nước này. Số học viên đã bị cầm tù và tra tấn vì tu luyện Pháp Luân Công còn nhiều hơn. Các nghiên cứu độc lập đã đưa ra các bằng chứng xác thực rằng ĐCSTQ tham gia vào hành vi thu hoạch nội tạng từ các học viên bị giam giữ, những học viên này bị giết theo nhu cầu để cung cấp nội tạng cho ngành công nghiệp cấy ghép tạng.

Dưới đây là các báo cáo từ các lễ mít-tinh và thắp nến tưởng niệm gần đây tại Úc, Na Uy và Đức.

Melbourne, Úc: Mít-tinh và thắp nến tưởng niệm

Ngày 20 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một lễ diễu hành, mít-tinh và thắp nến tưởng niệm ở trung tâm thành phố Melbourne. Ngay sau cuộc diễu hành là lễ mít-tinh vào buổi trưa, được tổ chức trước Thư viện Bang Victoria. Một số lãnh đạo cộng đồng và các quan chức đắc cử đã tham gia lễ mít-tinh và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

0415149a2289bfa75074e2b7b592ad63.jpg

ba434df18904450ed2a51d60cb4178f0.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tổ chức mít-tinh trước Thư viện Bang Victoria vào ngày 20 tháng 7 năm 2019.

27891999cbf471dcc4cffe905851fab6.jpg

ca088fa76cbccdd5beafa854991b70a1.jpg

Người dân ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.

d8aea49c4e0c0dc8f2dad0508e7821e3.jpg

Nhà hoạt động dân chủ Cao Kiện khen ngợi các học viên Pháp Luân Công đã kiên định theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn trong 20 năm.

456a39548195c10749eb3249cd1d2780.jpg

Bà Tề Gia Trinh, nhà văn người Úc gốc Hoa và là phó chủ tịch Hiệp hội Cây bút Trung Quốc Độc lập, khâm phục các học viên Pháp Luân Công vì đã truyền rộng môn tu luyện trên khắp thế giới trong khi phải đối mặt với cuộc bức hại của ĐCSTQ.

9cecb1350e71dc815e26ecba4bf93142.jpg

Ông Nguyễn Kiệt, tổng biên tập Thời báo Thiên An Môn tại Melbourne, phát biểu rằng các học viên Pháp Luân Công, những người đang đấu tranh cho tự do tín ngưỡng để giúp ích cho mọi người.

a962ad362613862f727b6b722016a2ff.jpg

Ông Tenzin Khangsar, Chủ tịch Cộng đồng người Tây Tạng ở Victoria, phát biểu rằng cuối cùng ĐCSTQ sẽ giải thể và công lý sẽ chiến thắng.

b813e779aa0e0cf939b4ab51eeb7be0a.jpg

Ông Andrew Bush, thành viên cao cấp của Đảng Tự do Úc kiêm phó Chủ tịch Hiệp hội Cải thiện Thính giác Úc (Better Hearing Australia), lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ, đặc biệt là nạn thu hoạch nội tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công.

Ông Andrew Bush, thành viên cao cấp của Đảng Tự do Úc kiêm phó Chủ tịch Hiệp hội Cải thiện Thính giác, cho biết theo các cuộc điều tra của các tổ chức độc lập từ năm 2006, số người bị giết do hành vi thu hoạch nội tạng sống của chính quyền Trung Quốc gấp ít nhất bốn lần dân số Tasmania, Úc.

Ông nói: “Các vị thử nghĩ xem: số người thiệt mạng gấp bốn lần dân số Tasmania! Thì khủng khiếp đến mức nào! Đây chính là tội ác đang xảy ra.”

Ông cho hay 6 triệu người Do Thái đã bị giết trong vụ thảm sát Holocaust trong Thế chiến II. Ông nói: “Chúng tôi đã thề rằng sẽ không cho phép điều như vậy xảy ra nữa. Tuy nhiên, 20 năm trước, điều này lại xảy ra tại Trung Quốc. Và nó vẫn tiếp diễn cho đến ngày hôm nay.”

“Đối mặt với tội ác, nếu người tốt không làm gì cả thì chính là cổ vũ cho cái ác,” ông Bush nói: “Mỗi người dân Úc cần đứng lên và trợ giúp chấm dứt tội ác này.”

7c1ee7184ff39496e17bbc02e7f6c647.jpg

Anh Zion Lo của Tổ chức Kết nối Úc-Hồng Kông kêu gọi tất cả mọi người cùng nhau phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ.

9a84a37c9d7c103ca1f9ebf78497c13a.jpg

Ông Bon Nguyen, Chủ tịch Hiệp hội người Úc gốc Việt, lên án cuộc bức hại và kêu gọi Chính phủ cùng người dân Úc giúp chấm dứt nó.

d982c93525d51f15b1119f147841df74.jpg

Ông Gerard Flood, cựu phó Chủ tịch Đảng Lao động Dân chủ, kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Liên bang Úc thông qua Đạo luật về Nhân quyền Toàn cầu 2018 (Đạo luật Magnitsky). Ông kêu gọi trừng phạt các quan chức ĐCSTQ liên quan đến cuộc bức hại.

463f2acb31b160c28307ad903d32e441.jpg

Ông Peter Westmore, cựu Chủ tịch Hội đồng Dân sự Quốc gia Úc, lên án tội ác thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ và kêu gọi người dân Úc đứng lên chống lại tội ác này.

eae5ee3ec514a350d61cbee2a032751d.jpg

c0715c745a63ea6ab5840ae900f8814b.jpg

Thắp nến tưởng niệm trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Melbourne vào ngày 20 tháng 7 năm 2019.

Na Uy: Các sự kiện tại một số địa điểm

Các học viên Pháp Luân Công tại Na Uy đã tổ chức một loạt sự kiện trong Công viên Cung điện, ở trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo và trước Tòa nhà Quốc hội ở thành phố Oslo để kháng nghị và kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ .

d8a5464de047b6b1f784d395e24118c1.jpg

Các học viên Pháp Luân Công kháng nghị cuộc bức hại trước Đại sứ quán Trung Quốc tại Oslo, Na Uy vào ngày 20 tháng 7 năm 2019.

fae3f18b949ba5808a021446a2ca58de.jpg

Trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công trong công viên, cạnh Cung điện Hoàng gia ở trung tâm thành phố Oslo

c68c147043d634daefb00147984d84a3.jpg

Người dân ký bản thỉnh nguyện kêu gọi Quốc hội trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại ở Trung Quốc.

64a8758933151aac6dc48460a8e2b1cf.jpg

7f1ba2645aabefec4b98ec057fce1069.jpg

Người qua đường tìm hiểu về Pháp Luân Công.

Hai thanh niên người Bỉ đang đi du lịch tại Na Uy, Mary và Raphil, đã dừng lại ở quầy thông tin Pháp Luân Công trước Tòa nhà Quốc hội và ký bản thỉnh nguyện để phản đối cuộc bức hại.

Anh Raphil nói: “Chúng tôi không thể chỉ xem điều này mà không làm gì cả!”

Cô Mary nói thêm: “Chúng ta phải nhanh chóng chấm dứt việc này!”

4f98f8f1ba237998a24f7740f043859b.jpg

Anh Raphil, một du khách đến từ Bỉ, ký vào bản thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.

Berlin, Đức: Nâng cao nhận thức về cuộc bức hại

Ngày 27 tháng 7 năm 2019, các học viên Pháp Luân Công tại Berlin đã nâng cao nhận thức về cuộc bức hại ở Trung Quốc. Rất đông người dân đã tham gia vào một cuộc diễu hành trên Đại lộ Unter den Linden ở Berlin. Nhiều người trong số họ bị lôi cuốn bởi màn trình diễn các bài công pháp Pháp Luân Công khi đi qua quầy thông tin của các học viên.

4980b23f78b32c6c2c5e7c7b505b3840.jpg

Các học viên Pháp Luân Công tại Berlin tổ chức các hoạt động để giới thiệu môn tu luyện và nâng cao nhận thức về cuộc bức hại vào ngày 27 tháng 7 năm 2019.

3d29b4f8023fcf2c0679d2195b1cea0a.jpg

Người qua đường đọc các biểu ngữ và tài liệu thông tin.

Một phụ nữ Đức, làm việc cho Tổ chức Ân xá Quốc tế, đã dành nhiều thời gian để tìm hiểu thêm về cuộc bức hại. Cô biết các học viên Pháp Luân Công bị bức hại ở Trung Quốc, nhưng không hiểu rõ về mức độ của nó. Cô đã thảo luận sâu về vấn đề này với một học viên Pháp Luân Công. Cô cho biết cô sẽ đặc biệt chú ý đến cuộc bức hại trong thời gian tới.

dfd924d77e34c2e8743e0add2cb5cfe3.jpg

Các thanh niên ký đơn thỉnh nguyện phản đối cuộc bức hại.

6b6ebfd1e9a151b4b0c86a5803d26fd8.jpg

Bà Christina ký đơn thỉnh nguyện và nói bà cảm thấy đau buồn cho các học viên đang bị bức hại.

Các bài viết liên quan bằng tiếng Hán:

https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/28/390731.html

https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/29/390769.html.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/7/28/390744.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/8/1/178676.html

Đăng ngày 03-08-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share