[MINH HUỆ 14-09-2009] Nhiều học viên Pháp Luân Công đang bị giam tại Đội số 4 của Trại lao động Thạch Gia Trang, Tỉnh Hà Bắc. Để buộc các học viên từ bỏ đức tin của họ vào Chân-Thiện-Nhẫn, các lính canh ở đây tra tấn tàn bạo và làm nhục các học viên. Hậu quả, một số học viên bị bức thực, và họ nôn ra máu.

Lính canh Triệu Viện và Lưu Á Mẫn phụ trách việc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở đây. Cả hai đều được chuyển từ Trại Lao động Cao Dương tại Tỉnh Hà Bắc. Những người khác đã tham gia vào cuộc bức hại gồm có Tùng Thục Quyên, Trương Giai và những người khác. Từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 11 năm 2008, cuộc bức hại đã gia tăng vì Thế Vận Hội.

Khi các học viên làm sáng tỏ sự thật ở trại lao động, lính canh Triệu Viện dán băng dính vào miệng của họ. Bên dưới là một vài cuộc bức hại đã xảy ra ở đó:

1. Bà Lý Kiến Anh là một học viên tại Sa Hà của Thành phố Hình Thai. Một tối vào đầu tháng 6, các lính canh khiêng Lý Kiến Anh ra khỏi phòng giam và cố ép buộc bà từ bỏ sự tu luyện của bà. Sau một tuần lễ, do tra tấn, Lý Kiến Anh không thể tự săn sóc bản thân nữa. Các lính canh hạn chế các hoạt động của bà và không cho phép bà giao tiếp với bất cứ ai. Một ngày kia, có người nhìn thấy mặt bà sưng nặng nề vì bị đánh đập.

2. Năm học viên bị giam trong hơn 10 tháng, kể có Vương Hồng Mai từ Thành phố Lan Phường và bốn người từ Thành phố Tân Tập (Dương Lợi Vân, Phương Hoa, Vương Tú Mai và Từ Vĩnh Hồng). Họ bị cấm dùng nhà tắm và không được phép liên lạc với những người khác. Họ phải tiểu tiện và đại tiện trong một phòng nhỏ tối và ẩm thấp. Các cảnh binh không cho phép họ đi tắm hoặc thay áo quần. Mỗi ngày họ bị còng tay và buộc ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ. Nếu các học viên Pháp Luân Công tuyệt thực để khiếu nại, các lính canh sẽ bức thực họ và cố tình làm tổn thương nội tạng của họ. Các lính canh nói mỗi cuộc bức thực là phí tổn 50 nhân dân tệ. Vì sự bức thực, một số học viên Pháp Luân Công đã nôn ra máu.

3. Bà Lý Chuyển là một học viên từ Thành phố Tân Tập. Do bức hại, bà phát bệnh khí thũng và ho mỗi ngày. Các lính canh không cho phép bà nghỉ ngơi và không thả bà ra để trị bệnh. Thay vì vậy, các lính canh nói rằng bà giả vờ bệnh và buộc bà đến nơi lao động để làm việc.

4. Bà Cao Tố Anh là một học viên từ Thành phố Lang Phường. Do bức hại, bà phát bệnh u tử cung. Cái u lớn hơn quả trứng. Tử cung bà chảy máu liên miên trong hơn 40 ngày. Mức độ hồng huyết cầu chỉ có 5.7 gam. Mặc dù như vậy, các lính canh nói rằng bà giả vờ bị bệnh. Họ không cho phép bà đi khám bác sĩ, nhưng thay vì vậy buộc bà đi làm lao động.

5. Bà Phương Hoa là một học viên từ Thành phố Tân Tập. Bà bị tàn tật và trở nên tệ hơn vào mùa đông. Các lính canh ra lệnh cho bà đi làm lao động, nhưng bà từ chối. Các lính canh buộc bà đứng trong nhiều ngày. Khi Phương Hoa có kinh nguyệt, lính canh nữ Lưu Á Mẫn (trong Đội số 4) kêu tù nhân Nhạc Khôi đổ nước lạnh vào quần của Phương Hoa và không cho phép bà đi thay băng vệ sinh. Lưu Á Mẫn cười bà nói rằng, “Thế bà không chịu được một chút sự trừng phạt này hay sao?”

6. Cô Lưu Binh Hoan là một học viên 19 tuổi từ Thành phố Hình Thai. Để buộc cô từ bỏ sự tu luyện, các lính canh buộc cô đứng trong nước trong 70-80 giờ.

7. Bà Lý Văn Tú là một học viên từ Thành phố Thạch Gia Trang. Các lính canh không cho phép bà ngủ. Mỗi khi bà nhắm mắt, họ cấu bà.

8. Cũng có một học viên vào khoảng 50 tuổi mà làm việc trong hệ thống luật pháp tại thành phố Hình Thai. Bà bị gửi đi trại lao động ba lần. Lần này bà bị giam bất hợp pháp trong hơn 20 ngày. Do bức hại, bà trở nên mê sảng và không thể tự săn sóc. Các lính canh nói với các tù nhân Trương Hội Thanh và Sử Lợi Quyên tiếp tục bức hại bà.

9. Bà Lý Ngọc Khiết là một học viên vào khoảng 30 tuổi có bằng tiến sĩ. Bà bị chuyển đến Trại lao động Thạch Gia Trang từ Bắc Kinh. Lý Ngọc Khiết tuyệt thực để phản đối cuộc bức hại. Các lính canh bảo các tù nhân đánh đập bà tàn nhẫn.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/9/14/208308.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/9/26/111104.html
Đăng ngày: 11-05-2010; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.

Share