Bài viết của một học viên phương Tây ở Tây Nam nước Pháp
[MINH HUỆ 26-05-2020] Con xin kính chào Sư phụ! Chào các bạn đồng tu!
Tôi hiện 67 tuổi và sống ở vùng núi Pyrenees. Tôi đã may mắn đắc được Đại Pháp tại một sự kiện biểu diễn các bài công pháp của Pháp Luân Đại Pháp cách đây khoảng một năm. Chính âm nhạc của Đại Pháp đã khiến tâm tôi xúc động, động tác của bài công pháp khiến tôi bị lôi cuốn.
Trước khi viết ra bài chia sẻ về kinh nghiệm tu luyện này của mình, tôi đã đối chiếu bản thân với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Tôi tự nhủ: “Mình nên viết về điều gì đây?” Sau đó, đột nhiên, tôi nghĩ về tâm hiển thị.
Loại bỏ tâm hiển thị
Từ nhỏ tôi đã xem những người trưởng thành dám chấp nhận thử thách là tấm gương của mình, họ đến đâu cũng thể hiện ra mình dũng cảm thiện chiến như thế nào. Một số người nói về thành tích của họ, trong khi những người khác sẽ thẳng thắn khoe khoang về bản thân họ. Tự nhiên, tôi bắt chước hành vi của họ. Tôi đã liên tục thay đổi công việc và môi trường sống của mình. Khi không có gì để hiển thị, tôi sẽ thay đổi đối tác làm ăn. Tâm lý hiển thị có thể khiến người ta sinh ra cảm giác kích thích, không thấy bị nhàm chán. Tất nhiên, tôi không nhận ra nó chính là một chấp trước.
Tôi ôm giữ chủng tâm thái không đúng đắn này khi bước vào tu luyện. Khi lần đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân, một câu Pháp đã khiến tôi chấn động:
“Tâm lý hiển thị này ở đâu cũng thể hiện ra; khi làm điều tốt cũng có thể thể hiện ra tâm lý hiển thị.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Khi đang viết bài chia sẻ này, một ý nghĩ khác nảy lên trong đầu tôi. Tôi hình dung rằng khi đọc bài chia sẻ của mình, mọi người sẽ lắng nghe rất chăm chú. Tôi lập tức nhận ra rằng suy nghĩ của mình không thuần tịnh. Chấp trước [hiển thị] muốn tiến vào bài chia sẻ của tôi. Khi tôi đang nghĩ về việc thể hiện bản thân như thế nào, và nó sẽ có tác dụng gì, chính là tâm hiển thị đang khởi tác dụng. Tôi liên tục nhắc nhở bản thân không được để việc người khác nghĩ mình như thế nào can nhiễu.
Khi mới học các bài công pháp, tôi thích luyện bài công pháp thứ hai. Tôi có thể luyện được trong 30 phút. Đó là một thử thách. Một học viên nói tôi đang làm được rất tốt. Và tôi thấy rất vui mừng.
Sau đó, để thể hiện rằng tôi đang thực sự làm rất tốt, tôi kiên trì luyện hết bài công pháp thứ năm. Mặc dù chân rất đau, không tĩnh được, và không thể ngồi thẳng lưng, nhưng tôi rất tự hào về bản thân mình. Mọi người đã thấy tôi có thể ngồi song bàn.
Khi mới học phát chính niệm, tôi muốn ngồi song bàn. Do mong muốn hiển thị mạnh mẽ này, đột nhiên, tôi không thể cử động được. Từ đó về sau tôi phát hiện mình không thể ngồi song bàn được nữa. Việc này kéo dài trong một tháng. Điều này khiến tôi nhận ra mình đã coi nó như một thử thách về thể chất của người thường. Vì muốn hiển thị mà nóng lòng cầu thành công. Trong khoảng thời gian không thể ngồi song bàn, tôi cố gắng để nhập tĩnh, nhưng rất khó khăn.
Sau khi chia sẻ suy nghĩ của bản thân tại nhóm học Pháp, [tôi thấy] một điều xảy ra và lặp lại vài lần. Ngay khi tôi chuẩn bị mở miệng, đầu óc của tôi trống rỗng, lập tức cái gì cũng không muốn nói. Tôi phát hiện ngay lúc đầu óc trống rỗng này, tôi có mong muốn biểu đạt bản thân mãnh liệt, đồng thời sinh ra cảm giác sợ hãi khi làm như vậy. Như thể tâm hiển thị của tôi đã bị phơi bày ra.
Trong khi giảng rõ chân tướng, tâm hiển thị của tôi đã bị phơi bày
Một buổi sáng, khi tôi đang đọc sách cùng nhóm học Pháp, tôi thấy mình liên tục đọc thiếu một từ. Đó là lần thứ ba tôi bỏ lỡ từ này. Đây là một đoạn về cách giới thiệu các bài công pháp cho người khác. Mỗi lần đọc đến đây, tôi đều có nghi vấn. Tôi sẽ tự nhủ, mình có thể nói được chính xác Pháp Luân Đại Pháp là gì không? Tuy nhiên, lúc đó tôi không có nghĩ sâu về nó.
Sáng hôm sau, tôi nhận ra đó là một điểm hóa cho mình. Khi hướng nội, tôi mới phát hiện chuyện gì đã xảy ra.
Khi tôi, ở tầng thứ hiện tại của mình, giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho người mới, tất cả họ đều rất thích các bài công pháp. Khi tôi tiếp tục nói, tâm lý hiển thị của tôi lại nổi lên. Lúc đầu, tôi không nói quá nhiều. Tôi sẽ đề nghị họ đọc sách và ghé thăm trang web của Đại Pháp. Tôi đang chiểu theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Khi họ bắt đầu đặt nhiều câu hỏi hơn, tôi lại trở lại như bản thân trước đây, một nhà tư vấn kinh doanh luôn sẵn sàng đưa ra lời khuyên có giá trị và giúp mọi người giải quyết vấn đề. Kỳ thực lúc này chính là tôi đang không kiểm soát được tâm lý hiển thị.
Khi nói chuyện với mọi người, tôi thường bắt đầu bằng việc nói điều gì đó hài hước. Tôi tự nhủ tại sao tôi cảm thấy tốt về cách tiếp cận này. Tôi nhận ra rằng mình có tâm lý hiển thị ngay cả khi đang thực hiện việc giảng rõ chân tướng. Tôi muốn làm giảm nhẹ cảm giác nặng nề của chủ đề bằng cách nói đùa.
Điều này làm tôi nhớ đến người Trung Quốc đại lục. Trong đầu toàn là quan niệm tư tưởng do tà Đảng nhồi nhét, bất tri bất giác đi sang cực đoan. Quan niệm bất chính này của tôi giống như một tấm ngăn, do cựu thế lực áp đặt lên tôi, mục đích là can nhiễu và ngăn tôi đề cao trong tu luyện.
Tôi có xu hướng hiển thị để khoe khoang trước mặt người khác rằng: “Hãy xem tôi tốt biết bao.” Nó dường như là do tư tưởng tự động phản ứng, liên tục muốn chứng thực bản thân. Biểu hiện càng tinh vi, thì càng bất chính. Muốn thể hiện mình, chính là chỉ quan tâm mình, chỉ nghĩ đến mình. Khi nhận ra điều này, tôi không còn ôm giữ tâm hiển thị nữa. Khi tôi có tâm lý hiển thị, bất kể tôi nói hay làm tốt như thế nào, tôi cũng đã không thu được công.
Khi tôi nhận ra tất cả những điều này, buổi chiều hôm đó có người mới tìm hiểu Pháp Luân Đại Pháp, và vừa đọc một chút sách Chuyển Pháp Luân đã gọi cho tôi: “Tôi có nhiều câu hỏi cho bạn.” Vì cô ấy chưa thực sự bắt đầu tu luyện, nên tôi không chia sẻ với cô ấy rằng tại phương diện này tôi có tâm lý hiển thị.
Vì vậy, tôi bình thản thiện ý trò chuyện với cô ấy, nhưng tôi quyết tâm đối mặt với chấp trước của mình và buông bỏ nó. Khi tôi nói, cô ấy bảo tôi: “Tôi biết những gì bạn nói. Bạn muốn tôi đọc sách Chuyển Pháp Luân.” Tôi nghĩ điều đó thật có ý tứ, nhưng tôi cũng không buông lỏng cảnh giác trước tâm lý hiển thị của mình.
Cô ấy hỏi tôi một vài câu hỏi. Tôi đều đề nghị cô ấy tìm câu trả lời trong cuốn Chuyển Pháp Luân và tự ngộ. Cô ấy rất hài lòng. Cô nói rằng cuốn sách giống như một quả bom tràn ngập năng lượng, dùng tay cũng cảm nhận được.
Loại bỏ quan niệm sai trái, dùng chính niệm thanh lý trường không gian
Sư phụ giảng:
“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá, Pháp có thể kiên định chính niệm.” (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)
“Hễ trong khi luyện công mà xuất hiện can nhiễu này, can nhiễu kia, [thì] chư vị phải tìm xem nguyên nhân [ở] bản thân mình, chư vị còn điều gì chưa vứt bỏ được không.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)
Tôi sẽ chú ý đồng hóa với Đại Pháp và tập trung đọc Chuyển Pháp Luân hơn. Tôi sẽ tiếp tục loại bỏ chấp trước của mình trong khi thanh lý trường không gian.
Con xin cảm tạ Sư phụ và các bạn đồng tu!
(Bài chia sẻ tại Pháp hội giao lưu tâm đắc thể hội trực tuyến 2020 tại Pháp)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/5/26/406819.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/5/30/185285.html
Đăng ngày 18-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.