[MINH HUỆ 30-5-2002] Ghi chú của biên tập: Để tưởng niệm năm thứ mười một của cuộc thỉnh nguyện ôn hòa ngày 25 tháng 4, Minh Huệ trình bày một số bài viết đã được đăng trong quá khứ. Sư thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 được chú ý không chỉ vì tầm lớn rộng của nó, mà còn vì nó đặc biệt ôn hòa và trật tự. Khoảng 10,000 học viên qui tụ tại trung tâm Bắc Kinh ngày hôm đó, ôn hòa đòi quyền công dân của họ. Bộ máy tuyên truyền ĐCSTQ tuy nhiên trong mục tiêu càn quét Pháp Luân Công dưới chỉ thị lúc bấy giờ của Chủ tịch Đảng Giang Trạch Dân, đã bóp méo sự kiện cho mục tiêu của họ. Cho đến ngày nay, tuyên truyền ĐCSTQ vẫn buộc tội Pháp Luân Công vào “bao vây tổng hành dinh Trung Nam Hải của chính phủ’ ngày 25 tháng 4 năm 1999, dối gạt rằng 10,000 dân chúng tụ họp như vậy là một đe dọa bạo lực cho quốc gia và các lãnh đạo của nó. Không có gì xa sự thật hơn điều đó, dĩ nhiên, như cho thấy các loạt bài sau đây nhìn dưới những khía cạnh khác nhau.
Tại sao các học viên Pháp Luân Công thỉnh nguyện?
Cảnh sát Thiên Tân đã bắt khoảng 45 học viên đi làm sáng tỏ sự thật cho một bài báo nhục mạ Pháp Luân Công. Cảnh sát Thiên Tân bảo các học viên hãy mang thỉnh nguyện của họ đi đến Văn phòng thỉnh nguyện quốc gia cạnh Tổng hành dinh Trung Nam Hải. Họ đã làm đúng như vậy.
Tại sao các học viên thỉnh nguyện với Hội đồng trung ương?
Vào đầu tháng 6 năm 1996, Bộ tuyên truyền của Hội đồng trung ương ra chỉ thị cho các cấp chính phủ để chỉ trích Pháp Luân Công. Tin tức Nhật báo Quang Minh đã phát khởi cuộc tấn công đầu tiên với bài viết “Tiếng chuông báo động tiếp tục reo vang”. Văn phòng xuất bản tin tức sau đó cấm xuất bản, phân phát và bán các sách Pháp Luân Công. Trước ngày 25 tháng 4, cảnh sát khắp nơi đã bắt đầu tịch thu các sách Pháp Luân Công, và can nhiễu các nơi tập công. Sự bắt giữ các học viên của cảnh sát Thiên Tân là một sự leo thang của khủng bố. Sự rắc rối đã đến mức độ không thể giải quyết mà không có sự can thiệp của lãnh đạo cấp cao từ Hội đồng trung ương.
Có bao nhiêu người đã đi thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4?
Từ Cửa Nam của Công viên Bắc Hải đến phía Tây của Cửa Tây An, và từ đường Phủ Hữu đến lộ Tây của nó — chỉ hai nơi này, đã có ba mươi ngàn người. Các học viên đến sau bị ngăn ở các chu vi bên ngoài. Các học viên từ ngoại thành không được phép rời các trạm xe lửa, hoặc bị chận tại các trạm kiểm soát trên xa lộ và không được phép đi vào Bắc Kinh. Chính quyền Trung Quốc chỉ nhìn nhận con số giảm bớt lớn lao là mười ngàn người, nhưng con số thật là hơn đó rất nhiều.
Các học viên thỉnh nguyện đòi hỏi điều gì?
Có ba yêu cầu lúc bấy giờ:
1. Cảnh sát Thiên Tân thả ra các học viên Pháp Luân Công mà đã bị bắt đi giam.
2. Chấp thuận cho các học viên Pháp Luân Công một môi trường không thù địch để tập luyện.
3. Cho phép in các sách Pháp Luân Công.
Các người đi thỉnh nguyện cư xử cách ra sao?
Công viên Bắc Hải đến cửa Tây An là một đại lộ. Xe cộ qua lại trôi chảy êm ả suốt ngày hôm đó. Một số học viên tự động bảo đảm sự thông suốt của xe cộ và người đi đường. Các học viên bước đi dọc bờ đường, để cho người đi đường dùng được lề đường. Họ bình tĩnh và ôn hòa.
Sự thỉnh nguyện kết thúc ra sao?
Vào khoảng 10 giờ tối, một tin đến từ Cửa Tây của Trung Nam Hải: “Các đại diện đã trở lại, và họ đã chuyển các yêu cầu của các học viên đến các lãnh đạo của Hội đồng trung ương. Tất cả các học viên bị bắt bởi cảnh sát Thiên Tân đã được thả ra. Mọi người bây giờ có thể đi về nhà. Trong ít hơn 20 phút, tất cả các học viên đều đã rời đi.
Một trường hợp chưa được giải quyết:
Thủ tướng Chu Dung Cơ hỏi các đại diện lúc bấy giờ là họ đã đọc điều ông viết về Pháp Luân Công chưa. Các đại diện Pháp Luân Công nói rằng họ chưa bao giờ được thấy nó. Nhiều người tự hỏi ai đã giữ lại bức thư đó, và cách nào nó bị giữ lại. Điều này vẫn còn chưa minh bạch cho đến ngày nay.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/5/30/31057.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2010/4/22/116248.html
Đăng ngày: 29-05–2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.