Bài viết của Thư Đồng

[MINH HUỆ 14-04-2020] Cụm từ “thác ái” không mang ý nghĩa là “yêu sai”, mà nó có ý tứ là yêu một cách hồ đồ, yêu một cách lầm lẫn.

Lấy tình yêu xui khiến thành thù hận

Tình yêu là sự cảm thông của nhân loại. Nó là một trong những loại tình cảm vĩnh hằng của nhân loại. Hai chủng loại tình cảm ‘yêu’ và ‘hận’ cần phải có sự phân biệt rõ ràng về mặt đạo nghĩa và cảm thụ tự nhiên.

Cuốn nhật ký được viết trong những ngày phong tỏa thành phố của một nhà văn sinh sống ở Vũ Hán đã nhận phải sự công kích mạnh mẽ từ một nhóm “người yêu nước” ở Đại lục. Trong khoảng thời gian thành phố Vũ Hán bị phong tỏa, nữ nhà văn đã dùng hình thức nhật ký để ghi chép lại về vận mệnh chân thật của bản thân cô cũng như vận mệnh của những người dân Vũ Hán. Dưới bối cảnh dịch bệnh Vũ Hán nghiêm trọng bất thường và ĐCSTQ phong tỏa nghiêm ngặt về chân tướng dịch bệnh, nữ nhà văn đã thuật lại cho thế giới bên ngoài hiểu rõ về những câu chuyện bi thương của người dân Vũ Hán, nỗi vất vả của các nhân viên y tế cùng với sự điên cuồng và tội lỗi trong thể chế quan liêu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Trong cuốn nhật ký, cô cũng nêu ra những lời chất vấn đối với giới quan chức của ĐCSTQ.

Đối diện với áp lực và công kích, nữ nhà văn bình thản nói: “Đây đều là những điều chân thật, không có dối trá.” Vào lúc cuốn nhật ký sắp sửa được xuất bản ở nước ngoài, cô ấy đã nói rằng: “Hôm nay tôi vẫn thấy có người muốn lập nhóm để xóa đi những điều tôi đã viết. Tuy tôi không có cách nào để đối phó với họ, nhưng tôi rất muốn biết rốt cuộc những kẻ hậu thuẫn cho họ là loại người như thế nào.”

Người dẫn chương trình trước đây của Đài truyền hình CCTV phơi bày bộ mặt nhục nhã của ĐCSTQ như sau: “Tôi đã từng có may mắn gặp gỡ với hơn 150 kênh truyền thông chính phủ trong vòng một tuần. Ngoại trừ các kênh truyền thông chính phủ ra, hệ thống truyền thông nêu trên được phân thành ba bộ phận. Bộ phận thứ nhất là lưu manh vô lại, chỉ cần có tiền việc gì chúng cũng dám làm… Phần lớn các nhà văn cũng cảm thấy bó tay bất lực với chúng. Bạn giải thích bất cứ điều gì cho chúng cũng đều là vô nghĩa. Nếu bạn mắng chửi chúng thì cuối cùng bạn sẽ trở thành kiểu người lưu manh đó. Còn có một bộ phận gọi là ‘những kẻ chuyên nói lời rác rưởi trên mạng’. Nếu như bạn khai chiến với những kẻ rác rưởi này thì cần phải hiểu rõ hai điểm như sau: Một là, chỉ có khai chiến chứ không có đình chiến, chúng sẽ bám theo bạn cả đời. Thử hỏi bạn có muốn như vậy không? Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng chưa? Dù cho bạn làm bất cứ việc gì, chúng đều nhúng tay vào để phá đám khiến cho bạn không cách nào sống yên ổn. Hai là, bạn buộc phải hạ thấp bản thân và phẩm giá đạo đức của mình để sử dụng những lời chửi rủa, và đây chính là một loại vũ khí thông dụng trên chiến trường.”

Sau khi che đậy sự thật, tình yêu sẽ bị nhồi nhét và xui khiến biến thành thù hận. Vì để tiêu hủy sự thật, loại thù hận này sẽ được ĐCSTQ tô điểm thành “lòng yêu nước” cao thượng.

Tình yêu không nên trở thành điều chứng thực cho thù hận, ĐCSTQ không phải là đất nước Trung Quốc

Văn hóa là một phương thức xác nhận thân phận về bản chất nhất để phân biệt một dân tộc và một quốc gia. Cội nguồn văn hóa Trung Quốc có lịch sử vô cùng xa xưa gắn liền với nền văn hóa Thần truyền 5.000 năm huy hoàng của Nho gia, Phật gia và Đạo gia. Kể từ khi ĐCSTQ lên nắm quyền, nó đã cưỡng chế nhồi nhét học thuyết đấu tranh vô Thần luận của Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông vào người dân Trung Quốc. Về căn bản, ĐCSTQ không thể đại biểu cho đất nước Trung Quốc và nó cũng không phải là Trung Quốc.

Đối với một con người hay một quốc gia, nền văn hóa truyền thống luôn giảng về hai chữ “đạo nghĩa”. Con người có thể thay đổi cách nhìn đối với sự vật, nhưng con người tuyệt không thể thay đổi nguyên tắc xử thế. Ngược lại, ĐCSTQ luôn lật lọng tráo trở, biến đổi tình yêu và thù hận chỉ trong phút chốc. ĐCSTQ kích động thù hận của người dân Trung Quốc đối với nước Mỹ, cho nên rất nhiều người xem lòng thù hận đối với nước Mỹ là cảnh giới cao nhất của lòng yêu nước. Họ không mảy may biết rằng ĐCSTQ đã từng cung phụng nước Mỹ như Đấng Cứu Thế.

Trước khi ĐCSTQ cướp chính quyền, vào ngày Quốc Khánh Mỹ 4/7 năm 1934 và 1944, ĐCSTQ đã từng liên tục ca ngợi nước Mỹ với thể chế dân chủ trên tờ “Tân Hoa Nhật Báo”. ĐCSTQ nhấn mạnh rằng: “Từ thuở ấu thơ, chúng tôi thấy rằng nước Mỹ là một quốc gia vô cùng thân thiện. Chúng tôi tin tưởng như vậy bởi vì nước Mỹ đã không lấn chiếm đất đai của Trung Quốc và không phát động chiến tranh xâm lược Trung Quốc.”

“Người Trung Quốc xin cảm ơn ‘lúa mạch của nước Mỹ’, cảm ơn ‘khoản tiền đền trả của nước Mỹ’, xin cảm ơn về tất cả những món quà và sự giúp đỡ từ nước Mỹ kể từ khi chiến tranh chống Nhật.”

“Chúng tôi tuyệt đối tin rằng biển Thái Bình Dương không thể chia cắt tình bạn giữa những người dân Trung Quốc và Mỹ. Trong tình cảnh khó khăn, trong tâm chúng tôi luôn mong ngóng về thế giới phương Tây …”

Ở cuối bài xã luận còn có đoạn ca tụng: “Ngày 4 tháng 7 vạn tuế! Nước Mỹ dân chủ vạn tuế!”

Chỉ cần đạt được mục đích lừa dối lòng người thì ĐCSTQ sử dụng khẩu hiệu dân chủ cũng không được tính là gì đáng kể. Thời đó, thật sự đã có rất nhiều thanh niên yêu nước dũng cảm đi đến Diên An. Sau năm 1949, những bậc thầy của chính quyền Quốc Dân thời đó cũng tin theo lời nói hoa mỹ của ĐCSTQ ở lại Đại lục. Vận mệnh sau này của họ không thể nào so sánh với những nhân sĩ đã quyết định di cư sang Đài Loan. Hồ Thích và người con trai Hồ Tư Đỗ đều là những ví dụ điển hình.

Ba năm sau khi ĐCSTQ cướp lấy chính quyền, vì để trợ giúp Kim Nhật Thành (Kim Il-sung) xâm lược Hàn Quốc, ĐCSTQ đã khai chiến với quân đội Liên Hợp Quốc do quân đội Mỹ dẫn đầu trên chiến trường Triều Tiên. Đồng thời, ĐCSTQ mô tả cuộc chiến tranh xâm lược này thành cuộc chiến chính nghĩa “giúp đỡ Triều Tiên chống lại nước Mỹ để gìn giữ nước nhà”. Nước Mỹ từ một Đấng Cứu Thế đột nhiên biến thành “đế quốc chủ nghĩa tà ác”.

Vào tháng 10 năm 1950, ĐCSTQ công bố “chỉ thị của Ban chấp hành trung ương ĐCSTQ về vấn đề tuyên truyền thời sự” như sau: “Kiên quyết tiêu hủy tư tưởng phản động thân Mỹ và tâm lý sợ hãi nước Mỹ, cùng với thái độ thù hận và khinh miệt đã được dưỡng thành đối với chủ nghĩa đế quốc Mỹ”.

Ở nông thôn, người nông dân vốn dĩ không hề có chút khái niệm gì về nước Mỹ, nhưng ĐCSTQ biết rất rõ nông dân Trung Quốc thù hận người Nhật cho nên nó đã dẫn dắt nông dân từ thù hận nước Nhật chuyển sang thù hận nước Mỹ. ĐCSTQ nói dối nông dân Trung Quốc là chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã thực thi “Chính sách Tam quang mới” (đốt hết, giết hết, cướp hết) trên mảnh đất Triều Tiên giống như quân xâm lược Nhật đã từng làm trước đây. ĐCSTQ lừa gạt người dân rằng “chủ nghĩa đế quốc trên thế giới đều ăn thịt người”, tuyên truyền đế quốc Mỹ “đang dẫm lên con đường của quân xâm lược Nhật”, cuối cùng gây ra hết thảy đau khổ và tội ác “chủ nghĩa đế quốc Mỹ là kẻ thù lớn nhất trước mắt.”

Tờ “Văn Vị Báo” thời đó đã đăng tải một bài gọi là thơ ca, nhưng thực chất là những lời nói cuồng loạn: “Ai đã nợ chúng ta những khoản nợ cũ, giờ lại thêm vào món nợ máu mới?… Là ai? Là ai? Là ai? – Chính là kẻ xâm lược chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Nước Mỹ là con quỷ! Nước Mỹ là con quỷ! Nước Mỹ là con quỷ! Ai đã uống máu người dân Triều Tiên? Ai đã uống máu người dân Trung Quốc? Ai đã uống máu người dân trên thế giới? Ai đã uống máu người dân Mỹ? Là ai? Là ai? Là ai? – Chính là kẻ xâm lược chủ nghĩa đế quốc Mỹ!”

Dưới sự tẩy não lặp đi lặp lại cường độ cao với quy mô lớn, “đế quốc Mỹ” tự nhiên trở thành hóa thân của “tà ác” và sự xâm lược của ĐCSTQ biến thành hành động chính nghĩa kêu gọi người dân chiến đấu chống lại kẻ thù chung. Hàng triệu người dân Trung Quốc đã trở thành bia đỡ đạn cho ĐCSTQ trong cuộc chiến tranh Triều Tiên.

Thủ đoạn tạo ra thù hận và châm ngòi chiến tranh này được ĐCSTQ vận dụng một mạch cho đến hôm nay. Vì để sự lừa dối trở nên chuyên nghiệp hơn, tinh tế hơn và có tính mê hoặc cao hơn, ĐCSTQ đã chế tạo ra một thuật ngữ mới mẻ gọi là “thế lực phản Hoa”.

Gốc rễ của thứ tình cảm chủ nghĩa dân tộc thực chất không phải là tình yêu, nói cho cùng nó chính là một loại thù hận, một loại tình yêu lầm lẫn biến dị đã bị ĐCSTQ lừa dối. Trong giá trị quan của chủ nghĩa cộng sản vốn không có tình yêu, nó chỉ có thù hận và ngụy biện.

Tình yêu không nên trở thành điều chứng thực cho thù hận. Chúng ta hãy thử suy ngẫm một chút, giả dụ một người yêu mến vợ mình thì cần phải ghét người phụ nữ gia giáo ở nhà hàng xóm, hay một người muốn yêu mến cha mẹ mình thì cần phải miệt thị cha mẹ của người khác, rốt cuộc tình yêu như thế này có thể gọi là tình yêu hay không? Ghét nước Mỹ, ghét nước Nhật, ghét xã hội dân chủ phương Tây có thật sự là yêu nước hay không? Việc yêu mến bản thân mình cần phải dựa trên cơ sở căm ghét người khác hay sao? Chẳng phải nói rằng nhân loại chỉ có một ngôi nhà thôi sao? Vậy rốt cuộc ai mới là kẻ đang chia rẽ thế giới đây?

Hàng hóa giả của ĐCSTQ không mua được tình yêu đích thực

Tục ngữ có câu: “Tình yêu không thể cưỡng ép, hai người yêu nhau phải dựa trên sự tự nguyện.”

Gần đây, ĐCSTQ đã lợi dụng dịch bệnh bùng phát trên toàn cầu để vận chuyển những vật tư y tế kém chất lượng sang phương Tây nhằm để gieo mầm “tình yêu thương”. Đồng thời, ĐCSTQ mượn cơ hội đó để bành trướng hình tượng cường quốc trước mặt người dân trong nước. Nó không ngờ rằng xã hội quốc tế đã nhất loạt từ chối tiếp nhận vật tư y tế từ Trung Quốc. Đồng thời, xã hội quốc tế cũng lần lượt truy cứu trách nhiệm đối với việc ĐCSTQ xử lý chậm trễ, cố ý che giấu và tạo số liệu giả về dịch bệnh khiến cho đại dịch lây lan ra toàn thế giới. Đối diện với vụ việc này, ĐCSTQ lại tiếp tục lừa gạt người dân với chiêu bài “thế giới thù hận Trung Quốc”.

Điều này có thật sự là như vậy chăng? Làm thế nào mà thế giới “thù hận” Trung Quốc vậy? Rốt cuộc là thế giới thù hận Trung Quốc, hay là thế giới cảm thấy ghê tởm với ĐCSTQ?

Vào ngày 12 tháng 4, Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia) đăng tải bài “Các quốc gia châu Âu lần lượt chỉ trích vật tư y tế phòng dịch của Trung Quốc kém chất lượng” như sau: “3,5 triệu bộ xét nghiệm virus corona chủng mới của Anh nhập khẩu từ Trung Quốc đều có chất lượng kém.” Theo báo cáo tuần này của tờ Daily Mail (Anh) cho biết, những ngày gần đây Bộ Y tế Anh đã lên tiếng rằng kết quả kiểm tra từ những bộ xét nghiệm này đều không chuẩn xác và họ đang kêu gọi phía Trung Quốc hoàn lại tiền. Trước đó, Cộng hòa Séc và Tây Ban Nha cũng cho biết bộ xét nghiệm nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ đạt chất lượng khoảng 20% đến 30%. Hồi cuối tháng 3, Chính phủ Hà Lan đã cho thu hồi toàn bộ 600.000 khẩu trang có xuất xứ từ Trung Quốc vì không đạt chất lượng. Chính phủ Slovenia cũng tuyên bố hàng triệu bộ xét nghiệm của Trung Quốc cho kết quả không chính xác cần phải lập tức bỏ đi. Chính phủ Ireland đã gửi tối hậu thư cho Trung Quốc vào tuần trước chỉ trích rằng họ đã nhập khẩu vật dụng bảo hộ cá nhân trị giá gần 200 triệu đô từ Trung Quốc nhưng trong số đó có 20% hoàn toàn không sử dụng được.

Những tin tức này ít nhất đã nói với chúng ta một số sự thật như sau:

1) ĐCSTQ đã bán vật tư y tế cho các nước trên thế giới chứ không phải là viện trợ miễn phí.

2) ĐCSTQ đã bán hàng giả kém chất lượng cho các nước trên thế giới.

3) Các quốc gia yêu cầu trả lại hàng hóa dựa trên quy tắc công bình giao dịch. Người dân Trung Quốc mua phải hàng giả trên Taobao cũng phải trả lại, huống chi là xuất hiện những vật tư y tế giả kém chất lượng trong giai đoạn các nước trên thế giới đang phải đối diện với nguy cơ dịch bệnh nghiêm trọng. Trả lại hàng giả là một hành vi hợp pháp để người tiêu dùng bảo vệ quyền lợi của mình và không có liên quan gì đến thù hận.

Người viết xin nói một cách đơn giản về vấn đề xã hội quốc tế truy cứu trách nhiệm. Kỳ thực việc lưu hành tin tức rất giống với lưu thông hàng hóa. Mọi người đều biết một đạo lý là khi mua hàng thì cần phải tham khảo và đối chiếu từ nhiều cửa hàng khác nhau. Như vậy, chất lượng chân thật của nguồn tin tức đã bị kiểm duyệt rốt cuộc là gì? Nguồn tin tức về dịch bệnh của ĐCSTQ không có tính minh bạch rõ ràng, chúng bị phong tỏa và kiểm duyệt bởi chính quyền cho nên đã khiến toàn thế giới cảm thấy nghi ngờ.

Vào ngày 9 tháng 4, Thời báo “New York Times” có báo cáo như sau: “Những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo nước ngoài, cho đến người lãnh đạo đất nước anh em của Trung Quốc là Iran, đã không ngừng chỉ trích và chất vấn về số người nhiễm bệnh cũng như số người tử vong do ĐCSTQ cung cấp.”

Thời kỳ đầu khi dịch bệnh bùng phát vào tháng 1 năm nay, ĐCSTQ đã sớm lên tiếng “có thể phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh” cho đến khi chính phủ đột nhiên ra lệnh phong tỏa thành phố vào ngày 23 tháng 1, sau đó Chính phủ Mỹ đã đề nghị đưa nhóm 13 người bao gồm các y bác sĩ và chuyên gia về dịch bệnh truyền nhiễm đến trợ giúp Vũ Hán lên kế hoạch nghiên cứu đối phó với virus nhưng ĐCSTQ đã nhiều lần từ chối việc này. Tổ chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lúc đó cũng bị ĐCSTQ từ chối. Đến tháng 2, ĐCSTQ miễn cưỡng đồng ý cho Tổ chuyên gia của WHO nhập cảnh Vũ Hán nhưng về căn bản là không cho phép họ đi vào trong vùng xảy ra dịch bệnh. Trước ngày 23 tháng 1, đã có 5 triệu người rời khỏi Vũ Hán và có khoảng vài trăm nghìn người xuất cảnh ra nước ngoài. Trong công tác phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh hậu kỳ của ĐCSTQ, dữ liệu được công bố mỗi ngày căn bản là không phù hợp với quy luật lây lan của bệnh truyền nhiễm. Những điều này đã tạo thành khó khăn cho việc phòng ngừa kiểm soát dịch bệnh trên toàn cầu và mang đến nỗi lo lắng cho xã hội quốc tế. Tóm lại, ĐCSTQ không phải chịu trách nhiệm cho những chuyện này hay sao?

Giả sử bạn là ông chủ của một trong số rất nhiều công ty ở một khu công nghiệp, đột nhiên nhà xưởng của công ty bên cạnh bị cháy, lửa cháy càng ngày càng lớn, các công ty xung quanh đó đều vội vã giúp chữa cháy, nhanh chóng di dời công nhân ra khỏi xưởng và tìm kiếm nơi gây ra đám cháy, rồi có người đi báo cảnh sát, lúc này người chủ công ty lại một mực từ chối không cho người khác đi vào nhà xưởng, lúc xe cứu hỏa đến thì người này cũng không cho vào. Cho đến khi đám cháy thiêu rụi tất cả các nhà xưởng ở xung quanh. Bạn thử nói xem người ta có nên đi tìm người này để truy cứu trách nhiệm hay không? Thế nhưng, người này không những không thừa nhận trách nhiệm của mình, mà còn dám nói với người dân và các công nhân của mình là: ‘Tuy ngọn lửa xuất phát từ nhà xưởng của tôi, nhưng người phóng hỏa là Trương Tam, Lý Tứ, Vương Ngũ. Vậy rốt cuộc ai là kẻ phóng hỏa? Trước tiên, tôi từ chối không cho phép các nhân viên cứu hỏa vào trong dập lửa để xem nguyên nhân rốt cuộc nằm ở đâu?’

Trên thực tế, việc ĐCSTQ tuyên bố dịch bệnh trong nước đã thuyên giảm chính là nó đang sắm vai anh hùng cứu hỏa biểu diễn cho xã hội quốc tế xem. Đương nhiên, việc này sẽ làm dấy lên sự phản cảm của các quốc gia trên thế giới. Thời báo “New York Times” có báo cáo như sau: “Một nhà ngoại giao cấp cao ở châu Âu cho biết việc viện trợ cho đại lục châu Âu chỉ là một cái mũ để che đậy dã tâm chính trị của ĐCSTQ. Một quan chức của Brazil ám chỉ rằng dịch bệnh lần này là một phần trong kế hoạch ‘bá chủ thế giới’ của ĐCSTQ.”

Tình yêu vẫy gọi sự tôn nghiêm và cự tuyệt lời dối trá

Ngày 4 tháng 4, ĐCSTQ đã phô trương tổ chức lễ quốc tang cho các nạn nhân trong đại dịch Vũ Hán ngay dịp tiết Thanh Minh. Có cư dân mạng chia sẻ: “Lời chia buồn của ĐCSTQ giống như chồn cáo khóc thương cho gà.” Lật lại lịch sử, số người tử vong trong những lần vận động chính trị sau khi ĐCSTQ kiến lập chính quyền luôn là một con số bí mật. Nào là, Cải cách ruộng đất giết hại địa chủ, vận động Trấn phản, Nạn đói lớn ba năm, Đại Cách mạng văn hóa, sự kiện Lục Tứ trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989, bức hại Pháp Luân Công. Việc tìm hiểu về con số thương vong trong các lần vận động này ở Đại lục sẽ bị ĐCSTQ xem như là hành vi phản động và có động cơ ngầm phía sau. Tương tự như vậy, không một ai biết được số người tử vong trong dịch SARS năm 2003, trận động đất Vấn Xuyên năm 2008 và dịch viêm phổi Vũ Hán hiện nay.

Vào ngày 23 tháng 3, Cơ quan chính quyền Vũ Hán đã thông báo cho người nhà của các bệnh nhân qua đời trong dịch bệnh đến nhận lãnh tro cốt. Trên mạng xã hội Twitter có người đăng tải đoạn phim cho thấy người ta đứng xếp hàng dài trước cửa Nhà tang lễ Vũ Xương, cảnh sát mặc thường phục và nhân viên công tác xã hội đứng vây khắp chung quanh những người đi lãnh tro cốt, chỉ cần ai rút điện thoại di động ra quay phim liền bị cưỡng chế dừng lại. Vũ Hán có tổng cộng 8 nhà tang lễ, mỗi nhà tang lễ phân phát 500 hũ tro cốt mỗi ngày. ĐCSTQ thông báo phân phát tro cốt cho đến tiết Thanh Minh, như vậy trong thời gian 12 ngày đã phân phát được 48.000 hũ tro cốt (= 8 x 500 x 12). Đây chỉ mới là một phép tính đơn giản, trên thực tế không có cách nào để biết con số tử vong thật sự. Thế nhưng con số tử vong do ĐCSTQ công bố chỉ vỏn vẹn có hơn 3.000 người. Thử hỏi 45.000 người chết còn lại sẽ được ĐCSTQ đưa vào diện thống kê nào đây! Có lẽ, ĐCSTQ đã sớm chuẩn bị tốt những hình thức thống kê để đối phó với những tình huống khác nhau.

Lúc đối diện với số liệu công khai về dịch bệnh từ các nước trên thế giới thì con số tử vong ở Trung Quốc tất nhiên sẽ được xử lý giảm bớt bằng “lòng yêu nước”. Ngay cả 45.000 người chết kia cũng không đáng bằng một con số của ĐCSTQ.

Vào ngày 4 tháng 4, Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) công bố đoạn video đăng tải trên Twittter với tiêu đề như sau: “‘Con trai à, cha không muốn chết…’ Một nắm tro tàn: Sự tôn nghiêm của người quá cố và việc mai táng dưới sự giám sát theo dõi ở Vũ Hán”. Đoạn lời thoại trong video như sau: “Đã sắp đến tiết Thanh Minh nhưng Trương Quân vẫn chưa nhận được tro cốt của cha mình. Cha của Trương Quân đã qua đời vì virus corona vào ngày 1 tháng 2. Trương Quân nói với VOA rằng thành phố Vũ Hán có quy định là gia quyến của những bệnh nhân qua đời do virus corona phải ‘đồng hành với đơn vị và tổ chức công tác xã hội trong toàn bộ quá trình’ thì mới có thể nhận được tro cốt của người thân. Họ ra lệnh cho người dân phải lập tức mang đi chôn cất sau khi nhận được tro cốt. Trương Quân cảm thấy mình bị theo dõi trong toàn bộ quá trình đó cho nên anh ấy đã từ chối làm theo. Trương Quân nói anh ấy làm như vậy là để giữ lấy sự tôn nghiêm cuối cùng cho cha anh.”

Trương Quân còn nói: “Toàn bộ quá trình đó khiến tôi cảm thấy không cam tâm và tôi cũng không muốn làm. Đây là một nhiệm vụ chính trị, tôi cho rằng đây không phải là một quá trình mai táng bình thường. Nó chỉ là hoàn thành cho xong nhiệm vụ.”

Bên cạnh đó, Trương Quân cũng tiết lộ trong đoạn video này, vào ngày 31 tháng 3, người đứng đầu trong nhóm gia quyến của bệnh nhân qua đời vì viêm phổi Vũ Hán đã bị công an triệu tập. Công an đã cưỡng chế cướp lấy điện thoại cầm tay của ông ấy và ép buộc nhóm họ phải giải tán. Bản thân Trương Quân cũng từng bị công an gọi điện thoại quấy nhiễu năm lần. Đối diện với máy quay video, Trương Quân buồn bã và bình tĩnh nói: “Kỳ thực, tôi suy nghĩ rất đơn giản, tôi chỉ muốn lấy báo cáo xét nghiệm virus của cha tôi để xem rốt cuộc là âm tính hay là dương tính, lẽ nào cha tôi cũng không đáng bằng một con số của ĐCSTQ? Tôi gọi điện thoại đến bệnh viện để hỏi, nhưng bệnh viện chỉ trả lời là người đã chết rồi, anh còn cần kết quả gì nữa?!”

Trong đoạn video, người nhà của một bệnh nhân đã qua đời khác cũng tiết lộ rằng anh ấy đã bị công an gọi điện thoại quấy nhiễu ba lần. Công an vừa mở miệng liền hỏi mẹ anh ấy làm ở đơn vị nào, anh ấy đã trả lời là: “Mẹ tôi đã chết rồi.” Công an hỏi tiếp: “Anh làm ở đơn vị nào?” Anh ấy tức giận nói: “Chúng tôi không thể tự mai táng người thân của mình sao? Vì sao chúng tôi phải thông qua các anh hay những nhân viên công tác xã hội chứ? Quả thật các anh không có chút gì gọi là an ủi cho những người đã chết, cũng không có chút lòng trắc ẩn nào. Nếu đã là như vậy thì tại sao cần đến chi cục công an các anh gọi điện thoại cho tôi làm gì? Các anh gọi điện thoại cho tôi ba lần nhưng không hề tỏ ra thân thiết chút nào. Chúng tôi đã phạm sai lầm gì mà cần công an các anh đến trấn áp chúng tôi chứ? Tôi không cần biết dữ liệu của các anh là thật hay giả, nhưng ít nhất các anh (ĐCSTQ) cần có chút dũng khí sống tiếp để đối diện với người nhà của những người đã chết… Cho đến bây giờ, có lúc tôi đã khóc thật nhiều cho mẹ tôi và cho cả thành phố này…”

Tránh xa ĐCSTQ mới có thể sống khỏe mạnh và có được tình yêu đích thực.

Ngày 19 tháng 3, tác giả Josh Rogin của tờ “Washington Post” của Mỹ đã đăng tải bài viết kêu gọi mọi người phải phân biệt rõ ràng giữa người dân Trung Quốc và ĐCSTQ. Bài viết cho biết, các bác sĩ, nhân viên nghiên cứu và phóng viên Trung Quốc đã mạo hiểm mạng sống, thậm chí là đối diện với cái chết để chống chọi với virus và cảnh báo cho thế giới. Người Trung Quốc cũng là nạn nhân bị hại nghiêm trọng bởi ĐCSTQ. Cuối bài viết, tác giả còn nói rằng: “Hãy để chúng ta gọi con virus này là ‘virus Trung Cộng’ (virus ĐCSTQ). Danh hiệu này càng chuẩn xác hơn và nó chỉ khiến cho những kẻ xứng đáng với danh hiệu này cảm thấy khó chịu.”

Kể từ khi dịch bệnh lây lan trên toàn thế giới từ cuối năm 2019 cho đến hôm nay, các cách làm của ĐCSTQ để điều tra nguồn gốc của virus, che giấu dịch bệnh và dùng bạo lực duy trì ổn định v.v. đều nhận phải nhiều lời chỉ trích cả rong và ngoài nước. Hơn nữa, chúng còn mang lại cho chính đất nước Trung Quốc và các nước trên thế giới những tổn thất vô cùng nặng nề. Lật lại những trang sử bạo quyền của ĐCSTQ, chúng ta sẽ thấy nó là một bộ lịch sử nhuộm đầy máu của người dân Trung Quốc. Trong hơn một trăm năm thống trị của ĐCSTQ, tai họa tự nhiên do con người gây ra và những mối hiểm họa do ĐCSTQ đem đến không ngừng lập kỷ lục mới trong lịch sử nhân loại. Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, người dân không có cách nào để sống sót, nói lời chân thật bị biến thành “hành vi phạm tội”, tang sự trở thành hỷ sự và ca ngợi công đức của Đảng đã trở thành một chế độ bình thường.

Dù cho nhìn từ góc độ truy cứu trách nhiệm về dịch bệnh lần này, hay nhìn từ góc độ tà ác của ĐCSTQ thì cách gọi “virus Trung Cộng” không hề có ác ý gì. Cách đặt tên này vô cùng chuẩn xác và hợp lý bởi vì nó toát lên chuẩn tắc đạo đức.

Tạp chí “Sinh mệnh và An toàn” của Nga xuất bản kỳ 3 vào năm 2003 đã từng đăng tải bài viết “SARS — không chỉ đơn giản là virus”. Tác giả bài viết này là học giả Gubanov.B.B. Của Viện nghiên cứu quốc tế về sinh thái xã hội của nước Nga. Trong bài viết, ông ấy đã đưa ra một loạt các thí nghiệm và thực tiễn với kết luận khoa học độc đáo như sau: “Trên thực tế, virus là một loại sinh vật có mang theo tín tức về phương diện tinh thần và đạo đức, chỉ có một phần rất nhỏ trong chúng mới thuộc về phương diện sinh học như chúng ta đã biết, cho nên nền khoa học hiện đại chỉ đang chữa trị về phía mặt sinh học của virus, chứ không hề trừ sạch gốc rễ của virus.”

Tác giả bài viết chỉ ra rằng: “Bất kỳ căn bệnh nào cũng là kết quả của sự sụp đổ về phương diện đạo đức tinh thần của bệnh nhân, tiếp đến mới là sự tổn thương bên ngoài cơ thể. Nếu như cơ thể và đạo đức tinh thần của người ta đều khỏe mạnh thì sẽ thể hiện ra “thể hữu hình” chính diện, dù cho virus có xâm nhập thì chúng đều bị tiêu hủy rớt đi, từ đó khiến cho con người có thể bảo trì sức khỏe. Tuy nhiên, nếu như người đó phát ra “tư duy hữu hình” bất chính thì chỉ cần có một người mang theo virus đi gần anh ta hoặc chú ý đến anh ta, đều có thể khiến cho virus lây lan thông qua tư duy bất chính trong đại não.

Tác giả còn cho biết: “Đại não của con người lúc đang hoạt động có thể sản sinh ra một loại ‘thể hữu hình’, và loại tư duy hữu hình này được phân chia thành thiện và ác theo mặt chính diện và bất chính.”

Dịch bệnh Vũ Hán phát triển cho đến hôm nay, người ta đã phát hiện ra một chủng lộ trình lây nhiễm độc đáo của loại virus lần này. Rất nhiều người nhiễm bệnh đến từ các quốc gia, các khu vực và cá nhân có quan hệ gần gũi với ĐCSTQ. Ví dụ như, tiểu bang New York ở Mỹ là nơi tập trung những tập đoàn tài chính ở Phố Wall có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ, Iran là nước anh em với ĐCSTQ, Ý là quốc gia đầu tiên ủng hộ sáng kiến “Một vành đai, một con đường” của ĐCSTQ, ca sĩ opera Domingo nổi tiếng thế giới đã từng biểu diễn cùng với Tống Tổ Anh – người tình của lãnh đạo tiền nhiệm của ĐCSTQ, Thủ tướng Anh Johnson đã dẫn dắt nước Anh theo đường lối thân mật với ĐCSTQ… Ngược lại, những nơi ở gần với Trung Quốc và thường xuyên có qua lại xuất nhập cảnh như Hồng Kông và Đài Loan lại cho thấy kết quả tốt ngoài mong đợi trong đợt dịch bệnh lần này. Không khó để người ta phát hiện ra, những thanh niên Hồng Kông đã từng nhiều lần giương cao biểu ngữ “Trời diệt Trung Cộng” trong cuộc biểu tình phản đối Dự luật Dẫn độ, và dân chúng Đài Loan đã chọn dùng phiếu bầu trong cuộc bầu cử tổng thống để phủ nhận chính trị gia Hàn Quốc Du do ông ta có quan hệ không rõ ràng với ĐCSTQ.

Dịch bệnh lần này đang thay đổi lịch sử. Trong cuộc sống hiện thực, nhân loại thường quá tin vào “cái tôi” và lực lượng bên ngoài. Có lẽ đây cũng là chỗ thiếu sót và mê mờ của nhân loại.

Hãy nhìn rõ và tránh xa ĐCSTQ thì nhân loại mới có thể hiểu được tình yêu chân chính, mới có được sức khỏe và tương lai tươi sáng.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/4/14/【明慧特稿】錯愛-403808.html

Đăng ngày 18-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share