Tên: Lưu Tân Niên
Giới tính: Nam
Tuổi: 57
Địa chỉ: Chung cư Hãng bảo hiểm tại Đường Thiên Uy, Huyện Thanh Nguyên, thành phố Bảo Định, Tỉnh Hồ Bắc
Nghề nghiệp: Chủ tịch văn phòng của Hội đồng kỷ luật ĐCSTQ tại Chi nhánh Bảo Định của Hãng Bảo hiểm Tài sản Cổ phần của Nhân dân Trung Quốc
Ngày chết: Ngày 20 tháng 4 năm 2009
Ngày bị bắt gần nhất: Tháng 6 năm 2003
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Bảo Định
Thành phố: Bảo Định
Tỉnh: Hồ Bắc
Hình thức bức hại: Sốc điện, lao động cưỡng bức, đánh đập, tra tấn, tống tiền, sa thải việc làm, kềm hãm thân thể
Người bức hại: Lính canh Trại lao động cưỡng bức Bảo Định Trương Thiến
[MINH HUỆ 28-8-2009] (Phóng viên từ Thành phố Bảo Định, Tỉnh Hà Bắc) Ông Lưu Tân Niên sinh ngày 15 tháng 1 năm 1952, và đã làm việc như chỉ huy trưởng tiểu đoàn tại Tỉnh Thanh Hải trước khi về hưu. Ông lương thiện và rất đáng tin cậy và làm việc trong một công ty tốt. Ông bị châm sốc điện tàn bạo với cùi điện tại Trại lao đông cưỡng bức Bảo Định, trực tiếp dẫn đến cái chết của ông ngày 20 tháng 4 năm 2009.
Ông Lưu Tân Niên
Ông Lưu phục vụ trong quân đội. Đoàn quân của ông được chỉ định đi tỉnh Thanh Hải vào các năm 1980. Làm việc trên Quận núi cao trong một thời gian lâu khiến cho ông bị bệnh tim độ cao, bệnh sa ruột dưới, và loét, nên ông rút khỏi quân đội đi về hưu. Từ 1985 cho đến 1997 ông thường bị đau ngực và luôn tự đấm ngực để cho dễ chịu. Ông đi nhà thương ba lần, và nơi sở làm ai cũng biết ông sức khỏe rất kém.
Vào tháng Mười 1997, ông Lưu bắt đầu tập luyện Pháp Luân Công, và những điều lạ lùng xảy ra nhanh chóng. Các bệnh của ông biến mất và ông lên cân, từ 130 lên đến170 pounds. Ông cảm thấy tốt cả thể chất lẫn tinh thần bằng cách đi theo Chân-Thiện-Nhẫn. Khi sự bức hại bắt đầu, ông đi Bắc Kinh để khiếu nại ngày 20 tháng 7 năm 1999, nhưng ông bị bắt, bị mang trở lại thành phố Bảo Định, và bị giam trong một trung tâm tẩy não tổ chức Trường mẫu giáo Thanh Niên bởi Phòng 610 quận Bắc Thị. Qua ngày thứ tư, chủ của ông bảo lãnh ông ra nhưng đặt ông dưới chế độ bắt giữ tại hãng ông trong 10 ngày và ép ông tẩy não.
Vào ngày đầu năm mới 2001, ông đi Bắc Kinh để thỉnh nguyện lần nữa và lại bị bắt và giam tại nhà tù quận Sùng Văn. Ông bị chửi mắng, đánh đập và vã vào mặt cho đến khi ông không còn nghe hoặc thấy điều gì nữa. Các lính canh cũng cởi hết đồ mặc của ông trong phòng tắm và đổ một chục thùng nước lạnh lên mình ông. Mười lăm ngày bị giam đã khiến ông trở về ốm o, và trở nên càng ngày càng yếu đuối.
Ông Lưu bị chuyển đến thành phố Bảo Định và đặt trong trại tẩy não thành phố Trác Châu. Ông rất yếu đuối khi ông đi vào trong trại và bị áp huyết thấp và triệu chứng đường trong máu. Ông phải chịu tẩy não hằng ngày, làm công việc lao động, và không được đủ ăn. Ông trải qua ba tháng rưỡi nơi đó, sống một cuộc sống rất khổ sở. Khi ông được thả ra, ông kéo lê thân thể yếu đuối của ông đi về nhà. Sau đó ông nói rằng khi kể lại câu chuyện của ông, “Tôi đầu tiên bị đau răng và sưng nứu răng, và xương gò má tôi bị đau khi đụng vào. Sau này xương vai và cánh tay tôi bị đau, và tôi không thể cử động chúng được dễ dàng, và tôi rất đau đớn khi phải cử động chúng. Tôi không thể ngủ yên vì cơn đau.”
Văn 610 thành phố Bảo Định tống tiền của hãng ông 30,000 nhân dân tệ vì ông từ chối bỏ tập luyện. Hãng ông áp lực ông để về hưu sớm và sau đó trừ tiền 30,000 nhân dân tệ trên tiền bồi thường về hưu của ông.
Vào tháng Sáu 2003, các đặc vụ An ninh nội địa huyện Thanh Uyển xông vào nhà ông Lưu, bắt ông, và lấy đi các sách Pháp Luân Đại Pháp của ông, chiếc xe máy, máy copy ảnh, máy tính, và một số tài liệu in. Họ thậm chí lấy cái túi xách của vợ ông và các vật liệu khác, trị giá hơn 26,000 nhân dân tệ. Họ vẫn chưa trã lại cho gia đình ông. Họ giam ông Lưu trong 15 ngày trong Trung tâm giam giữ Huyện Thanh Uyển, nơi đây ông bị đánh và tra tấn. Ông trên mình đầy vết bầm. Khi ông bị mang đi trại lao động, sức khỏe của ông xuống dốc trầm trọng, và ông bị những vấn đề tim nghiêm trọng đến độ các viên chức Trại lao động thành phố Bảo Định từ chối nhận ông. Ông bị mang trở lại Sở cảnh sát huyện Thanh Uyển. Các viên chức một lần gọi gia đình ông, và họ dường như muốn thả ông, nhưng nhiều ngày sau, họ mang ông đi trại lao động để kết án hai năm tù.
Khi vào trại lao động, ông bị sốc điện tàn nhẫn bằng dùi cui điện bởi lính canh Trương Thiến. Trương la lớn,”Đứng cạnh vách tường và không được cử động!” Hắn ta liếc mắt nhìn ông Lưu, mà vào khoảng tuổi của cha hắn, và dùng một dùi cui điện 20,000 volts để sốc điện ông Lưu khắp mình mẩy. Hắn biết ông Lưu bị vấn đề tim, vì vậy hắn cẩn thận để không tạo ra sự đứng tim, nhưng hắn châm điện giựt những vùng đau nhất, các bộ phận kín của ông. Ông Lưu giẩy dụa trong đau đớn và khóc, vặn vẹo cho đến khi Trương mệt và dùi cui điện hết điện. Sau đó, ông Lưu cảm thấy toàn thân ông bị đau và tê cứng, và dáng đi của ông thay đổi do vì cái đau nơi các phần kín. Ông bước đi với cái lưng còng ra phía trước và hai chân dang ra.
Cửa chính Trại lao động cưỡng bức Thành phố Bảo Định
Thay vì bị khiển trách, Trương Thiến nhận được tiền thưởng vì tra tấn ông Lưu. Khu nhà giam số một của Trại lao động Bảo Định được thưởng toàn nhóm xuât sắc đầu tiên. Lính canh số một Lý Đại Dũng (nằm trong danh sách ‘Cấm vào nước’ của Cảnh sát cưỡi ngựa Hoàng gia Canada) được ban cho phần thưởng cá nhân xứng đáng số một và thăng cấp lên phó giám đốc năm sau, và giám đốc ĐCSTQ Lưu Vĩnh Vượng cũng nhận được phần thưởng cá nhân xứng đáng nhất.
Nhiều tù nhân nhìn thấy ông Lưu đau đớn vô cùng, và ông thường bấm vào đôi chân của mình và đấm vào ngực của mình cho bớt đau. Một học viên nhớ rằng khi nhìn thấy ông Lưu nơi trại, anh ta nghĩ rằng ông đang nhìn một người tù từ trại tập trung của thế chiến thứ nhất. Ông là một người cao, nhưng cơ thể của ông chỉ cân nặng khoảng 110 pounds. Khi gia đình ông hỏi ông có bị đánh trong trại không, ông không bao giờ muốn nói về nó, vì vậy chúng tôi không biết các chi tiết cách nào ông bị tra tấn ngoài cách sốc điện bằng dùi cui điện. Chúng tôi hy vọng những ai mà biết về sự thật hãy giúp đỡ để phơi bày chúng.
Ông Lưu không có nhận được một sự chữa trị nào cả nơi trại, và sức khỏe của ông không phục hồi cả sau khi được thả về nhà, nơi ông chết ngày 29 tháng 4 năm 2009. Quản lý địa phương thường quấy nhiễu và hăm dọa ông tại nhà, khiến cho ông càng bị áp lực tinh thần lớn lao.
Viết ngày 27 tháng 8 năm 2009
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/8/28/207303.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/2/110509.html
Đăng ngày 11-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.