[MINH HUỆ 09-12-2019] Trên thế giới có 7 tỷ người, từ dân thường cho đến nguyên thủ quốc gia. Hãy thử suy ngẫm về lời nói và hành động của mỗi người.

Ai có thể sánh được với Sư phụ Lý? Học thuyết của ai có thể sánh được với Chân-Thiện-Nhẫn? Có ít nhất 100 triệu người trên thế giới tin vào lời nói và hành động của Sư phụ.

Thế nhưng, đôi lúc, ngay cả khiến 10 người tin vào một người trong chúng ta dường như là điều không thể! Vì vậy, chúng ta nên tin vào Sư phụ hay làm theo quan niệm và ý kiến của chính mình?

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã bức hại Đại Pháp hơn 20 năm qua. Trong giai đoạn này, những điều Sư phụ giảng là rất nhiều và rộng lớn.

Có những học viên cảm thấy Pháp mà Sư phụ giảng sau này rất khác so với những điều Ngài giảng ở những giai đoạn trước. Có người nghĩ rằng, mười mấy năm trước, Sư phụ đã liên tục giảng rằng cuộc bức hại sắp kết thúc, nhưng hơn mười năm đã trôi qua mà vẫn chưa thấy kết thúc.

Có người nghĩ, hơn mười năm trước, Sư phụ đã giảng, ngay cả những đệ tử Đại Pháp từng đi về phía phản diện trong cuộc bức hại cũng sẽ được lên thiên thượng. Tuy nhiên, Pháp mà Sư phụ giảng sau này khiến họ nghĩ những học viên này sẽ có kết cục bi thảm, và [những học viên] tu không thành cũng sẽ vô cùng đau khổ.

Tu luyện thật gian khó! Người như thế nào mới có thể có tín tâm kiên định? Vào thời khắc khó khăn nhất, bạn sẽ một lòng theo Sư phụ hay đi theo những quan niệm và tư tưởng của bản thân?

Những điều Sư phụ giảng vẫn đang khảo nghiệm tín tâm của chúng ta. Nếu không tin những chân tướng căn bản trong đó thì đều là uổng công. Chẳng phải chúng ta đã được giảng rằng giai đoạn “cuối cùng” của vũ trụ là diệt sao? Thành-trụ-hoại-diệt là bốn giai đoạn của vũ trụ. Giai đoạn cuối cùng là diệt; người thường có biết được giai đoạn này là dài phi thường không?

Giai đoạn “cuối cùng” này sẽ diễn ra trong bao lâu tại nhân gian? Điểm cuối của 300 năm triều đại nhà Thanh được gọi là “giai đoạn cuối cùng”. Thiên tai, ngoại xâm, tai ương dưới triều đại này vẫn tiếp tục diễn ra gần 100 năm nữa sau khi người ta bắt đầu cho rằng nhà Thanh đã đến giai đoạn cuối cùng. Cho đến vài thế hệ sau đó, triều đại nhà Thanh vẫn chưa sụp đổ.

Triều đại tồn tại lâu nhất trong lịch sử Trung Quốc là nhà Chu, kéo dài hơn 800 năm. Người ta có biết mất bao lâu nhà Chu mới giải thể không? Quá trình giải thể của nó mất hơn 500 năm! Hãy hình dung mà xem, trong thời gian đó đã xảy ra bao nhiêu tai ương, loạn lạc!

Thời kỳ này còn được gọi là thời Xuân Thu và Chiến Quốc. Thời Chiến Quốc bắt đầu vào năm 476 trước Công nguyên và kéo dài hơn 200 năm.

Giai đoạn cuối cùng này thật là dài! Xuyên suốt các thời đại, đã có những thời kỳ ngắn dài khác nhau và hình thức khác nhau của “giai đoạn cuối cùng”. Chúng ta chỉ mới trải qua vẻn vẹn hơn 20 năm; vậy mà, có người cho rằng thời gian như thế đã là lâu dài.

Cơ Đốc giáo bị bức hại hơn 300 năm mới kết thúc. Các tín đồ Cơ Đốc giáo có cho rằng thời gian đó dài chăng?

Những tín đồ Cơ Đốc giáo mới sinh ra đã bị bức hại suốt cả cuộc đời. Bao nhiêu thế hệ đã như thế!

Sau khi Chúa Jesus phục sinh, dưới ảnh hưởng của một thần tích lớn như vậy, người La Mã cổ đại vẫn tiếp tục bức hại Cơ Đốc giáo. Sau khi hoàng đế La Mã cổ đại chết vì bị báo ứng vì bức hại Cơ Đốc giáo, các hoàng đế đời sau vẫn tiếp tục bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo.

Trong trận đại ôn dịch, xác chết chất chồng khắp nơi, nhưng người La Mã cổ đại vẫn bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo. Ba đại dịch xảy ra ở Rome và một nửa dân số đã chết. Có những thành phố chết sạch.

Cả mấy thế hệ của những người bức hại các tín đồ Cơ Đốc giáo đều đã chết hết, con cháu của họ cũng đều đã chết. Vậy mà cuộc bức hại vẫn không chấm dứt, mãi đến hơn 300 năm sau mới chấm dứt. Các đệ tử Đại Pháp có thể bảo trì chính tín nếu cuộc bức hại kéo dài lâu đến vậy không? Chỉ những người chân tu và thực sự tín Pháp mới có thể tiếp tục tu luyện.

Có bao nhiêu người không phải là đệ tử chân tu đã bị đào thải trong hơn 20 năm bức hại?

Người ta rốt cuộc tin vào Sư phụ hay vẫn tin vào quan niệm của bản thân, sự khác biệt này thực sự là ranh giới giữa chân tu và giả tu.

Vũ trụ có quá nhiều hiện tượng phức tạp. Như nói đến đào thải. Nào ai biết có bao nhiêu cấp độ đào thải? Có vô số cấp độ đào thải, bắt đầu từ hình thần toàn diệt ở tầng thấp nhất. Ai biết có bao nhiêu cấp độ hình thần toàn diệt?

Là đệ tử Đại Pháp nỗ lực tiến bước trong tu luyện, người ấy sẽ đạt đến tầng nào? Người đó có thể tồn tại ở nhiều tầng thứ vì đó vốn là sinh mệnh tồn tại ở nhiều không gian. Chủ nguyên thần của mỗi học viên sẽ có các trạng thái khác nhau tùy theo bản chất của mỗi người.

Ai biết được những tình huống phức tạp này? Nếu bạn không biết, bạn sẽ nghĩ: “Tại sao Sư phụ giảng Pháp mâu thuẫn như vậy?” Thực ra, chính là do nhìn không thấy, lý giải không tới chân tướng ở tầng cao hơn mà tạo thành hiểu lầm như vậy. Đại Pháp đối ứng với toàn thể vũ trụ. Vũ trụ phức tạp bao nhiêu thì Đại Pháp phức tạp bấy nhiêu.

Ngẩng đầu nhìn trời, đâu đâu cũng là ánh sao; tới gần lại thấy ánh sao hóa ra là cả một thiên hà khổng lồ; nhìn kỹ hơn nữa, lại thấy vô số thiên hà tối và các vật chất giữa các thiên hà.

Đó chẳng phải là giống với tình huống của một người sao? Nhìn thì là một người, nhưng phóng to mà nhìn lại không phải là hình người nữa. Phóng lên nữa thì trông sẽ như thế nào? Sẽ có bao nhiêu hình thức biểu hiện? Khi đạt đến viên mãn (giác ngộ) thì sao? Thân thể người có vô số lạp tử, vô số thể sinh mệnh.

Sự viên mãn của những lạp tử và thể sinh mệnh này phức tạp ra sao? Biểu hiện khác nhau rất nhiều. Khi không hiểu được những tình huống này, người ta sẽ thắc mắc tại sao mỗi lúc lại nói một kiểu, tại sao lại mâu thuẫn như thế. Nhưng đây là do nhận thức của người ta còn hạn hẹp; người ta chỉ lý giải được sự việc từ góc nhìn của chính mình.

Theo thời gian, các bài giảng của Sư phụ cũng đi từ nông cạn đến thâm sâu. Cái nông cạn có thể tồn tại ở không gian này, còn cái thâm sâu hơn lại có thể tồn tại ở không gian khác, không gian rất cao. Nó có thể liên quan đến những bộ phận khác nhau của cùng một không gian, giống như địa lý, cảnh quan và phong tục trên thế giới này, nơi này lại khác nơi kia.

Khi đối chiếu các bài giảng khác nhau, có người có thể nghĩ: “Tại sao lại khác nhau đến vậy, thậm chí có vẻ mâu thuẫn?” Chúng ta thực sự không thể so sánh những biểu hiện khác nhau này.

Khi một bài giảng là về Pháp ở nơi nào đó tại tầng không gian bề mặt, và một bài giảng khác động chạm đến khía cạnh vi quan của một hiện tượng nào đó thì chẳng phải sẽ khó lý giải hơn sao? Nhiều học viên cho rằng có sự khác biệt lớn giữa bài giảng trước và sau của Sư phụ là do nhận thức của chính mình chưa đến chỗ đó.

Tại sao bạn không tín Pháp từ căn bản? Tu luyện là quá trình loại bỏ giả tướng và giữ lại chân tướng. Một người tin vào Sư phụ hay tin vào phán đoán của bản thân họ phản ánh trí huệ và chính tín của người đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/9/396812.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2020/1/21/182266.html

Đăng ngày 26-01-2020; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share