Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ tại Sydney, Úc

[MINH HUỆ 10-12-2019] Sau buổi chiếu phim tài liệu Thư từ Mã Tam Gia lần đầu tiên tại Nhà hát Quốc hội New South Wales ở Sydney, Australia vào cuối tháng 10 vừa qua, nhiều khán giả đã đề nghị các học viên Pháp Luân Công địa phương tổ chức thêm các buổi chiếu cho bộ phim tài liệu có sức ảnh hưởng rất lớn này.

Thư từ Mã Tam Gia kể về câu chuyện của một học viên Pháp Luân Công, ông Tôn Nghị, người đã viết thư cầu cứu và đặt nó bên trong các đồ trang trí Halloween mà ông phải làm trong một trại lao động cưỡng bức khét tiếng ở Trung Quốc. Một phụ nữ ở Hoa Kỳ đã tìm thấy lời cầu cứu đó sau khi cô mua đồ trang trí Halloween tại siêu thị Walmart địa phương. Cô liền đăng một bức ảnh của bức thư lên trang thông tin xã hội của mình, và nó đã trở thành tiêu điểm của truyền thông quốc tế.

Hai buổi chiếu bổ sung của bộ phim đã được tổ chức tại Nhà hát Mitchell ở trung tâm thành phố Sydney vào hai thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 và ngày 6 tháng 12 năm 2019. Nhiều thành viên có ảnh hưởng của các cộng đồng cư dân Sydney đã tham dự và thảo luận về tầm quan trọng của việc cần có hành động phản đối các vi phạm nhân quyền vẫn đang diễn ra ở Trung Quốc dưới [sự lãnh đạo] của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

712898393e770b7417dcf6319b7f3205.jpg

Buổi chiếu phim Thư từ Mã Tam Gia tại Nhà hát Mitchell ở Sydney

Nhiều khán giả đã rơi lệ trong hai buổi chiếu này và nhiệt tình tham gia vào phiên hỏi đáp sau mỗi buổi chiếu.

Các khán giả đã bình luận về cách bộ phim phơi bày những tội ác mà ĐCSTQ gây ra, đồng thời biểu lộ ý chí của các học viên Pháp Luân Công trong việc bảo vệ công lý. Nhiều người trong số họ đã đề nghị kêu gọi chính phủ Úc lên án các tội ác và vi phạm nhân quyền của ĐCSTQ.

536983882dde9a8cd762164a57c885ef.jpg

Phiên hỏi đáp

Bộ phim tiết lộ “tội ác không tưởng” của ĐCSTQ

120af466c8ea35af4e755ae93b179bcf.jpg

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa, phó Giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney

Tiến sỹ Phùng Sùng Nghĩa cho biết bộ phim thành công và cảm động, và kể về một câu chuyện có thật của một người thực. Ông thấy bộ phim tài liệu này là một cách hiệu quả để nâng cao nhận thức cho nhiều người hơn nữa về cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc.

Ông nhận xét: “Nó thể hiện tội ác không tưởng của chế độ cộng sản Trung Quốc, cũng như quyết tâm của các học viên Pháp Luân Công trong việc đấu tranh cho công lý.”

Nghiên cứu hiện tại của Tiến sỹ Phùng tập trung vào những thay đổi về chính trị và trí tuệ ở Trung Quốc hiện nay. Ông cũng tìm hiểu về sự đề cao nhận thức về nhân quyền của người dân Trung Quốc, cũng như các lực lượng thúc đẩy một nền dân chủ lập hiến. Ông Phùng còn là giáo sư kiêm nhiệm của Đại học Nam Khai nổi tiếng ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Ông nói thêm: “Những trại lao động này vẫn đang tồn tại, và cuộc bức hại vẫn đang tiếp diễn dưới các hình thức khác. Mặt tối của nó là họ có thể giam cầm người dân mà không phải trải qua bất kỳ phiên tòa hay quy trình xét xử nào.”

“Không chỉ các học viên Pháp Luân Công, mà cả người Duy Ngô Nhĩ và phật tử Tây Tạng đang bị bức hại cũng đáng được nhận sự ủng hộ tích cực hơn từ chính phủ và người dân Úc.”

Ông cho biết: “Chính phủ và người dân Úc cũng có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết trong việc ủng hộ các phương tiện truyền thông như Thời báo Đại Kỷ Nguyên (The Epoch Times) v.v. truyền đạt sự thật ra thế giới, bởi nhiều thông tin hiện đang được che giấu dưới sức mạnh kinh tế của Đảng Cộng sản Trung Quốc,”

75953bffbe3d63d4235b60a103d663bf.jpg

Ông Quang Lưu, cựu Giám đốc Đài SBS

Ông Quang Lưu nhập cư vào Úc năm 1975 với tư cách là người tị nạn từ Việt Nam. Trước khi Sài Gòn rơi vào tay Đảng Cộng sản, ông từng là một nhà ngoại giao cao cấp của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, thường trú tại London, Úc và Hague .

Sau khi xem xong bộ phim Thư từ Mã Tam Gia, ông chia sẻ: “Ở một phương diện nào đó, tôi cảm thấy buồn khi thấy bộ phim này khẳng định lại những điều tôi đã biết. Đối với tôi, nó không phải là mới, nhưng chắc chắn rằng việc truyền rộng câu chuyện này tới nhiều khán giả hơn nữa là rất quan trọng.”

Sau khi di cư sang Úc, ông Quang Lưu trở thành luật sư người Việt Nam đầu tiên tại đây, và sau đó ông làm Giám đốc Sở Di trú Úc. Rồi ông làm Giám đốc Đài SBS trong 17 năm.

Ông nói: “Tôi muốn chúc mừng những người đã tham gia sản xuất bộ phim xuất sắc này. Tôi tự hỏi liệu thể loại phim này có được chiếu ở Trung Quốc không – Tôi nghĩ là không – nhưng điều tốt nhất có thể làm là trình chiếu nó bên ngoài Trung Quốc để mọi người hiểu được thực trạng này và thể hiện quan điểm của họ. Chúng ta có thể giúp truyền thông điệp này đến những người không biết đến tình trạng đó.”

Truyền rộng thông điệp

91b03a8a900162ad0340c5792f11f954.jpg

Ông Paul Fcar, quản lý chung của TFP Úc (Truyền thống, Gia đình và Tài sản)

Ông Paul Fcar là quản lý chung của TFP Úc (Truyền thống, Gia đình và Tài sản), một tổ chức phi lợi nhuận của Cơ Đốc giáo. Ông tham dự buổi chiếu phim này vì ông biết về các vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, kể cả nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công. Ông hy vọng nhiều người ở Úc sẽ hành động để trợ giúp chấm dứt những tội ác này.

Ông cho biết: “Sau khi xem bộ phim, tôi đã hiểu rõ hơn về chế độ tà ác này. [Nó] đối xử với người dân như nô lệ, ngược đãi họ, kiếm tiền từ sự đau khổ của họ, đàn áp và hành hạ họ theo ý muốn.”

Ông phát biểu: “Chúng ta cần làm mọi việc có thể để cho bạn bè, người thân và đồng nghiệp nhận thức được những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Chúng ta không đối phó với một chính quyền bình thường. Chúng ta đang đối mặt với một tổ chức tội phạm đã điều hành quốc gia đó từ năm 1950.”

Chính phủ Úc cần lên án ĐCSTQ

74cf2da2e9518a03be65c7ed3465933d.jpg

Ông Hồ Dục Minh (John Hugh), người phát ngôn của Liên minh Giá trị Úc

Ông Hồ Dục Minh (John Hugh) là người phát ngôn của Liên minh Giá trị Úc, một nhóm ủng hộ việc chấm dứt ảnh hưởng của ĐCSTQ tại Úc. Ông sinh ra ở Trung Quốc và là cựu Ủy viên Hội đồng Thành phố Parramatta. Năm ngoái, ông đã trở thành tiêu điểm của quốc gia khi bị từ chối nhập cảnh vào Thượng Hải khi đi du lịch với mẹ. Chuyến đi của họ nhằm đưa tro cốt của bố ông về quê hương.

Ông nói: “Chủ đề của bộ phim rất quen thuộc với tôi. Tôi có thể hình dung những gì đã xảy ra. Nhưng khi ai đó thực sự kể lại những trải nghiệm của họ, về những đau khổ mà họ đã trải qua cho chúng ta, điều đó vẫn rất xúc động, bởi vì hầu hết chúng ta không có bất kỳ trải nghiệm trực tiếp nào.”

Ông cho biết nhiều người ở Úc dù thấy những điều đang xảy ra ở Trung Quốc nhưng lại cảm thấy không liên quan đến vì điều đó dường như ở rất xa, vậy nên nhiều người không quan tâm. Ông nói: “Họ vẫn không thể tưởng tượng được sự tàn ác của ĐCSTQ.”

Ông nói chính phủ Úc cần tiến lên và lên án những tội ác của chính quyền Trung Quốc. Ông nhận xét: “Việc chính phủ Hoa Kỳ thông qua dự luật Hồng Kông là một khởi đầu tốt. Tại sao chính phủ Úc không có hành động tương tự? Chúng ta cần nâng cao nhận thức cho nhiều người để họ biết sự thật. Tôi cho rằng những buổi chiếu phim như thế này là một cách rất hiệu quả để truyền tải sự thật.”

d96f1b8e38be7cde247288305e8331f8.jpg

Bà Fatimah-Abdulghafur đến từ cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Sydney

Bà Fatimah-Abdulghafur, một thành viên của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ tại Sydney, tin rằng gia đình bà ở Tân Cương, Trung Quốc, đang bị giam trong một trại tập trung. Bà đã không thể liên lạc với các thành viên gia đình của mình trong hơn một năm nay.

Bà nói: “Tôi đã xem bộ phim tài liệu này. Vô cùng cảm động, thương tâm, và nó cũng rất đúng nữa. Việc này không chỉ xảy ra trong quá khứ, mà ngay bây giờ nó vẫn đang diễn ra. Tình huống mà các học viên Pháp Luân Công trong phim đã trải qua rất giống với cảnh ngộ của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc hiện nay.”

Bà nhấn mạnh: “Chúng ta cần kêu gọi chính phủ Úc hành động mạnh mẽ hơn đối với các vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chúng ta nên có nhiều buổi chiếu phim như thế này để nâng cao nhận thức và cho nhiều người hơn biết đến các vi phạm nhân quyền của chính phủ Trung Quốc.”

Bà kêu gọi tất cả người dân Úc hãy tiến lên và cùng giúp đỡ. Bà nói: “Nếu bạn hành động, bạn sẽ nhận được kết quả. Nếu không, bạn sẽ chẳng được gì.” Bà nói thêm rằng mọi người cần bảo vệ quyền của mình và việc giúp đỡ các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tại Trung Quốc sẽ có lợi cho tất cả chúng ta.

Chúng ta nên ưu tiên các vấn đề nhân quyền trong thương mại

ec5e661c0b2a174b0b77e4b54dab0571.jpg

Ông Chinh Dang, Chủ tịch Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (HRRF) tại Úc

Ông Chinh Dang, Chủ tịch Tổ chức Yểm trợ Nhân quyền (HRRF), một tổ chức nhân quyền của Việt Nam, đã tham dự buổi chiếu.

“Bộ phim đã gây ấn tượng sâu sắc với tôi. Chúng ta có thể thấy rằng, vài tháng trước, truyền thông thế giới đã điều tra các cuộc xâm lược thầm lặng bằng cách sử dụng quyền lực mềm tại các nước phương Tây. Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng.”

“Hy sinh nhân quyền để đổi lấy thương mại, tôi nghĩ chúng ta cần xem xét lại. Bởi vì chính phủ Trung Quốc giàu có và có thế lực, chúng ta cần phải cảnh giác.”

“Chúng ta nên ưu tiên các vấn đề nhân quyền hơn thương mại. Nếu mỗi người trong chúng ta có thể hành động để chống lại những vi phạm nhân quyền này, chúng ta nên thực hiện.”

“Sáu tháng trước cuộc biểu tình ở Hồng Kông, mọi người đã nhận ra bản chất thực sự của ĐCSTQ. Vấn đề lớn nhất hiện nay chính là Đảng Cộng sản Trung Quốc. Chừng nào Đảng Cộng sản Trung Quốc còn tồn tại, những vấn đề đó sẽ vẫn còn.”

Ông cho biết: “Chúng tôi sẽ cố gắng tổ chức chiếu bộ phim này cho cộng đồng người Việt. Bộ phim là cách hiệu quả nhất để truyền tải thông điệp đến khán giả, và nhiều người hơn nữa có thể ủng hộ các bạn.”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2019/12/10/396880.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2019/12/17/181129.html

Đăng ngày 19-12-2019; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share