So sánh với Chính phủ do ĐCSTQ nắm quyền

Bài viết của Chung Thanh Dương

[MINH HUỆ 09-04-2020] Đối diện với đại ôn dịch virus Trung Cộng lần này, chính phủ nhiều quốc gia dân chủ đã nhanh chóng ban bố kế hoạch cứu trợ khẩn cấp cho người lao động có mức thu nhập thấp, doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ, và những nhóm quần chúng yếu thế nhất. Nó xuất phát từ cơ điểm trân quý sinh mệnh con người và tôn trọng người khác. Nó là giá trị phổ quát vì hạnh phúc của quảng đại quần chúng. Nhìn ngược lại, ĐCSTQ đã làm như thế nào?

Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp giàu lòng nhân ái đối với người dân Hoa Kỳ

Vào ngày 13 tháng 3, Tổng thống Trump tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia và kích hoạt làn sóng cứu trợ thứ nhất của chính phủ với nguồn quỹ giải cứu tai nạn của Chính phủ Liên bang trị giá 50 tỷ đô-la Mỹ. Trước đó, vào ngày 6 tháng 3, Tổng thống Trump đã ký tên vào dự luật nguồn quỹ khẩn cấp trị giá 8,3 tỷ đô-la Mỹ dùng cho nghiên cứu phát triển dược phẩm và vắc-xin.

Chính phủ Liên bang đã thương lượng với các công ty bảo hiểm ngay từ thời gian ban đầu về việc miễn phí tiến hành xét nghiệm virus trên quy mô lớn cho người dân, hợp tác với nhiều công ty tư nhân như Google, Walmart v.v. mở rộng sân bãi đậu xe trên phạm vi toàn quốc để người dân không cần phải xuống xe nhưng vẫn có thể tiếp nhận xét nghiệm một cách nhanh chóng.

Vào ngày 18 tháng 3, Tổng thống Trump đã ký tên thông qua “dự luật ưu tiên ứng phó dịch bệnh viêm phổi Corona cho các gia đình” và kích hoạt làn sóng cứu trợ thứ hai với khoản chi trả hơn 3 tỷ đô-la Mỹ từ Chính phủ Liên bang. Dự luật này sẽ bảo đảm cho mỗi người dân Mỹ có thể làm xét nghiệm ngay cả khi không có bảo hiểm y tế.

Một điểm nổi bật khác của dự luật là cứu trợ cho nhóm quần chúng yếu thế. Nó là nguồn tiền cứu trợ có thể cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, người cao tuổi, người thất nghiệp, nhân viên của những doanh nghiệp nhỏ có quy mô dưới 500 người, người nhiễm bệnh và bị cách ly, các bậc phụ huynh có con nhỏ cần trợ cấp do trường học đóng cửa, cứu trợ về lương thực và nhu yếu phẩm, bảo hiểm y tế, tiền lương cho những người nghỉ ốm có lương v.v.

Vào ngày 28 tháng 3, Tổng thống Trump đã ký tên cho dự luật cứu trợ trị giá 2,2 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Đây là làn sóng cứu trợ thứ ba, và cũng là dự luật kinh tế có giá trị cao nhất trong lịch sử cận đại của nước Mỹ. Ông Mitch McConnell, lãnh đạo Đảng Cộng Hòa của Thượng viện Hoa Kỳ cho biết: “Đây là một khoản đầu tư tương đương với thời chiến tranh của nước Mỹ.”

Dự luật này bao gồm 500 tỷ đô-la Mỹ dùng để trợ giúp những ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh, 350 tỷ đô-la Mỹ cung cấp cho các doanh nghiệp nhỏ và hỗ trợ ít nhất 100 tỷ đô-la Mỹ cho các bệnh viện.

Mục đích của dự luật là trực tiếp và nhanh chóng gửi tiền mặt đến hơn 90% người nộp thuế. Nó sẽ được ban hành nội trong vòng 3 tuần để thúc đẩy nền kinh tế và giúp đỡ những gia đình có thu nhập thấp và trung bình cùng các doanh nghiệp nhỏ trong nước Mỹ vượt qua khỏi tình cảnh khốn khó do dịch bệnh đem đến. Những cá nhân có mức thu nhập hàng năm thấp hơn 75.000 đô-la Mỹ sẽ được hỗ trợ trực tiếp 1.200 đô-la Mỹ cho mỗi người. Những cặp vợ chồng ở các gia đình có mức thu nhập hàng năm dưới 150.000 đô-la Mỹ sẽ được hỗ trợ 2.400 đô-la Mỹ và cộng thêm 500 đô-la Mỹ cho mỗi một trẻ nhỏ trong gia đình. Những hộ gia đình có 4 nhân khẩu chiếm phần lớn ở nước Mỹ sẽ được trợ cấp tối đa 3.400 đô-la Mỹ.

Khoản phúc lợi cứu trợ cũng bao gồm những người lao động phi truyền thống như người làm việc bán thời gian, các hộ kinh doanh cá nhân, nghề nghiệp tự do v.v.

Dự luật này đã thể hiện ra nét đặc trưng về chính sách hướng đến những người dân bình thường. Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ Mnuchin cho biết: “Chúng ta không cần phải gửi chi phiếu cho những người kiếm được 1 triệu đô-la Mỹ mỗi năm.”

Canada

Chính phủ Liên bang đã tuyên bố kế hoạch cứu trợ khẩn cấp trị giá tổng cộng 82 tỷ đô-la. Trong đó bao gồm 27 tỷ đô-la trực tiếp cứu trợ cho doanh nghiệp và người lao động, ngoài ra còn có kế hoạch trì hoãn thuế vụ 55 tỷ đô-la để giúp người dân vượt qua khỏi khó khăn về tài chính. Gói cứu trợ này chiếm khoảng hơn 3% GDP của Canada.

Trong đó có một danh mục “phúc lợi khẩn cấp” dành cho những công nhân nghỉ việc không lương ở nhà được nhận trợ cấp tối đa 900 đô-la Canada trong mỗi 2 tuần và có thể kéo dài trợ cấp lên đến 15 tuần. Những bậc phụ huynh chăm sóc con nhỏ ở nhà do trường học đóng cửa cũng có thể đăng ký xin trợ cấp. Ước tính có khoảng 2 tỷ đô-la Canada sẽ được dùng vào việc tăng trợ cấp phúc lợi cho trẻ em trên toàn quốc và nguồn tài chính bổ sung thêm cho phụ huynh nuôi con. Khoản vay tiền học sẽ được miễn lãi suất trong vòng 6 tháng. Đối với những người vô gia cư, chính phủ sẽ tăng ngân sách trợ cấp gấp đôi. Chủ doanh nghiệp nhỏ có thể nhận được khoản trợ cấp 10% tiền lương (tối đa là 25.000 đô-la).

Thủ tướng Canada Trudeau chỉ rõ: “Vào thời khắc này, việc làm duy nhất của chúng ta là đảm bảo cho mỗi người dân đều có thức ăn trong tủ lạnh và có nơi để ở, mỗi người đều có những dược phẩm cần thiết, chứ không phải là mạo hiểm bản thân mình ra ngoài để làm việc kiếm tiền. Nếu không có công việc thì sao? Nếu không trả được khoản vay thì sao? Những việc này sẽ do chính phủ đến trợ giúp.”

Anh

Chính phủ Anh hào phóng mở hầu bao tuyên bố kế hoạch cứu trợ tài chính chưa từng có tiền lệ trong lịch sử. Chính phủ chi 330 tỷ Bảng Anh để đáp ứng yêu cầu nguồn vốn tín dụng của các doanh nghiệp, hy vọng sẽ ngăn chặn được làn sóng sa thải nhân viên ở các ngành nghề do tác động mạnh mẽ của virus Trung Cộng.

Để bảo đảm việc làm, Chính phủ Anh sẽ chi trả 80% tiền lương vào các ngày nghỉ phép có lương cho nhân viên thay cho các chủ doanh nghiệp, bao gồm những nhân viên không thể đi làm do bị nhiễm virus, mỗi tháng trợ cấp tối đa 2.500 Bảng Anh (tương đương với 20.000 Nhân dân tệ). Việc chi trả này sẽ kéo dài trong ba tháng, tùy theo tình hình có thể sẽ tiếp tục kéo dài. Chính phủ không đặt giới hạn cho khoản cứu trợ này. Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh nói rằng, khoản trợ cấp này cho phép nhân viên vẫn giữ được việc làm của họ ngay cả khi chủ doanh nghiệp không thể chi trả tiền lương. Động thái này có thể duy trì việc làm cho hàng chục nghìn người, hoặc thậm chí là nhiều người hơn nữa.

Pháp

Theo báo cáo của “Wall Street Journal”, Chính phủ Pháp cam kết lập tức cung cấp khoản cứu trợ 45 tỷ Euro cho các doanh nghiệp và nhân viên bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Những người không đi làm cũng được trả 100% tiền lương.

Nhật Bản

Nhật Bản đã thực thi chính sách cứu trợ khẩn cấp có quy mô tương đương với 10% GDP của nước Nhật, chủ yếu dùng để giải cứu khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính phủ cũng có kế hoạch phân phát 200.000 đến 300.000 yên Nhật (tương đương với 20 nghìn Nhân dân tệ) bằng tiền mặt cho mỗi hộ gia đình có mức thu nhập thấp. Ngoài ra, chính phủ sẽ cho phát hành phiếu chiết khấu và phiếu mua hàng.

Đài Loan

Chính phủ Đài Loan cứu trợ 1 tỷ Đài tệ để chi trả tiền lương cho những người lao động nghỉ việc không lương. Thời hạn chi trả dài nhất có thể lên đến 3 tháng. Tổng thống Thái Anh Văn cam kết: “Người dân Đài Loan có thể nhận được xét nghiệm miễn phí. Trường hợp bị cách ly 14 ngày, chính phủ sẽ trợ cấp thực phẩm, nơi ở và chi phí chữa trị cho người dân. Cho nên sẽ không có người nào đi khám bác sĩ mà không đủ khả năng chi trả chi phí y tế.” Bà Thái Anh Văn nói rằng, chính phủ hoàn toàn có thể đảm bảo việc cung ứng nhu yếu phẩm cho cuộc sống nên mong rằng người dân không cần lo lắng, không cần phải tranh nhau về nhu yếu phẩm.

Hy Lạp, Úc, New Zealand v.v.

Các quốc gia này cũng thực thi cứu trợ khẩn cấp giàu lòng nhân ái đối với người dân.

Thế nhưng, quốc gia của ĐCSTQ đã làm được gì cho những người dân bị nhốt trong nhà không thể đi ra ngoài do lệnh phong tỏa? Người dân có lãnh được một xu cứu trợ nào không? Hàng trăm triệu lao động không có tiền lương trong vài tháng, ĐCSTQ có cho họ một xu cứu trợ nào không? Những người mất việc làm có nhận được một xu tiền cứu trợ nào không? Có bao nhiêu người được miễn tiền thuê mặt bằng? Không chỉ là không có trợ cấp, mà người dân còn phải quyên góp. Mỗi một Đảng viên quyên góp ít nhất 100 nhân dân tệ. Rất nhiều Đảng viên không hề cam tâm nhưng họ không dám không quyên góp.

Có người biện giải thay cho ĐCSTQ rằng: “Trung Quốc có 1,4 tỷ người, không thể bắt chước cách làm giống như nước ngoài.” Nhưng cũng có cư dân mạng chất vấn rằng: “Chẳng phải tổng số tiền nộp thuế của 1,4 tỷ người là một con số rất lớn sao? Lúc thu thuế của người dân thì các vị thấy không nhiều, lúc cần dùng cho người dân thì các vị thấy nhiều là sao!”

Còn có cư dân mạng đăng lên Twitter như sau: “Chính phủ Trung Quốc là chính phủ có nhiều tiền nhất trên thế giới, không ai sánh bằng, số tài sản ròng là 119 nghìn tỷ Nhân dân tệ. Là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và có đủ tự tin ném tiền đi khắp nơi, rốt cuộc vì sao Chính phủ Trung Quốc không bắt chước làm theo các nước ngoại quốc? Tôi kiến nghị Chính phủ Trung Cộng phân phát 10.000 Nhân dân tệ cho mỗi một người thuộc diện có thu nhập thấp trong nước.”

Cứu trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Nước Mỹ đưa ra dự luật cứu trợ trị giá 2,2 nghìn tỷ đô-la để cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp nhỏ, thực thi biện pháp giảm thuế, nhiều khoản vay không cần phải hoàn trả. Thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa Marco. Rubio cho biết nếu không làm như vậy thì các doanh nghiệp nhỏ sẽ đóng cửa một lượng lớn và tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao.

Thủ tướng Anh Johnson cam kết đối với những chỗ kinh doanh như các cửa hiệu không có bảo hiểm, quán bar và nhà hát v.v. có thể vay 25.000 Bảng Anh. Chính phủ Anh miễn thuế kinh doanh một năm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các chỗ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Nhìn lại các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc, kể từ tháng 12 sau khi dịch bệnh bùng phát, mọi nơi đều rơi vào tình trạng đình trệ trong vòng hai tháng. Đặc biệt là các ngành dịch vụ như bán lẻ, ăn uống, du lịch và giải trí v.v. đã bị ảnh hưởng nặng nề. Kênh truyền thông nói tiếng Đức có bài bình luận “Kế hoạch cứu trợ kinh tế của Bắc Kinh nằm ở đâu?” như sau: “40% các hộ gia đình Trung Quốc không cách nào chèo chống thêm 3 tháng nữa dưới tình trạng không có thu nhập. Một lượng lớn các doanh nghiệp rơi vào tình cảnh khốn khó… Nếu như các nước Âu Mỹ khi lâm vào tình cảnh dịch bệnh nghiêm trọng, mỗi quốc gia đều lần lượt đưa ra các chính sách nhằm bảo trợ nền kinh tế nước mình, thì Trung Quốc vẫn chậm trễ và không hề có động thái hành động gì“

Mọi nơi thúc đẩy quay trở lại làm việc, mặc dù cũng có đề ra các cách xử lý cứu trợ như miễn giảm thu thế, trả chậm bảo hiểm xã hội, phát trợ cấp công việc, cho vay lãi suất thấp v.v. nhưng những việc làm này rất hạn chế về mặt lợi ích, và không đạt được độ bao phủ toàn diện. Đối với số lượng doanh nghiệp có thể sụp đổ thì không thấm vào đâu. Hơn nữa, dưới thể chế hiện có của ĐCSTQ, khoản vay lãi suất thấp và trợ cấp khởi nghiệp sẽ tạo thành một vòng tìm kiếm thu thuế mới, mọi ưu đãi đều bị các bên liên quan lấy đi và sự bất công bình xã hội lan rộng.

Không trở lại làm việc nhưng vẫn phải trả tiền thuê mặt bằng khiến cho rất nhiều doanh nghiệp không cách nào sinh tồn được nữa. Từ các khu công nghiệp ở Đông Bắc cho đến Quảng Đông ở phía Nam, ở nhiều thành phố đã bùng phát các cuộc diễu hành kháng nghị giảm thuế cho doanh nghiệp. Một lượng lớn các doanh nghiệp phá sản do nguồn vốn bị đứt đoạn. Các ông chủ không thể trả lương, công nhân bị sa thải, làn sóng thất nghiệp lớn sẽ là mối hiểm họa lớn hơn. Sự phẫn nộ dồn nén của người dân sẽ là mối nguy hiểm cấp bách giống như núi lửa có thể phun trào bất cứ lúc nào.

Chăm lo cho nhóm quần chúng yếu thế

Có người nói, để đánh giá một quốc gia có lớn mạnh hay không thì người ta sẽ nhìn vào chỗ quốc gia đó chăm lo cho nhóm quần chúng yếu thế như thế nào. Kể từ khi dịch bệnh virus Trung Cộng bùng phát, người già, trẻ nhỏ, người tàn tật và người thất nghiệp là nhóm người chịu nhận ảnh hưởng lớn nhất. Chính phủ các nước dân chủ dũng cảm bước ra gánh lấy trách nhiệm bảo vệ nhóm quần chúng yếu thế nhất trong xã hội để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm virus và các xâm hại gián tiếp khác.

Theo kết quả thăm dò ý kiến người dân, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã có đến 1/5 số công nhân ở Mỹ mất việc làm. Những người thất nghiệp này có thể liên tục lãnh trợ cấp thất nghiệp tối đa 600 đô-la Mỹ mỗi tuần từ chính phủ trong vòng 4 tháng.

Theo quy định của Chính phủ Mỹ, ngân hàng ở mọi nơi phải cho phép người dân tạm thời không trả nợ. Các tiểu bang lần lượt cũng đề xuất rất nhiều cách xử lý cứu trợ như là không phạt tiền khi không đủ tiền thuê mặt bằng, không trả tiền mặt bằng tối đa một năm, tăng thêm số giường ở khu nhà ở dành cho những người vô gia cư.

Một cư dân mạng sống xa nhà ở Mỹ có đăng tải như sau vào ngày 19 tháng 3: “Tôi vừa lái xe vừa khóc trên đường trở về nhà bởi vì siêu thị ở nước Mỹ không tăng giá bán hàng mà ngược lại còn hạ giá.”

Đối diện với tai họa, nước Mỹ lấy việc chăm lo cho người già và trẻ em đặt lên vị trí đầu tiên. Trường học đều đóng cửa nhưng vẫn cung cấp miễn phí bữa ăn sáng và ăn trưa cho trẻ em dưới 18 tuổi từ thứ Hai đến thứ Sáu như trước đây.

Có một bà lão Hoa kiều đã tổng kết về chính sách ưu đãi cho người già của nước Mỹ như sau:

1. Bức thư của Cơ quan bảo hiểm y tế cho người già (Medicare) thông báo rằng chi phí xét nghiệm virus của bà sẽ được hoàn trả, bà không cần phải lo về việc tự mình không thể thanh toán chi phí xét nghiệm.
2. Các cửa hàng mở lối đi riêng cho chúng tôi để chúng tôi có thể tránh tiếp xúc đông người, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.
3. Nếu như cửa hàng không có lối đi riêng thì chúng tôi được ưu tiên trong vòng 1 giờ đồng hồ ngay sau khi cửa hàng mở cửa.
4. Vào buổi chiều hôm nay, tôi nhận được cuộc điện thoại từ nghị viên trúng tuyển trong khu vực nói rằng trong trường hợp cần được trợ giúp thì có thể gọi điện thoại cho anh ấy, hoặc vào trang mạng của anh ấy để được giúp đỡ.
5. Bảo hiểm an sinh xã hội và tiền lương hưu chính phủ ở từng tiểu bang cũng được chi trả cho nên không cần phải lo về việc không có tiền.

Tổng thống Pháp Macron vinh danh các nhân viên y tế là đối tượng cần được bảo hộ quan trọng. Các tỉnh ở nước Pháp đều thiết đặt chế độ kết hợp phục vụ để chăm lo cho con cái của những nhân viên đang phải ứng phó với nguy cơ dịch bệnh. Chính phủ Pháp cũng cung cấp viện trợ cho những người nghèo bị cách ly ở nhà và không thể đi làm.

Vì để ứng phó với dịch bệnh, có 1 tỷ Bảng Anh trong khoản ngân sách mới hàng năm của nước Anh được dùng để trợ giúp nhóm quần chúng yếu thế cần có phúc lợi. Trường học dành cho con cái của các nhân viên có công tác quan trọng và trường học chăm lo cho trẻ nhi đồng phải tiếp tục vận hành và đảm đương chức trách làm bảo mẫu quốc gia.

Nước Anh có 600 cửa hàng dành ưu tiên 1 giờ đồng hồ sau khi mở cửa cho người già và người tàn tật. Chuỗi siêu thị lớn và một số cửa hiệu bán thuốc cân nhắc ưu tiên giao hàng tận nơi cho người già và những người trong nhóm quần chúng yếu thế.

Bộ Y tế của Úc xác nhận trường hợp những người không có bảo hiểm y tế toàn diện như du lịch thăm thân, du học sinh v.v. nếu như nghi ngờ nhiễm bệnh viêm phổi Vũ Hán thì có thể được miễn trừ chi phí chẩn đoán khẩn cấp và nhập viên ở bệnh viện công lập.

Còn tại Trung Quốc do ĐCSTQ nắm quyền, người dân ở giai tầng thấp phải “trả giá” cho việc phòng ngừa dịch bệnh của Trung Cộng. Vũ Hán và Hồ Bắc có vô số bệnh nhân chết trên đường do không có nơi khám chữa bệnh, hoặc chỉ có thể chờ chết tại nhà. Có người phải tự sát trong sự tuyệt vọng, có người bị chết đói. Bi kịch xảy ra khắp nơi.

Đối với những hậu quả này, Chính phủ Trung Cộng chọn lấy thái độ thờ ơ lãnh đạm, không hề lên tiếng, ngược lại nó còn ăn mừng “phòng dịch thắng lợi” và ca hát nhảy múa trên xương máu của người dân.

Cưỡng chế phong tỏa thành phố và tự giác hạn chế đi lại

Trong tháng 3, Tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi chính phủ các nước phải đảm bảo nhân quyền cơ bản cho người dân vào lúc tăng cường cường độ phòng chống dịch bệnh.

Tổng thống Trump cũng nêu rõ, phòng dịch không thể chọn lấy cách làm nghiêm trọng hơn so với bản thân dịch bệnh. Ý tứ chính là không thể lấy việc xâm phạm nhân quyền và bất chấp cuộc sống của người dân để phòng ngừa dịch bệnh.

Để ngăn chặn bệnh dịch lây lan, nhiều tiểu bang ở Mỹ đã đi vào trạng thái “ở nhà tránh dịch”, nước Pháp đã công bố giờ giới nghiêm. Nhưng kiến nghị của chính phủ các nước và phong tỏa thành phố của Trung Cộng là hoàn toàn khác xa nhau.

Kiến nghị của Chính phủ Mỹ là thông báo người dân ở nhà, ngoài những hoạt động cơ bản thì người dân không cần ra khỏi nhà. Hoạt động cơ bản bao gồm ra ngoài mua nhu yếu phẩm, tiếp nhận chăm sóc y tế, chăm sóc người nhà hoặc vật nuôi v.v. Người dân cũng có thể ra ngoài tập thể thao nhưng phải giữ khoảng cách 1,8 mét với người khác. Cấm chỉ tiến hành bất cứ loại hình tụ tập nào ở trong nhà hay ngoài phố. Bởi các duyên cớ về tố chất công dân và lý niệm đạo đức cho nên đa số người dân đều biết tự kỷ luật. Nó khiến cho biện pháp hạn chế đi lại của chính phủ được thực thi tốt.

Từ chối tuân thủ quy định “ở nhà tránh dịch” được xem là vi phạm nhẹ. Tuy nhiên, cảnh sát địa phương ở San Francisco cho biết mục đích của cảnh sát chỉ là nhắc nhở người dân, chứ không phải là bắt bớ người dân.

Đối chiếu với cách thức cưỡng chế phong tỏa thành phố của Trung Cộng: có người bị bắt vì không đeo khẩu trang, có cảnh sát khóa cửa nhốt người bị nghi nhiễm bệnh trong nhà. Dưới tình huống người dân thành phố Vũ Hán chưa kịp chuẩn bị, tất cả các ngôi nhà đều bị phong tỏa tầng lầu không cho phép ra ngoài. Trong nhà không có gì để ăn, tiền tiêu cũng không còn, chính phủ bán rau cho người dân với giá cắt cổ, người dân phải đối diện với nguy cơ chết đói. Hình thức phong tỏa loại này tuy là có hiệu quả ức chế sự lây lan của dịch bệnh nhưng sẽ tạo nên hiểm họa phát sinh về thiếu hụt lương thực và dược phẩm, gây ra khủng hoảng lớn cho người dân.

Nhiều chuyên gia trên thế giới cho biết: Để đạt được hiệu quả phòng ngừa dịch bệnh, nhân quyền cơ bản và sự tôn nghiêm của con người không nên bị tước đoạt. Trung Quốc có thể chế chính trị rất đặc biệt, những cách xử lý cực đoan như phong tỏa toàn diện và cách ly cưỡng chế nghiêm ngặt của họ đã thể hiện rõ ràng việc xâm phạm nhân quyền. Các quốc gia khác khó lòng hiểu nổi và không thể nào bắt chước làm theo. Nhiệm vụ của chính phủ là những người lãnh đạo có thể khiến cho người dân tin tưởng và duy trì hạnh phúc cho quảng đại quần chúng.

Công khai minh bạch về dịch bệnh, chính phủ tiếp nhận sự giám sát của xã hội

Tổng thống Trump 74 tuổi cùng với Phó tổng thống Mike Pence tham dự họp báo truyền hình trực tiếp 7 ngày trong tuần để báo cáo tình trạng dịch bệnh hàng ngày cho dân chúng và trả lời các câu hỏi cũng như các vấn đề khó khăn cho phóng viên của các kênh truyền thông.

Nước Anh cũng mở các cuộc họp báo mỗi ngày, Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ tài chính tự mình trả lời các câu hỏi của phóng viên.

Đài Loan không phong tỏa thành phố, cũng không phong tỏa tiểu khu nhưng cách phòng dịch của Đài Loan rất thành công và trở thành hình mẫu phòng ngừa dịch bệnh cho các quốc gia. Chính phủ Đài Loan đã sớm chủ động triển khai và thông báo sự thật cho người dân. Họ vận dụng cơ sở dữ liệu lớn kết hợp với kỹ thuật nền tảng mạng để làm rõ thông tin, cách làm này đã khiến cho đông đảo dân chúng tham gia và phối hợp.

ĐCSTQ vì để che đậy sự thật về số người nhiễm bệnh và số người tử vong nên không ngừng xóa và chặn các bài đăng, bắt bớ người, kiểm soát và đàn áp dư luận nghiêm ngặt đối với người dân Trung Quốc. Quy định cực kỳ vô lý là chỉ có cơ quan chính quyền mới có quyền công bố dịch bệnh, không cho phép các cá nhân truyền đi những tin tức chân thật ngay nơi mình ở, nhiều phóng viên quần chúng đã bị mất tích vì truyền đi những báo cáo chân thật.

Đối diện với dịch bệnh, nhiều địa phương ở nước Mỹ bắt đầu phóng thích tù nhân, bao gồm những tù nhân phạm tội nhẹ và những phạm nhân có vấn đề về sức khỏe. Đến cả Iran cũng đã phóng thích 70.000 nghìn tù nhân để tránh lây nhiễm tập thể.

Nhưng tại quốc gia do ĐCSTQ nắm quyền, theo thống kê tin tức của Minh Huệ Net, trong tháng 2 là thời điểm dịch bệnh hoành hành nghiêm trọng, tại 26 tỉnh thành, các khu tự trị và 100 thành phố trực thuộc trung ương, cảnh sát đã bắt giữ phi pháp hơn 280 học viên Pháp Luân Công, quấy nhiễu 133 học viên, trong đó có 25 học viên là người già 65 tuổi trở lên. Những học viên này có tội gì đây? Chỉ vì họ có thiện ý nói với mọi người phương thuốc cứu chữa và lời phúc âm bảo bình an lúc gặp đại ôn dịch.

Kết luận

Tóm lại, đối diện với dịch bệnh, ĐCSTQ không nghĩ đến sống chết của người dân, càng không nghĩ đến dư luận xã hội và cảm thụ trong tâm của quần chúng. Nó chỉ biết một việc duy nhất là đảm bảo sự ổn định chính quyền của nó trong trận đại ôn dịch, cho nên nó chú trọng kiểm soát người dân và tin tức, bảo vệ thắng lợi của ĐCSTQ hơn là bảo vệ mạng sống cho người dân. ĐCSTQ đã đi đến thời khắc trước ngày diệt vong.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2020/4/9/403583.html

Đăng ngày 12-04-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share