Trung Cộng không phải là Trung Quốc

Bài viết của Nhất Ngôn

[MINH HUỆ 13-04-2020] Trong dịch bệnh, hàng tỷ người trên toàn thế giới bị cấm không được đi ra ngoài, phải ở trong nhà để ngăn ngừa dịch. Trong số họ có những người đang học nấu ăn, có người tranh thủ nghỉ ngơi, hoặc rất nhiều người bận rộn làm việc tại nhà, cũng có rất nhiều người cảm thấy cô quạnh và lo lắng trong thời gian bị phong tỏa. Tại Trung Quốc Đại Lục, phần lớn người dân lánh mặt ở nhà, chỉ có dựa vào nhóm WeChat để có được thông tin bên ngoài, và tương tác với mọi người, thảo luận, tranh cãi… Lúc này mọi người mới phát hiện rằng, hóa ra trong nhóm tồn tại 3 quan điểm bất đồng và rất nhiều luận điểm xoay quanh nó.

Ba quan điểm mà mọi người thường nói đến là thế giới quan, giá trị quan và nhân sinh quan. Thế thì, nhiều cuộc thảo luận, tranh luận và xung đột nghiêm trọng ấy đều xoay quanh những vấn đề gì? Danh sách khá dài, sau đây là một số quan điểm mang tính điển hình trong số ấy:

1. Virus corona mới này phải chăng là âm mưu của Mỹ?

2. Cô Phương Phương, một nhà văn và blogger ở Vũ Hán, là người tốt hay người xấu?

3. Du học sinh nên hay không nên trở về nước?

4. Có phải nước Mỹ và Châu Âu sắp sụp đổ đến nơi?

5. Trung Quốc có nên giúp Mỹ?

6. Có phải việc đất nước chúng ta trở thành số 1 thế giới là trong tầm tay?

7. Có phải người ngoại quốc không đeo khẩu trang là tự tìm đường chết?

8. Quốc gia có nên phát tiền?

9. Số liệu quốc gia công bố có thật không?

10. Có nên dùng thuốc Trung Y hết hạn không?

11. Sắp tới có nên trữ lương thực không?

12. Có phải sắp thừa cơ thống nhất một hòn đảo nào đó không?

13….

Những người sống trong xã hội tự do có thể cảm thấy không nói nên lời sau khi đọc danh sách này, cũng không biết bắt đầu từ đâu, tư duy của người Trung Quốc sao mà kỳ quái đến thế? Không hợp thói thường? Không biết phân biệt đúng sai?

Kỳ thực người dân Trung Quốc vốn sinh ra không phải như vậy, đây đều do bóng ma của Đảng Cộng sản Trung Quốc đến từ phương Tây đã tẩy não người Trung Quốc trong thời gian dài gây ra. Dối trá là một bộ phận cốt lõi trong văn hóa đảng của Trung Cộng.

Hãy nhìn vào hai trường hợp kinh điển xoay quanh vấn đề lương thực:

1. “Sản lượng vạn cân trên một mẫu” là giả dối

Cư dân mạng chia sẻ một quyển sách với tiêu đề “Biện pháp kỹ thuật cho sản lượng bảy vạn cân trên một mẫu”, và chế giễu cái gọi là “Một cuốn sách quý làm giàu đã thất truyền mấy mươi năm ở chốn giang hồ”. Các thế hệ đã trải qua thảm họa trong cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, nhìn một cái liền biết cuốn sách này là sản vật trong thời kỳ “Đại nhảy vọt” nhằm tuyên truyền “vĩ đại, quang vinh, chính xác” của Đảng.

2020-4-11-i110912_03--ss.jpg

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc cướp chính quyền năm 1949, nó luôn ở trong nguy cơ về tính hợp pháp trong việc cầm quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua cải tạo tư tưởng, Tam phản, Ngũ phản, Trấn phản (Trấn áp phần tử phản cách mạng), Cải cách Ruộng đất, Túc phản (phong trào thanh trừng phản cách mạng), Phản cánh hữu v.v, cùng nhiều cuộc vận động chính trị khác. Tất cả những cuộc vận động này gây ra khủng hoảng triền miên và dưỡng thành thói quen không dám nói sự thật. Đại nhảy vọt chính là một bài dối trá của văn hóa đảng kết nối với hàng loạt bối cảnh xảy ra đằng sau nó.

Trong phong trào “Đại nhảy vọt” bắt đầu vào năm 1958, Trung Cộng đã làm ra những kế hoạch hoang đường như là “Toàn dân luyện thép”, “Sản lượng vạn cân trên một mẫu, sản lượng thép tăng gấp đôi, 10 năm vượt qua Anh, 15 năm vượt qua Mỹ”, rầm rầm rộ rộ. Cuộc vận động toàn dân luyện thép tạo thành sự lãng phí vô cùng to lớn về nhân lực, nguồn lực và tài lực, khiến nông nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng. Đến tháng 8 năm 1958, trong báo cáo sản lượng cao ngạch ở huyện Thọ Trương tỉnh Sơn Đông đã đề ra khẩu hiệu là “Người có gan càng lớn, đất đó càng có cao sản”.

Rốt cuộc thì kết quả của những lời tuyên truyền dối trá cùng với việc không ai dám nói sự thật là gì? Đó chính là nạn đói lớn trên cả nước, nhiều địa khu xảy ra hiện tượng người ăn thịt người.

Theo cuốn sách “Nạn đói lớn của Mao Trạch Đông: Lịch sử thảm họa của Trung Quốc 1958 – 1962” được xuất bản vào tháng 9 năm 2010 bởi Giáo sư Phùng Khách, Khoa Nhân văn của trường Đại học Hồng Kông, ông đã dùng 4 năm để đọc tất cả những dữ liệu bị phong tỏa trên toàn quốc, điều tra cuộc vận động Đại nhảy vọt đã tạo thành cái chết bất thường cho 45 triệu người Trung Quốc. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, Trung Cộng vẫn dùng cái gọi là “ba năm tai họa tự nhiên” (Trên thực tế, trong ba năm đó mưa thuận gió hòa, không hề xảy ra tai họa tự nhiên như lũ lụt lớn, hạn hán v.v.) để che đậy chân tướng của nạn đói lớn, Trung Cộng chưa bao giờ nhận lỗi, xin lỗi người Trung Quốc chứ đừng nói đến việc nhận tội hay bồi thường.

2. Nói dối rằng không thiếu lương thực

Đáp lại những nhận xét của Viên Long Bình, chuyên gia lúa lai nổi tiếng của Trung Quốc, một số người trào phúng và thở dài nói rằng “Làm chuyên gia tại Trung Quốc thật không dễ dàng gì”. Vì sao vậy?

2020-4-11-i110912_02--ss.jpg

Vào ngày 8 tháng 7 năm 2019, Viên Long Bình vừa công khai đưa tin trong tài khoản WeChat nhằm vào đề tài “Trung Quốc không thiếu lương thực?” của “Tin tức CCTV”. Viên Long Bình, Cựu Giám đốc Trung tâm nghiên cứu công nghệ kỹ thuật lúa lai quốc gia đã trích dẫn rằng: “Nước khác mà không bán, thì sẽ gặp rắc rối”, thời gian trôi qua, trôi qua. Đến ngày 9 tháng 4 năm 2020, trang mạng Nhân dân Nhật báo (People Daily) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chính thức đăng một bài trong “Nhật báo Khoa học và Công nghệ” với tiêu đề khá phẫn nộ rằng: “Viên Long Bình: Trung Quốc sẽ không xảy ra vấn đề thiếu lương thực, hoàn toàn có thể tự cung cấp”.

Bởi vì Đảng Cộng sản Trung Quốc đã dùng nhiều thủ đoạn nói dối và không có điểm mấu chốt, nên trong một thời gian ngắn khó chứng minh được rằng lời nói của ông Viên có tự mâu thuẫn không? Hay là Trung Cộng mượn danh nghĩa của ông Viên để tung ra lời dối trá khác? Rốt cuộc thì Trung Quốc thiếu hay không thiếu lương thực? Liệu việc xuất bản cuốn sách “Biện pháp kỹ thuật sản xuất 70.000 cân thóc trên một mẫu” có thiếu đạo đức không? Có lương tâm không?

3. Tại sao Trung Quốc có nhiều thuốc lá giả, rượu giả, sữa bột giả, thuốc giả, thương hiệu giả và khẩu trang giả đến như vậy?

Có thể là, mỗi ngày người Trung Quốc bị nhấn chìm trong những dối trá, rất nhiều vấn đề đã mất đi tiêu chuẩn cơ bản của thiện và ác, đúng và sai, và không còn ước thúc đạo đức nữa. Người dân từ vai trò là nạn nhân bị cưỡng chế nhận sự lừa dối trở thành người chủ động đi lừa dối, đó là một quá trình của sinh mệnh tiến dần tới con đường hủy diệt, mất đi lương tâm và đạo đức. Câu nói “Những điều mình không muốn thì đừng làm cho người khác” trở thành “Người không vì mình trời tru đất diệt.”

2020-4-11-i110912_04--ss.jpg

Thương hiệu cà phê Trung Quốc nổi tiếng “Luckin Coffee”, từng được ca ngợi là đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Starbucks, gần đây đột nhiên đưa ra một thông báo công khai rằng, một Ủy ban đặc biệt đã được thành lập để điều tra vấn đề gian lận thành tích nội bộ, CEO và một số nhân viên đã thừa nhận ngụy tạo thành tích đạt được 2,2 tỷ RMB (Nhân dân tệ), tương đương với 9,3 tỷ NTD (Đài tệ). Sau khi tin tức này truyền ra, đã khiến cho rất nhiều người Trung Quốc cảm thấy tức giận. Đối với vấn đề này, một vị Cựu Phó tổng giám đốc của Ngân hàng Thụy Sỹ chuyên đầu tư ngân hàng tại Trung Quốc đã chỉ ra rằng: “Bạn hãy nhìn vào bao nhiêu thứ giả và trống rỗng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, trong các cuộc họp dân sự và trong các văn kiện của chính phủ. Dối trá là nội dung cốt lõi của văn hóa Trung Quốc (Trung Cộng). Chẳng đúng nó là gì?”

Người Trung Quốc làm thế nào mới có thể thoát khỏi văn hóa dối trá của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đây là một vấn đề cấp bách cần giải quyết. Khi bị mắc kẹt trong đó, bạn sẽ bị lừa dối mà không tự biết, gian lận hại người mà không cảm thấy xấu hổ, lừa tới lừa lui khiến bản thân và Trung Cộng lẫn lộn với nhau; trong dịch bệnh do virus Trung Cộng gây ra, chẳng khác nào là bạn đang đặt cược mạng sống của chính mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2020/4/13/403746.html

Đăng ngày 17-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share