[MINH HUỆ 02-06-2020] Kính chào Sư phụ tôn kính! Chào các đồng tu!
Tôi năm nay 26 tuổi, đã từng đi du học Úc vào năm 2016. Năm ngoái tôi quyết định tiếp tục ở lại nước ngoài để tham gia vào hạng mục chứng thực Pháp. Tôi hạ quyết tâm cố gắng hết sức làm tốt ba việc Sư phụ yêu cầu, tu bỏ chấp trước, trợ Sư chính Pháp.
Cho đến hôm nay ở nơi sâu thẳm trong tâm tôi vẫn còn che đậy quá nhiều chấp trước. Do bản thân học Pháp không đủ nên thậm chí có lúc sinh ra suy nghĩ “tu luyện quá khó”. Tôi đã từng nhiều lần muốn phơi bày ma tính này ra để vứt bỏ nó. Tôi rất khó nhập tĩnh mỗi khi ngồi đả tọa, vừa ngồi xuống trong đầu não liền sông biển quay lộn. Tôi vẫn không thể nhập tĩnh dù hơn ba mươi phút đã trôi qua. Sư phụ giảng:
“… nguyên nhân căn bản làm người ta không tĩnh lại được, không phải là vấn đề thủ pháp, không phải vì có tuyệt chiêu nào đó, mà là vì tư tưởng của chư vị, cái tâm của chư vị không tịnh.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi chiểu theo Pháp của Sư phụ để tìm ra chấp trước của bản thân, triệt để tu bỏ những vật chất bất hảo.
Tâm tật đố ẩn giấu quá sâu
Tháng 12 năm ngoái, các đồng tu ở nhóm hạng mục bắt đầu cùng nhau học thuộc Pháp. Trong suốt thời gian học thuộc Pháp, tôi yêu cầu bản thân mình với ý chí kiên trì thường hằng nên tôi học thuộc Pháp rất nhanh. Về sau khi mọi người dần dần không còn kiên trì như trước nữa thì tôi vẫn tiếp tục kiên trì học thuộc Pháp. Khi này tôi đã sinh ra chủng tâm coi thường người khác. Lúc đó do không hiểu rõ đó là tâm tật đố nên tôi bắt đầu cảm thấy hiu hiu tự đắc, nổi lên các chủng tư tưởng niệm đầu bất hảo như “mình là người lợi hại nhất, thật sự có năng lực; mình luôn dẫn đầu mọi người”. Tư tưởng cực đoan xác thực là có sai lệch, nhưng Sư phụ từ bi vĩ đại không kể gì đến sai sót của tôi mà Ngài còn hết lần này đến lần khác ép nhập Pháp vào đầu não tôi. Trong thời gian đó, tôi đã giới cấm được những bộ phim tình cảm lãng mạn cùng những ca khúc theo trào lưu thịnh hành. Đây không chỉ là khảo nghiệm về ức chế dục vọng bản thân, mà nó còn giúp tôi ý thức được bản thân mình là người tu luyện và cần phải quay về với truyền thống. Những thứ tình cảm trong những ca khúc của người thường chỉ có thể khiến tôi bị ô nhiễm, chúng chẳng có tác dụng gì tốt cả.
Cũng có thể là Sư phụ nhìn thấy tâm tật đố ẩn giấu quá sâu và bản thân đệ tử mãi vẫn chưa ý thức ra nên Sư phụ mới đưa quan nạn đến. Cuối tháng 12 năm ngoái cho đến đầu tháng 1 năm nay, nhà của đồng tu trong nhóm hạng mục có đám cưới. Mọi người biết tin liền thay nhau gửi lời chúc mừng đến họ, bầu không khí cũng rất vui tươi. Lúc đó tôi đã thẳng thắn nói: “Ài, tôi có thể giúp các bạn một tay! Nhớ lại sự việc hôm đó là như thế này …” Sau khi nói xong, tôi ý thức được tâm hiển thị mạnh mẽ, mong muốn thể hiện bản thân mình giữ vai trò rất quan trọng trong đó. Mặt khác, tôi còn có thể ngộ về “Thiện” trong ba chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” mà Sư phụ yêu cầu. Tôi tự hỏi bản thân mình vì sao không chân thành chúc phúc cho họ như những người khác. Tôi nhận thấy mình có tâm oán hận, hoạt động tâm lý của tôi lúc đó như sau: “Vì sao trong cùng một nhóm hạng mục, lúc nhà mình có đám cưới thì mọi người không ‘mở cờ gióng trống’ chúc phúc cho mình, trong khi đó đồng tu kia lại nhận được nhiều lời chúc mừng nhiệt tình như vậy v.v.”
Buổi tối hôm đó là thời gian học Pháp định kỳ của nhóm hạng mục, tôi cảm thấy ghét những người trong nhóm học Pháp, tôi nghĩ mình không muốn học Pháp cùng những người này. Tôi biết rằng cách nghĩ này thật quá xấu xa, tôi không phải là dạng người đó, vậy rốt cuộc vì sao tôi lại có ác niệm này! Tôi nói với bản thân mình rằng nếu tối hôm nay mình không đến học Pháp thì mình sẽ bị cựu thế lực dùi vào sơ hở. Thần trong cựu vũ trụ không chỉ hy vọng nhìn thấy tôi không đến học Pháp, mà họ còn muốn nhìn thấy tôi rơi rớt xuống. Do vậy, tôi đã vứt bỏ hết thảy những niệm đầu bất hảo và cầm sách “Chuyển Pháp Luân” lên cùng học Pháp nhóm với mọi người. Trong quá trình học Pháp, tôi không biết duyên cớ của việc tiêu nghiệp khi ngồi song bàn là gì. Tôi chỉ cảm thấy như có thứ gì đó được lấy ra khỏi thân thể mình, nhưng vẫn còn cảm giác như có một tảng đá lớn đè nặng trong tâm khiến tôi cảm thấy rất ngột ngạt.
Sau khi học Pháp xong, thân thể tôi trở nên thoải mái hơn nhiều. Tôi cảm thấy tất cả hệt như không có chuyện gì nữa. Tôi nhìn vị đồng tu kia và nói: “Xin chúc mừng bạn!” Lời nói này thật sự là lời chúc phúc phát ra từ nội tâm tôi, nó không pha lẫn chút tạp niệm nào. Sau đó, tôi cảm thấy tảng đá lớn trong tâm đã dịch chuyển vị trí nhưng nó vẫn chưa biến mất. Sau khi trở về nhà, tôi chia sẻ điều này với chồng mình. Sư phụ đã mượn miệng anh ấy nói với tôi rằng đó chính là thể hiện của tâm tật đố. Chồng tôi hỏi: “Chẳng phải em đang ghen tị mọi người không đối xử tốt với mình sao?” Sau đó tôi bắt đầu hướng nội tìm và đặt mình vào góc độ của những người kia để suy xét một chút, tôi mới phát hiện những người khác không làm sai gì cả, nguyên nhân là do tâm tật đố vẫn còn ẩn giấu trong tâm mình, chính là Sư phụ giúp tôi nhìn ra nó. Buổi tối hôm đó, tôi đọc đoạn Pháp sau:
“Hết thảy con người hết thảy các tổ chức cũng như đoàn thể nơi nhân thế dẫu muốn đạt được điều gì tại thế gian cũng là thuộc về xã hội nhân loại; còn các đệ tử Đại Pháp đều vứt bỏ hết thảy các chấp trước của người thường, bao gồm cả chấp trước đối với sinh mệnh con người, từ đó đạt đến cảnh giới sinh mệnh tầng cao hơn …” (Tống khứ chấp trước cuối cùng, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Tôi bắt đầu khóc nức nở trước màn hình máy tính, trong tâm nghĩ rằng mình có thể buông bỏ tất cả mọi thứ. Dù cho là chủng tâm gì thì chúng đều là chấp trước, tôi không cần và không thừa nhận chúng, ngay cả mạng sống tôi cũng có thể vứt bỏ, vậy thì cớ sao vứt bỏ cái tâm này lại khó đến như vậy?
Sáng sớm hôm sau, tôi lập tức nhập tĩnh khi ngồi đả tọa. Cảm giác ấy giống như Sư phụ giảng:
“… cảm giác bản thân mình mỹ diệu hệt như đang ngồi trong vỏ trứng gà, cảm giác thoải mái phi thường, biết rằng mình đang luyện công tại đó, cảm giác toàn thân bất động.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi biết tảng đá kia đã không còn tồn tại nữa, tư tưởng cũng trở nên thuần tịnh hơn. Tôi chỉ ngồi đả tọa trong nửa giờ đồng hồ nhưng toàn thân nhẹ nhàng, lúc đứng dậy thì tôi phát hiện mình đang khóc và cảm thấy rõ rệt bản thân mình thăng hoa lên.
Sau đó, tôi có thể nhận thức rõ ràng về chấp trước của mình và hiểu rằng bản thân mình có vấn đề về tâm tật đố. Tuy tảng đá lớn trong tâm không còn nữa nhưng tôi vẫn cảm thấy chưa kiền tịnh. Khi tôi học Pháp một đoạn thời gian không có đề cao thì sẽ xuất hiện những suy nghĩ căm ghét người khác.
Sư phụ trả lời câu hỏi của đệ tử trong Giảng Pháp tại Pháp hội San-Francisco 2005 như sau:
“Nếu chư vị thật sự coi những thứ đó quan trọng như thế, thì có thể khắc chế nó, vậy chư vị chính là có thể làm nó tiêu và yếu đi, dần dần triệt để trừ bỏ nó đi. Nếu như chư vị cảm thấy ‘Tôi biết rồi, cũng sốt ruột rồi’, nhưng trên thực tiễn thì chư vị chưa thật sự khắc chế nó, ức chế nó, thật sự chư vị chỉ là ngưng lại tại chỗ chỉ là nhìn thấy, cảm thấy có loại hoạt động tư tưởng ấy, nhưng chư vị chưa có hành vi ức chế nó. Nói cách khác, chư vị chỉ là nghĩ đến đó chứ chưa tu trên thực tiễn. Còn một điểm nữa, chư vị nói ‘Tôi cũng chú tâm tu rồi, trên thực tiễn tôi cũng làm vậy rồi’, còn có, sẽ còn có loại tình huống đó. Là vì, những thứ được dung dưỡng mà thành qua thời gian lâu là đã bị sinh mệnh của cựu vụ trụ ấn vào đó những nhân tố phân chia ra thành các tầng; do đó, mỗi lần đột phá một tầng, thì hạ bỏ một tầng, đột phá một tầng, hạ bỏ một tầng, đột phá một tầng, hạ bỏ một tầng; vậy nên nó càng ngày sẽ càng yếu, càng ngày càng ít. Nó sẽ không lập tức [bị] tống khứ hoàn toàn, [mà] có biểu hiện như thế. Kể cả nhiều tâm người thường khác, cũng sẽ biểu hiện như thế.”
Tôi minh bạch ra mình cần phải dần dần triệt để trừ bỏ và làm kiền tịnh nó. Khi mâu thuẫn đến, tôi có thể ý thức rõ ràng tâm tật đố xuất ra mạnh mẽ, đồng thời nó kéo theo những loại tâm bất hảo khác biểu hiện ra. Thuận theo việc gia tăng học Pháp luyện công, tôi bắt đầu học cách dĩ Pháp vi Sư và chiểu theo yêu cầu của Đại Pháp mà làm.
Vấn đề tâm tật đố và chứng thực bản thân
Trước đây khi làm việc ở hạng mục, do tôi cảm thấy mình rất giỏi và có thể tự mình gánh vác một phần công việc nên tôi thường hay tranh chấp với đồng tu khi họ không đồng ý với cách nghĩ của tôi. Chủng loại tranh chấp này không phải là động thủ hay cãi lý trên bề mặt như người thường, mà chính là phẫn nộ bất bình trong tâm. Trên bề mặt, tôi khoác lên bộ dạng mọi việc đều ổn và giả bộ tiếp thụ lời nói của người khác, nhưng kỳ thực trong tâm rối loạn tứ bề.
Khi đối chiếu hành vi của mình với Pháp, tôi mới phát hiện ra mình có tâm chứng thực bản thân vô cùng mạnh mẽ. Tôi hiểu rằng đây chính là quan niệm vị tư của cựu vũ trụ. Tôi là một đệ tử Đại Pháp nên tuyệt không để cho chủng tâm này tồn tại, nhất định phải trừ bỏ nó!
Tâm chứng thực bản thân sinh ra từ tâm tật đố còn biểu hiện ở chỗ: lúc người khác tranh thủ học Pháp luyện công, tôi không biết nhanh chóng đuổi kịp sự tinh tấn không ngừng của các đồng tu, thay vào đó tôi bèn nghĩ: “Các bạn đều tinh tấn cả rồi, vậy tôi sẽ ra sao đây. Tôi nghĩ mọi người không được giỏi hơn mình …” Thuận theo việc học Pháp luyện công mỗi ngày, chủng tâm tranh giành hiếu thắng này bắt đầu có chiều hướng giảm bớt. Khi tôi chân chính học Pháp luyện công, ra ngoài giảng chân tướng chứng thực Pháp, làm ba việc đệ tử Đại Pháp nên làm trong thời kỳ Chính Pháp thì Sư phụ từ bi lại điểm hóa cho tôi:
“…khi chư vị đã tu luyện rồi, chư vị chính là đồng tu, ai nấy về thiên quốc của mình. Ai tu tốt người ấy trở về, không ai thay thế cho ai được.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007)
Tôi nghĩ đây thật sự là ai tu thì người ấy đắc được, vì sao mình cứ phải đi tu người khác cơ chứ? Tôi vẫn nhìn vào người khác mà tu, người tu luyện không có hình mẫu, con đường của mỗi người không giống nhau nhưng đều ở trong Đại Pháp tu bỏ các chủng tâm người thường, tẩy tịnh bản thân để theo Sư phụ về nhà.
Bây giờ mỗi lần tâm chứng thực bản thân nổi lên, tôi đều có thể cảm thấy nó và nhanh chóng đối chiếu hành vi xấu xa của mình với nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Đại Pháp. Có lúc mâu thuẫn đụng chạm đến nhân tâm khiến tôi rất khó chịu, cũng có lúc không giữ vững bản thân nên tôi buột miệng nói ra vài lời. Sau đó tôi liền cảm thấy rất hối hận. Lúc học Pháp tôi thường hay nhận được điểm hóa của Sư phụ khiến tôi bật khóc. Tôi nói với bản thân rằng mình đang bước đi trên con đường thành Thần nên mình không thể mang theo những chủng tâm của người thường. Một vị Thần sẽ không bị dao động vì người khác nói gì đó hay làm gì đó.
Tâm tật đố chính là vị tư
Khi liên tục đào sâu nội tâm của bản thân mình, tôi nhận thấy gốc rễ sinh ra tật đố chính là vị tư. Đầu tiên, tôi cần phải hướng nội tìm từ trong mọi việc, và xem đồng tu như chiếc gương soi cho bản thân mình. Tôi cần phải cảm ơn các đồng tu đã thúc đẩy mình tinh tấn. Tiếp đó, nếu như tôi vị tư thì làm thế nào để cứu độ chúng sinh đây? Sư phụ giảng:
“Chư vị đã biết rằng phương thức tu luyện của các đệ tử Đại Pháp là tu luyện giữa những người thường tại thế gian, trong tu luyện cũng là ‘trực chỉ nhân tâm’. Chấp trước của con người, những quan niệm can nhiễu đến chứng thực Pháp và cứu độ chúng sinh, đều nhất định phải bị trừ bỏ. Đối với người tu luyện đang trên con đường trở thành Thần, lẽ nào trừ bỏ những chấp trước vào nhân tâm và cải biến quan niệm lại khó khăn đến vậy sao? Nếu một người tu luyện mà ngay cả đến những thứ đó cũng không muốn buông bỏ, thì thể hiện của người tu luyện là gì?” (Càng về cuối càng tinh tấn, Tinh Tấn Yếu Chỉ III)
Ngoài ra, lúc người phụ trách điều phối việc nào đó đề xuất cách làm ra sao thì tôi cần phải lặng lẽ phối hợp cho tốt. Chỗ nào chưa làm được hoặc chưa làm tốt thì không được phàn nàn, bản thân mình lặng lẽ bổ sung làm cho tốt, như vậy mới xứng đáng với danh hiệu đệ tử Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Trước đây, tôi làm những việc tốt nhỏ nhặt với tâm mong muốn người khác công nhận mình. Bây giờ tôi làm chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn. Tôi nghĩ mục đích của chúng ta là giống nhau, đều là làm những việc chứng thực Pháp cho nên ai đến làm cũng được, dồn hết thời gian và tinh lực thì sẽ làm được tốt!
Kết luận
Trạng thái trước đây của tôi là khi có người nhà đốc thúc một chút thì tôi sẽ học một chút, không có ai đốc thúc thì tôi sẽ không học nữa. Từ lúc 5 tuổi đắc Pháp cho đến hôm nay, tôi đã phung phí khoảng thời gian hai mươi mốt năm. Trạng thái của tôi bây giờ là mỗi ngày đều có thể dậy sớm vào buổi sáng, sau khi đả tọa xong thì hai chân cảm thấy nhẹ nhàng giống như bay vậy. Hơn nữa, tôi học Pháp càng học càng thấy có tinh thần, học Pháp đến 11 giờ tối cũng không thấy buồn ngủ. Nếu muốn ngủ thì chỉ cần tôi mở YouTube lên là liền cảm thấy buồn ngủ. Đây là cảm giác tôi chưa từng trải qua từ nào đến giờ.
Khi tôi học Pháp luyện công và phát chính niệm đầy đủ thì giảng chân tướng sẽ dễ dàng. Chuẩn mực bài viết của tôi cũng đề cao lên theo. Lúc nghe đồng tu nói với tôi là “Bạn đề cao nhanh thật” hoặc “Bài văn của bạn viết rất tốt”, nếu như trước đây tôi sẽ sinh ra tâm hoan hỷ, nhưng bây giờ tôi luôn nhớ rằng trí huệ của mình là Sư phụ ban cho, chỉ cần mình học Pháp tốt, làm tốt ba việc thì mình sẽ có đề cao.
Cảm ân Sư tôn từ bi khổ độ! Con nhất định sẽ không phụ lòng Sư phụ và ân huệ của Đại Pháp, tu bỏ nhân tâm, làm việc gì trước tiên nghĩ cho người khác, gặp phải sự tình phiền não liền hướng nội tìm đối chiếu với Pháp. Con nhất định phải cùng Sư phụ về nhà, và trợ giúp các đồng tu cùng nhau quay về nhà. Chúng sinh trong vũ trụ của chúng ta đều đang chờ đợi chúng ta tinh tấn quy vị.
Thời gian thật sự không còn nhiều nữa! Chúng ta cần làm tốt ba việc Sư phụ yêu cầu và dũng mãnh tinh tấn trong đoạn thời gian cuối cùng này. Con xin cảm ân Sư tôn từ bi vĩ đại lần nữa, cảm ơn các đồng tu. Bên trên là một chút thể ngộ tu luyện cá nhân của tôi, nếu có chỗ nào chưa đứng trong Pháp, xin đồng tu từ bi chỉ rõ.
(Bài chia sẻ trình bày tại Hội Giao lưu Tâm đắc Thể hội Quốc tế trực tuyến năm 2020 của các học viên trẻ)
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/6/2/找到執著的根源修去妒嫉心-407097.html
Đăng ngày 06-06-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.